“Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt”

Theo dõi VGT trên

Hứng được rồi rồi nhưng mang can nước đó từ dưới hẻm núi lên đến mặt đường để xe máy là rất vất vả, nhiều lúc lên gần đến nơi lại bị trượt chân ngã, đổ hết nước.

“Thời gian đầu đi dạy tại điểm trường trong bản, tôi ở nhà công vụ chung với Ủy ban xã, trạm Y tế…đây là mấy phòng tạm bằng tre nứa, gỗ rất cũ, gió lùa tứ phía.

Hỏi thăm các chị đồng nghiệp rằng nơi sinh hoạt…ở đâu? Các chị nói ở đây không có nước mà phải đi chở từng can cách đây mấy cây số. Mình chưa làm vậy bao giờ nên có hỏi là chở nước như thế nào? Các chị hướng dẫn lấy can nhựa loại 20 lít, dùng đòn gánh buộc ngang sau yên xe máy rồi treo 2 can nước 2 bên.

Nhưng muốn chở được 2 can nước thì tay lái phải vững, nếu không sẽ bị ngã vì đường toàn đá lại còn leo dốc cao ngoằn nghèo. Nghe vậy tôi cũng làm theo và ra nơi lấy nước.

Đây là một mạch nước nhỏ chảy ra từ khe đá dùng chung cho mấy bản quanh điểm trường nơi tôi công tác, cách nơi tôi ở khoảng 2km. Muốn lấy được nước phải xách can nhựa theo con đường mòn đi bộ xuống hẻm núi khoảng 200 mét, xếp hàng cùng người dân đợi đến lượt mình hứng nước. Vào mùa có mưa thì nhanh chứ mùa cạn phải ngồi hứng cả giờ đồng hồ mới đầy được can nhựa.

Hứng được rồi rồi nhưng mang can nước đó từ dưới hẻm núi lên đến mặt đường để xe máy là rất vất vả, nhiều lúc lên gần đến nơi lại bị trượt chân ngã, can nước lăn theo triền dốc xuống phía dưới, phải quay trở lại nhặt can nước rồi leo lên.

Vậy nên mỗi lần đi lấy nước thường mất vài tiếng đồng hồ, chưa kể có nhiều lần chở 2 can nước về gần đến điểm trường lại bị ngã xe đổ hết nước.

Với 2 can nước đó phải dùng rất tiết kiệm, để nấu ăn và rửa mặt nhưng cũng chỉ được vài ba ngày, còn trong tuần khi ở điểm trường thì tất cả việc tắm gội, giặt quần áo… đều phải đợi đến chiều thứ sáu cuối tuần về nhà cách điểm trường hơn 50 km đường rừng, lúc đó mới “giải quyết.

Việc thiếu nước sinh hoạt ở điểm trường này như vậy cứ kéo dài hết năm này qua năm khác khiến cho cuộc sống của tôi cũng như các đồng nghiệp nơi đây rất vất vả.

Mặc dù được sự quan tâm của nhà nước cho xây những bề chứa lớn tại điểm trường nhưng trên thực tế là vùng núi cao không có nguồn nước để dẫn vào, bể xây xong để khô như vậy”.

Cô Lồ Thị Lan, người dân tộc Bố Y – Giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học số 2 thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt - Hình 1

Cô Lồ Thị Lan, người dân tộc Bố Y – Giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học số 2 thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai và các em học sinh của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Lan chia sẻ: “Sinh ra tại xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tốt nghiệp Sư phạm khoa Tiểu học, ra trường tôi nhận công công tác tại điểm trường lẻ trong bản của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Hồi hộp lo lắng không biết sẽ ra sao, chưa tưởng tượng được khi làm giáo viên đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức cho học sinh như thế nào? Mọi cảm giác cứ xáo trộn trong tôi.

Hôm đầu tiên đến điểm trường nhận công tác, tôi thấy nhiều chuyện không giống với những suy nghĩ, tưởng tượng của mình trước đó. Khi đi thực tập chúng tôi được trải nghiệm thực tế tại một trường ở thành phố nơi có học sinh, cơ sở vật chất rất tốt.

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao nhưng tôi cũng không tưởng tượng được ở nơi này lại có một ngôi trường đơn sơ như vậy, khác xa với nơi mình đã thực tập.

