Dạy thật học thật có khó?
Khó khăn của dạy thật – học thật đôi khi không phải từ phía nhà trường mà ở “rào cản” bên ngoài.
Giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ riêng cho HS gặp khó khăn về học. Ảnh: NTCC
Phụ huynh không thừa nhận kết quả học tập của con
4 năm học trở lại đây, năm nào Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng có khoảng 20 HS ở lại lớp, dù đã được ôn tập và kiểm tra lại trong hè. Phụ huynh cũng thôi “xin xỏ, năn nỉ”, hoặc gây áp lực với Ban giám hiệu (BGH) để con được lên lớp.
Thầy Nguyễn Thái Phong – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) kể: Năm học 2018 – 2019, năm thứ 2 nhà trường có số HS ở lại lớp “kỷ lục” với 22 em.
Nhưng BGH không hề chịu áp lực nào từ phía phụ huynh. Năm học trước đó, không ít bố mẹ “sốc” và không chấp nhận sự thật rằng con mình học kém, gặp khó khăn về học. Phụ huynh gặp BGH vừa năn nỉ vừa tạo áp lực để xin cho con được lên lớp.
Nhà trường phải kiên trì động viên, giải thích để một HS lưu ban, GV và nhà trường đều vất vả, nhưng trẻ cần có thêm thời gian để đáp ứng các kỹ năng tối thiểu cần thiết. Để một HS lên lớp khi không đủ chuẩn là tội ác vì càng lên lớp trên, các em càng đuối, không theo kịp các bạn khi kiến thức nhiều, yêu cầu cao hơn.
Không khó để nhận ra sự khác biệt của những em gặp khó khăn về học, nhất là ở năm đầu cấp, dù gần như không phụ huynh nào thừa nhận. Thầy Phong cho biết: Chỉ sau 1 – 2 tháng đầu của năm học, GV lớp Một đã nắm được tình trạng, mức độ tiếp nhận của HS và trao đổi với phụ huynh, báo cáo lên BGH nhà trường để có kế hoạch phối hợp hỗ trợ.
“Lúc đầu, phụ huynh nào cũng phản đối quyết liệt, cho rằng con họ bình thường, không bị rối loạn hành vi và nhận thức. Nhà trường vừa phải có kế hoạch giáo dục cá nhân để hỗ trợ cho HS, vừa phải kiên trì thuyết phục cha mẹ HS cùng phối hợp” – thầy Phong chia sẻ.
Như trường hợp em T.N, sau học kỳ I của năm học lớp Một, BGH Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và GV chủ nhiệm kiên trì thuyết phục, động viên, phụ huynh mới bắt đầu hợp tác, chịu đưa con đi đánh giá tình trạng và xin nhà trường tạo điều kiện cho em theo học các lớp can thiệp ở ngoài vào buổi chiều nhưng vẫn kiên quyết không làm hồ sơ cho con.
Hay như trường hợp em T.B, dù có 2 năm học lớp Một, 2 năm học lớp Hai nhưng phụ huynh nhất định không thừa nhận con mình gặp khó khăn về học tập. Không có hồ sơ HS khuyết tật nên trong kiểm tra, đánh giá, nhà trường không thể giảm yêu cầu với em được.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành tham gia hoạt động ngoại khóa Nâng cao kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội.
Nhà trường không chịu áp lực khi có HS lưu ban
Ông Trần Nguyễn Minh Thành – Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Bất cứ một lĩnh vực nào, chất lượng cũng đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, xếp hạng thi đua một trường không chỉ căn cứ vào tỉ lệ HS lên lớp, số lượng HS giỏi, HS đạt giải các cuộc thi mà còn có nhiều tiêu chí để đánh giá. Vì vậy, các trường không thể cứ “đôn” chất lượng, HS lên lớp 100% để có thành tích trong dạy – học. Để HS lưu ban, học đúng với giai đoạn phát triển của mình sau khi có nhiều giải pháp hỗ trợ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thi đua của nhà trường.
Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu) những năm qua cũng kiên quyết không “chiếu cố” học sinh. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường kể lại trường hợp em T. từng được giáo viên chủ nhiệm lớp 1 châm chước cho lên lớp 2 dù kỹ năng đọc còn chậm.
“Lên lớp 2, em bị đuối ngay, không theo kịp các bạn và phải lưu ban sau khi tổ chức đánh giá lại trong hè. Nhưng năm học tiếp theo, dù GV chủ nhiệm đã kèm cặp, hỗ trợ rất nhiều, đưa về nhà phụ đạo thêm trước mỗi kỳ kiểm tra, T. vẫn tiếp thu chậm. GV chủ nhiệm và BGH đã nhiều lần trao đổi với phụ huynh, nên cho con đi bệnh viện hoặc trung tâm chuyên biệt kiểm tra.
Thế nhưng lần trao đổi nào, ba mẹ em cũng đều không chấp nhận việc con chậm phát triển hơn các bạn và cho rằng con họ bình thường” – cô Nguyệt tâm sự. Ngoài em T. trong trường còn có một HS lớp 5, nếu đúng độ tuổi, em phải là HS lớp 8.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt cho hay: Với HS dù đã được kèm cặp nhưng khả năng tiếp thu quá thấp, nhà trường sẽ động viên, thuyết phục, thậm chí hỗ trợ phụ huynh làm hồ sơ khuyết tật cho HS để học hòa nhập.
