Dạy thể dục theo hình thức câu lạc bộ có được tính là tiết dạy?
Giáo viên giáo dục thể chất được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Bà Phạm Thị Minh Phương (Thừa Thiên Huế) phản ánh, theo quy định thì lớp 1 sẽ có 2 tiết thể dục/tuần, nhưng do giáo viên thể dục chưa đủ tiết theo định biên nên nhà trường tăng thêm 1 tiết thể dục, gọi là tiết câu lạc bộ, trong tiết này nội dung giảng dạy tùy theo giáo viên, không bắt buộc dạy nội dung theo chương trình).
Bà Phương hỏi, tiết này có được tính tiền thể dục thực hành hay không?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Chế độ bồi dưỡng đối với giáo viên thể dục thể thao được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 1% mức lương tối thiểu chung cho 1 tiết giảng thực hành.
Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo viên giáo dục thể chất được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Do đó, nếu bà Phạm Thị Minh Phương được nhà trường phân công giảng dạy thực hành môn thể dục theo hình thức câu lạc bộ thì được hưởng chế độ của giáo viên dạy thực hành theo quy định.
Giáo viên giáo dục thể chất: Bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới
Nhiều giáo viên giáo dục thể chất đã chủ động đổi mới giảng dạy để bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới.
Video đang HOT
Giờ học của sinh viên Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh. Ảnh: NVCC
Chủ động đổi mới, sáng tạo
Cô Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh, cần đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa theo mục tiêu của bài học trong suốt quá trình học tập bằng các câu hỏi và bài tập. Đặc biệt, cần hình thành và phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa học sinh.
Là giáo viên Giáo dục thể chất, Trường THCS Thanh Hồng (Thanh Hà, Hải Dương), cô Nguyễn Thị luôn chủ động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm bắt nhịp với chương trình mới.
Theo đó, cô đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao cho học sinh, giúp các em xây dựng nếp sống lành mạnh, giáo dục đạo đức, ý chí, bước đầu giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động thường ngày.
Đồng thời, sử dụng hợp lý các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích việc kết với âm nhạc, phù hợp làm "nền" tạo không khí vui tươi, hưng phấn, sự đam mê, yêu thích cho học sinh, sinh viên khi tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, cô chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học để truyền được cảm hứng cho học sinh.
Theo kinh nghiệm của cô Lan, cần sử dụng hợp lý các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích việc kết với âm nhạc phù hợp làm "nền" tạo không khí vui tươi, hưng phấn, sự đam mê, yêu thích cho học sinh khi tập luyện
Mặt khác, áp dụng nhiều phương pháp, hình thức kỹ thuật, kết hợp nhuần nhuyễn hơn giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ để có thể bám sát quá trình tiến bộ của học sinh, khích lệ sự cố gắng của mỗi học sinh.
Từ thực tế, cô Lan chia sẻ, giáo viên cần xác định được những vấn đề cần đổi mới: Phải xác định mục tiêu, nội dung, phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá. Cần lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học như: Lập kế hoạch về thời gian và đảm bảo sự tham gia của cả lớp. Cung cấp các đầu vào hoặc mô hình để phổ biến kiến thức mới.
Giáo viên cần nắm rõ yêu cầu của giáo dục, kiến thức và kỹ năng để truyền đạt nội dung cho học sinh. Đồng thời, chủ động và có sáng kiến, giúp học sinh tự học, tự vận dụng, hợp tác chia sẻ, giúp việc học tập hiệu quả hơn.
Quá trình dạy học được thực hiện bằng cách tổ chức nhiều hoạt động học tập, giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức chưa biết, thay vì thụ động tiếp nạp những kiến thức có sẵn.
Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động học tập và hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tìm tòi kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biết một cách sáng tạo để giải quyết tình huống trong học tập và thực tiễn,...
Cùng với đó, rèn luyện cho học sinh cách khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và tài liệu học tập khác, rèn luyện cách tìm kiếm thông tin và suy luận để tìm ra kiến thức mới,... Đồng thời định hướng cho các em cách tư duy để từng bước hình thành và phát triển khả năng sáng tạo.
Ngoài ra, chú trọng việc kết hợp giữa học tập cá thể và học tập hợp tác, tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. Từng học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình, ghi nhận đóng góp của cá nhân khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập chung.
Một tiết học giáo dục thể chất ở Trường THPT Ngô Gia Tự. Ảnh: NVCC
R ất cần có cơ sở vật chất
Theo thầy Trần Trung Sơn - giáo viên Giáo dục thể chất, Trường THPT Ngô Gia Tự (Quận 8, TP Hồ Chí Minh), đối với môn thể dục rất cần có cơ sở vật chất như sân bãi, nhà thi đấu, hồ bơi... để triển khai các hoạt động cho học sinh tham gia.
Nếu có sân tập, nhà thi đấu đảm bảo, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh bộ môn thể dục cũng như các hoạt động phong trào thể thao của nhà trường. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo cũng là một yếu tố tác động đến dạy học bộ môn này.
"Ví dụ, nhiều nơi không có hồ bơi, có sân bóng đá, nhà thi đấu... thì trường phải liên kết với các cơ sở thể thao gần trên địa bàn. Vấn đề này cũng phải tốn một phần kinh phí. Điều này cũng là một bài toán không hề dễ cho các nhà trường" - thầy Trần Trung Sơn dẫn giải, đồng thời nhấn mạnh: Chỉ khi tự thân bộ môn này thay đổi, mỗi giáo viên thay đổi, khi đó mới có thể giúp bộ môn này phát triển, xoá bỏ định kiến môn chính,môn phụ.
PGS.TS Đặng Văn Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh cho rằng, việc có bộ sách giáo khoa về giáo dục thể chất là bước tiến mới. Đây là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện tốt nội dung giáo dục thể chất trong các trường phổ thông.
Tài liệu này sẽ giúp cho giáo viên tham khảo để soạn giáo án giảng dạy. Học sinh cũng có thể nắm được nội dung chương trình để có thể tự rèn luyện và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa ngoài nhà trường.
Theo PGS.TS Đặng Văn Dũng, đổi mới chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất được nhà trường thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa hàng năm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Năm 2019, nhà trường đã ban hành 4 chương trình đào tạo: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Quản lý TDTT, Y sinh học thể dục thể thao.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất hoàn toàn bắt nhịp được những yêu cầu của môn Giáo dục thể chất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi theo học chương trình này, năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp không những đạt mà còn vượt cao hơn so với những yêu cầu của chương trình mới.
"Chẳng hạn, số thời lượng dành cho môn thể thao chuyên ngành được nâng lên 24 tín chỉ tương ứng với 600 giờ, đồng thời đòi hỏi sinh viên phải đạt tối thiểu ở trình độ đẳng cấp 2 và hai đẳng cấp 3 ở các môn thể thao khác (Hệ thống phân loại đẳng cấp trong thể thao gồm: Cấp 6-5-4-3-2-1, dự bị kiện tướng, kiện tướng)" - PGS.TS Đặng Văn Dũng viện dẫn.
Tăng cường đổi mới môn học giáo dục thể chất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa Kế hoạch xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình sức khỏe...