Điều kiện vật chất, đường xá đi lại và sinh hoạt ở vùng này còn rất nhiều khó khăn, hơn nữa các em học sinh rất hạn chế khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông”.

Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt - Hình 2

Cô Lồ Thị Lan, người dân tộc Bố Y – Giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học số 2 thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai và các em học sinh trong giờ thể dục. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Học tiếng H’Mông để hiểu học sinh của mình

Cô Lan cho biết: ” Điểm trường nơi tôi dạy với gần 60 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và đều là người dân tộc H’Mông, các em sống ở các thôn bản cạnh điểm trường.

Từ bé sinh ra chỉ loanh quanh trong bản sâu nên nhận thức rất hạn chế, kể cả phụ huynh các em cũng vậy, việc giao tiếp bằng tiếng phổ thông rất khó và hầu như các em không biết.

Video đang HOT

Khó nhất là dạy môn Tiếng Việt các em lớp 1, lớp 2, tôi mất rất nhiều công sức vì học sinh chưa biết tiếng phổ thông, nếu chỉ đọc cơ bản thì cũng tạm ổn, nhưng khi dạy đến phần luyện từ và câu hoặc tập làm văn thì rất vất vả.

Học sinh bị hạn chế về vốn từ nên hầu hết các tiết dạy tôi đều phải cung cấp, bổ sung thêm vốn từ cho học sinh, phải tìm cách nói làm sao cho các em hiểu được. Trong lớp cũng có một số em thông thạo tiếng phổ thông nên tôi nhờ các em đó nói lại để cả lớp hiểu được.

Có lúc những em đó phiên dịch lại để tôi cũng hiểu được tiếng H’Mông và bản thân tôi cũng đã tự học tiếng H’Mông của học sinh để giúp thuận tiện hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho học trò của mình.

Đối với môn Toán cũng vậy, những phép tính nhân, chia, vẽ hình cũng gặp khó khăn vì các em chưa hình dung ra được. Phần bài giải Toán có lời văn nhưng vì vốn từ của các em rất ít nên khi đọc lên các em cũng không hiểu được đề Toán hỏi cái gì, cần làm gì và làm thế nào?

Đối với một số em trong lớp có lực học yếu hơn các bạn, để các em không sợ học tập nên ngoài giờ dạy trên lớp hoặc lúc ra chơi tôi cũng giành chút thời gian để kèm thêm cho đến khi các em đó hiểu bài”.

Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt - Hình 3

Cô Lan chăm sóc học sinh tận tình hàng ngày như một người mẹ thứ 2 của các em. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Được phụ huynh học sinh mời đến nhà ăn Tết

Cô Lan cho biết: “Vào những dịp Tết các gia đình trong bản thường mổ lợn và cũng mời chúng tôi đến dự chung vui, phụ huynh học sinh ở đây rất quý giáo viên nên nếu không đến dự là họ buồn lắm.

Khi đến ăn Tết bao giờ cũng được họ mời uống rượu mà phải uống bằng bát, tôi thì không biết uống rượu nên nhiều lúc cứ phải trốn hoặc chỉ dám nhấp môi một chút, nếu không uống người dân cho rằng cô giáo không thật lòng.

Khi ra về nhiều phụ huynh còn tặng cho cặp bánh chưng hoặc một miếng thịt lợn sống được xâu lạt để cầm tay mang về, có lúc lại là những cây rau cải, củ su hào…được trồng tại vườn nhà, món quà tuy đơn sơ nhưng là thể hiện tình cảm của người dân và cũng phần nào giúp cho thầy cô giáo cắm bản như tôi thấy ấp áp trong lòng”.

Tám năm bám 4 điểm trường trong bản

Theo cô lan: ” Điểm trường thứ 3 tôi đến nhận công tác nằm cheo leo trên đỉnh núi và đường đi lại khó khăn hơn rất nhiều so với 2 điểm trường trước và cũng rất khan hiếm nước sinh hoạt.

Lên được điểm trường này chúng tôi phải leo ngược dốc cao 5 – 6 km đường mòn, nhiều lúc bị ngã xe rách cả áo, hỏng xe thì thường xuyên vì đường rất trơn, khó đi, nhiều đoạn phải dắt xe chứ không thể đi nổi vì bùn đất đặc sệt nhất là vào những ngày mưa rét.