Thế nhưng, phụ huynh gần như không hợp tác. “Chỉ khi số năm học các em lưu ban sắp vượt ngưỡng quy định, ba mẹ mới bổ sung hồ sơ cho con. Điều này làm GV và nhất là HS vất vả cả một quá trình dài trước đó. Nếu có hồ sơ dạng khuyết tật trí tuệ, HS chỉ học hòa nhập về kỹ năng và những môn học các em thích và có khả năng tiếp thu” – cô Nguyệt chia sẻ.
Lãnh đạo nhiều trường tiểu học cũng cho rằng, với HS lớp 5, việc kiểm tra định kỳ sẽ “gác” chặt hơn vì còn có sự tham gia của GV trường THCS. Trường tiểu học cũng phải bàn giao chất lượng giáo dục HS hoàn thành chương trình cấp học cho các trường THCS. “Không một trường tiểu học nào muốn nghe trường THCS phàn nàn về chất lượng HS trong các cuộc giao ban nên đều phải dạy thật – học thật và đánh giá thật” – cô Nguyệt nhận định.
Từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ cá biệt, thầy Nguyễn Thái Phong nhận xét: Đa phần trẻ sẽ phát triển ổn định ở vài năm sau đó nếu được theo dõi, đồng hành và hỗ trợ tích cực từ phía nhà trường và gia đình. Chấp nhận sự cá biệt của HS, từ cả phụ huynh và thầy cô giáo, cũng là cách để HS hòa nhập.
“Từ khi Bộ GD&ĐT đổi mới cách đánh giá HS gần như các trường học đều không còn áp lực về việc HS lưu ban. Có ít hay nhiều HS ở lại lớp cũng không ảnh hưởng gì đến thành tích thi đua của các trường. Vấn đề còn lại là ở tâm lý con người, trong đó có cả GV, BGH nhà trường cũng như phụ huynh” – thầy Phong khẳng định.
Bộ GD-ĐT nói gì khi học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý?
Nhiều ý kiến khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của tư vấn tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tại sao vấn đề này đã được bàn thảo cả chục năm nay vẫn tiếp tục là 'khoảng trống' trong trường học?
Buổi tư vấn tâm lý trong một trường THCS tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị, công tác học sinh (HS), sinh viên (Bộ GD-ĐT), cũng khẳng định sức khỏe thể chất, tinh thần của HS, sinh viên phải đặc biệt được quan tâm. Trước sức ép cuộc sống, học tập, nếu không được tư vấn, xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả như nhẹ thì buồn chán, học kém, có thể có hành vi bạo lực học đường, nặng thì trầm cảm, tự tử...
Ông Linh cho biết, năm 2017 Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 31 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS. Theo đó, mỗi nhà trường sẽ phải có một tổ tư vấn tâm lý cho HS, tổ này do hiệu trưởng hoặc ít nhất là một hiệu phó làm tổ trưởng, các thành viên tùy theo điều kiện, khả năng, năng lực có số lượng khoảng từ 3 - 7 người và tất cả giáo viên (GV) tham gia đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng về công tác tư vấn tâm lý.
Cảnh báo tội phạm vị thành viên: Khi hành vi rất gần tội ác
Như vậy, theo ông Linh, gần 50.000 cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT trên cả nước đều phải có trách nhiệm thành lập tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường nếu chưa có điều kiện thành lập bộ phận tư vấn tâm lý chuyên trách. Đến thời điểm này, có khoảng hơn 70% số trường đã bố trí được phòng tư vấn tâm lý riêng hoặc ghép với phòng chức năng khác; hơn 40.000 GV được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, ông Linh cho biết tổ tư vấn tâm lý này chủ yếu mới là kiêm nhiệm, GV làm công tác tư vấn tâm lý được tính định mức theo giờ dạy khoảng 3 - 8 tiết/tuần. Do nhà nước đang thực hiện tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế nên việc tuyển dụng cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông vẫn còn hạn chế dù đã đưa vào Thông tư 16 về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Về giải pháp cho tình trạng này, ông Linh cho rằng các nhà trường có thể phối hợp với các trung tâm có chức năng ở bên ngoài nhà trường để xử lý các vấn đề có liên quan đến vấn đề tâm lý học đường cho HS và cả GV. Để đưa lực lượng chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học đường, cũng đã có quy định cho phép các trường có thể ký hợp đồng với chuyên gia để làm công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.
Một chuyên gia có thể hợp đồng làm việc với nhiều trường để giải quyết việc thiếu GV tâm lý. Việc có bộ phận tư vấn tâm lý trong nhà trường không chỉ giúp cho việc thực hiện kỷ luật tích cực với HS phạm lỗi, mà còn góp phần phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong hành vi ứng xử của HS.
Vụ nữ sinh nghi tự tử: Khi 'đòn tâm lý' đáng sợ hơn roi vọt Khi đọc thông tin cô bé N.T.N.Y, học sinh lớp 10 ở An Giang nghi tự tử vì uất ức với nhà trường, chị Ánh Hồng (Hà Nội) bỗng cảm thấy lạnh người. Chị Hồng bảo câu chuyện này làm ký ức thời học cấp 3 của chị sống dậy. Năm học lớp 11, chị từng bị cô giáo chủ nhiệm "đì". "Cô...