Lúc lên trường thì leo ngược dốc và lúc xuống núi cũng vất vả không kém, xe lao nhanh và ngày nào cũng bị ngã xe, ngã nhiều quá nên cũng quen, những lúc như vậy tôi lại cùng đồng nghiệp giúp nhau dựng xe lên rồi đi tiếp mà không ai nói câu gì vì tủi thân.

Tại điểm trường mới tôi được phân công dạy lớp 1, vừa ở mầm non nên những thói quen như ngồi học trong lớp và các hoạt động khác các em đều chưa quen, chúng tôi lại phải từng bước rèn học sinh vào nếp.

Về giao tiếp bằng tiếng phổ thông các em cũng chưa thể bằng học sinh các lớp lớn nên rèn từ cách ngồi, cách cầm bút, làm quen với các chữ cái, tập đọc, tập viết… mọi việc dạy, làm quen ở lớp 1 này đúng nghĩa là bắt đầu.

Nhiều lúc ngồi học nhưng các em không tập trung, có em đang học trong lớp thì bất ngờ chạy ra sân chơi, nhưng lúc như vậy tôi lại ra dỗ dành để các em quay vào học, vất vả nhưng cũng vui lắm anh ạ, các em hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu lắm.

Ngay như trong lớp, nhiều lúc tôi giảng bài nhưng mặt em nào cũng ngơ ngác không hiểu cô nói gì, cô thì nói còn học sinh lại nhìn chăm chú vào cô, thấy vậy tôi hỏi lại bằng tiếng H’Mông là các em có hiểu không? Và đa số các em nói không hiểu.

Vậy nên trên lớp ngoài giảng dạy bằng tiếng phổ thông nhưng có nhiều lúc tôi phải vận dụng vốn từ bản địa để làm sao cho các em hiểu cô giáo nói gì, cứ tiếng phổ thông đan xen tiếng H’Mông, từ đó các em mới hiểu được bài học.

Có câu văn nói về đá nhưng tôi nói mãi học sinh vẫn không hiểu, tôi ra sân lấy một hòn đá mang vào để các em cảm nhận được. Vậy nên trong giờ học tôi phải vận dụng rất nhiều hình thức từ lời nói, cử chỉ…và cả đạo cụ thì các em mới hiểu bài.

Hàng tuần tôi cũng dành 1 đến 2 tiết học để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, học múa hát để học sinh có cơ hội trau dồi thêm tiếng phổ thông, tăng thêm vốn từ qua giao tiếp và sau nhưng giờ học như vậy các em rất vui”.

Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt - Hình 4

Cô Lan chia sẻ: ” Bố mẹ tôi cũng động viên rất nhiều, con hãy cố gắng, trên đó các đồng nghiệp ở được thì mình cũng ở được chứ sao lại tính bỏ nghề”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt - Hình 5

Theo cô Lan: “Hàng tuần tôi cũng dành 1 đến 2 tiết học để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, học múa hát để học sinh có cơ hội trau dồi thêm tiếng phổ thông”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Lan chia sẻ thêm: “Cũng có lúc một vài học sinh vắng mặt, cứ sáng lên lớp thấy thiếu em nào là tôi phải đến ngay nhà em đó tìm hiểm xem tại sao học sinh không đi học?

Có em nói do bố mẹ chưa nấu cơm cho ăn nên không đi học, có em thì ngủ quên vì bố mẹ đi làm nương sớm không gọi, có em sáng ra mải chơi và cũng có em không thích đi học.

Những lúc như vậy tôi lại vận động, nói với phụ huynh chịu khó dậy sớm nấu cơm cho các con ăn để đi học, nhưng có em tôi cũng phải dỗ dành, thậm chí phải nịnh thì mới chịu đến lớp.

Nhìn lại thời gian qua tôi thấy cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc đầu mới lên điểm trường tôi cũng trợt có suy nghĩ bỏ nghề vì nơi đây điều kiện thiếu thốn, quá vất vả nhất là thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Bố mẹ tôi cũng động viên rất nhiều, con hãy cố gắng, trên đó các đồng nghiệp ở được thì mình cũng ở được chứ sao lại tính bỏ nghề?

Những vùng xa đó học sinh rất cần những thầy cô giáo như con, nghe vậy tôi lại tiếp tục lên công tác, ngày tháng dần qua, công việc cuốn hút và tôi cũng thấy thích nghi lúc nào không biết nữa.

Xác định ở đâu cũng sẽ có khó khăn riêng, đã quen rồi nên bây giờ đi chở nước cũng thấy vui anh ạ, nếu được chọn lại tôi vẫn sẽ chọn nghề giáo vì đó là ước mơ từ hồi nhỏ của tôi, vẫn xung phong đi điểm trường.

Đã 9 năm đi dạy học thì có tới 8 năm tôi dạy ở điểm trường trong bản vùng xa, đầy ắp những kỷ niệm với các em học sinh, với người dân thôn bản, với những chuyến đi lấy nước hàng ngày, tuy vất vả nhưng cứ nhìn thấy những ánh mắt hồn nhiên trong trẻo của các em học sinh là tôi như quên hết mọi vất vả, cực nhọc”.

Cô giáo người Bố Y xách từng can nước, 'gieo chữ' nơi khó khăn nhất nước

Cứ sáng sớm hoặc sau buổi chiều tan học, cô Lồ Thị Lan cùng với các thầy cô và các em học sinh chuẩn bị can, đòn gánh để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt và học tập.

Đến với mảnh đất Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, ai cũng biết nơi đây rất khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, đặc biệt là nước. Nước với người dân ở nơi đây được quý như vàng.

Nước quý như vàng

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà có 4 chị em, được đi học là điều khó khăn với cô gái Lồ Thị Lan (dân tộc Bố Y). Trong nhà, mẹ của Lan là người lao động chính. Để được đi học, Lan và các anh, chị em phải tranh thủ phụ giúp mẹ việc nhà như chăn trâu, làm nương, làm rẫy, nấu cơm...

Thấu hiểu sự khó khăn vất vả của mẹ, cô gái Lồ Thị Lan luôn tâm niệm bản thân phải không ngừng cố gắng học tập, theo đuổi ước mơ để trở thành cô giáo của bản, làng.

Sự cố gắng của cô đã được đền đáp xứng đáng, tháng 6/2011 khi hoàn thành chương trình học sư phạm, Lan được nhận quyết định đến công tác tại trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Cô giáo người Bố Y xách từng can nước, gieo chữ nơi khó khăn nhất nước - Hình 1

Cô giáo Lồ Thi Lan trên bục giảng.

Đóng chân ở khu vực giáp ranh biên giới, nhiều năm các thầy cô và học sinh trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Hàng ngày, ngoài thời gian lên lớp các thầy, cô giáo và các em học sinh trong trường còn phải thay nhau đi xách từng xô nước trong khe núi cách trường gần 1km để lấy nước, nấu ăn và sinh hoạt.

Cứ sáng sớm hoặc sau buổi chiều tan học các thầy cô và các em học sinh chuẩn bị can, đòn gánh để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Gọi là lấy nước nhưng thực tế là đi hứng từng giọt nước.

Dường như mỗi can nước là một phép thử về sự kiên nhẫn của người đi lấy nước. " Để có nước sinh hoạt thì thầy, cô và trò phải mang can đi lấy nước về. Mùa mưa còn dễ lấy chứ đến mùa khô thì công việc lấy nước gặp nhiều khó khăn vất vả hơn nữa. Để lấy được nước, các thầy, cô phải đèo can đi hơn 10km để lấy nước. Đi lấy nước xa thì phải xếp hàng đợi, có khi xếp hàng tận 2 tiếng. Một can nước 20 lít có khi chỉ sử dụng được một lần, chính vì vậy nước ở đây được quý như "vàng" ", cô Lồ Thị Lan chia sẻ.

Cách nguồn nước này không xa vẫn có các khe nước khác, nhưng ngặt nỗi để lấy được nước từ đó mang về là phải đi qua nhiều đoạn đường đã lởm chởm, dốc cao, sứng người không mang nổi, có khi mang về đến nhà thì đã bị rơi vãi và đổ hết.

Vất vả xách từng xô nước nên các thầy cô và các em học sinh rất tiết kiệm khi sử dụng. Nước thừa sau khi rửa rau, vo gạo, rửa bát, đĩa lại được dùng để dội nhà vệ sinh, tưới rau...

Ở mảnh đất luôn thiếu nước nên cô Lan luôn mong ước trời đổ cơn mưa. Cơn mưa đối với các thầy cô và học sinh nơi đây quý như vàng. Trời mưa cô Lan và các thầy cô trong trường lại rủ nhau ra người hứng nước nưa để dùng, có khi mang quần áo ra để giặt giũ, rửa bát đũa...

Cô giáo người Bố Y xách từng can nước, gieo chữ nơi khó khăn nhất nước - Hình 2

Niềm vui với cô Lan là nhìn các học trò trưởng thành.

Niềm vui là sự trưởng thành của học sinh

Mặc dù sống trong điều kiện khó khăn nhưng bản thân cô Lan rất hạnh phúc vì có bạn bè, đồng nghiệp sống bao bọc nhau như anh em trong một gia đình, luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp khó khăn.

Trường nơi cô Lan công tác 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, các em còn hạn chế về ngôn ngữ, tiếng phổ thông nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và quá trình truyền tải kiến thức. Nhưng không vì thế mà nản lòng bởi cô Lan cũng là người dân tộc nên rất hiểu những khó khăn vất vả của học trò.

" Các em bị thiệt thòi quá nhiều, mọi thứ phục vụ cho việc học đều thiếu thốn ", cô Lan trầm ngâm chia sẻ.

Chính vì mong muốn để các em không bị mù chữ, rồi tương lai lại phải gắn bó cả đời với nương rẫy mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy các em.

" Tôi thầm nghĩ mình phải chịu khó hy sinh một chút, chấp nhận những khó khăn, tìm tòi, khắc phục những khó khăn đó để dạy cho các em con chữ, giúp các em có kiến thức, hành trang để bước vào cuộc sống trong tương lai ", cô Lan nói.

Để làm được điều đó, trong quá trình giảng dạy cô Lan vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để cùng trò chuyện, hướng dẫn các em cách học, rèn luyện cho các em các kỹ năng sống, động viên khuyến khích các em đi học đều.

Cô Lan rất sợ các em vì khó khăn mà phải nghỉ học để theo cha, mẹ lên nương, lên rẫy. Đã không ít lần cô Lan và đồng nghiệp phải đi vào tận nơi để vận động, gọi học sinh đến trường.

"Mong sao các em không bỏ trường, bỏ lớp" , cô giáo 9X dân tộc Bố Y chia sẻ.

Mỗi lần như vậy bản thân cô Lan lại nghĩ rằng "ai cũng nhận phần dễ thì khó khăn để phần ai". Khi đứng trên bục giảng được nhìn thấy những khuôn mặt ngộ nghĩnh, ngơ ngác của các em trong Cô Lan lại trao dâng bao cảm xúc vừa thấy tội, thấy thương và càng cảm thấy yêu các em, yêu nghề hơn bao giờ hết. Những khó khăn vất vả của mình không là gì khi những điều mình làm có thể mang lại con chữ đến với bản làng cho các em.

Cô giáo người Bố Y xách từng can nước, gieo chữ nơi khó khăn nhất nước - Hình 3

Mình đã chọn cho mình nghề giáo, cô Lan chỉ mong được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc reo những ước mơ, đặt những nấc thang đầu tiên cho một thế hệ mới.

Còn gì vui hơn nếu hạt giống gieo trồng năm nào, với biết bao tình cảm, nay lại đơm hoa kết trái. Dù là thầy, cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người có ích cho xã hội.

"Bao nhiêu đấy thôi cũng làm cho cô Lan và các thầy cô ấm lòng rồi" , cô Lan xúc động nói.

Với cô Lan, tuổi trẻ phải khát khao, phải hy vọng, luôn giữ trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, hun đúc khát khao làm giàu cho bản thân và góp phần là giàu cho chính quê hương, đất nước.

"9 năm là khoảng thời gian không ít cũng không nhiều trong sự nghiệp trồng người nhưng đã đem lại cho tôi biết bao kỷ niệm" , nữ giáo viên trẻ hạnh phúc chia sẻ.

Tâm sự về cô Lan, thầy Trần Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Dìn Chin chia sẻ : "Cô Lồ Thị Lan là một cô giáo trẻ, nhiệt huyết, giỏi chuyên môn, cô đã đạt được nhiều thành tích trong công tác và là một tổ trưởng giỏi cấp huyện. Trong quá trình công tác luôn luôn được học trò và đồng nghiệp yêu quý. Trong cuộc sống hàng ngày, cô Lan là một người giản dị, hòa đồng, gần gũi với bà con nhân dân và đồng nghiệp... ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.