Đẩy mạnh hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển của bất kỳ cơ sở giáo dục đại học nào trên thế giới, đặc biệt đối với những cơ sở giáo dục đại học được kỳ vọng sẽ đạt đẳng cấp quốc tế.
Sinh viên quốc tế các nước của Đại học Thái Nguyên
Với mong muốn khẳng định uy tín của mình trong khu vực và trên thế giới, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) luôn xác định hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển đội ngũ có trình độ cao, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất và tăng cường khả năng cạnh tranh về giáo dục.
Những kết quả vượt trội trong hợp tác đào tạo quốc tế
Để đạt được mục tiêu trên, ĐHTN đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ để phát triển hợp tác quốc tế, từ đó từng bước chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đồng thời khéo léo khai thác các mối quan hệ hợp tác nhằm tiếp nhận tinh hoa về học thuật của nhân loại và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài.
Đến nay, ĐHTN đã thiết lập quan hệ hợp tác với cac đôi tac trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, ký kết được 382 thoa thuân hợp tác, trên cơ sở đó cùng với các đối tác triển khai nhiều chương trình, dự án về GD-ĐT và nghiên cứu khoa học.
25 năm qua, công tác hợp tác quốc tế cua ĐHTN đã và đang không ngưng phat triên và đạt được những kết qua vươt trôi. Hơn 104 chương trình, dự án quốc tế được khai thác và triển khai với kinh phí thu được khoảng 50,5 triệu USD đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Sinh viên quốc tế của Đại học Thái Nguyên tại phòng đọc thư viện
Nhiều công trình lớn, phòng thí nghiệm trọng điểm được xây dựng như Trung tâm học liệu (7,5 triệu USD), Ký túc xá Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (2,5 triệu USD), Dự án ODA của Italia đầu tư thiết bị nghiên cứu (1,4 triệu USD)…
Thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHTN có cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục hiện đại ở các quốc gia tiên tiến như Dự án Aus4skills – Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực, Dự án ENHANCE – Nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới tại Việt Nam, Dự án ERASMUS Plus về trao đổi giảng viên, sinh viên…
Video đang HOT
Tính đến nay, số cán bộ, giảng viên được cử đi học tập, bồi dưỡng, trao đổi tại nước ngoài thông qua các kênh của hợp tác quốc tế là hơn 3.140 lượt ngươi, trong đo có hơn 600 người đi học thạc sĩ va tiến sĩ. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại ĐHTN.
Đặc biệt, công tác hợp tác quốc tế tại ĐHTN giai đoạn hiện nay đã có những bước tiến rõ rệt, thể hiện tính chủ động, tích cực hội nhập trên tinh thần bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tính từ năm 2006 tới nay, ĐHTN đã nhập khẩu 9 chương trình tiên tiến của nước ngoài từ các trường đại học của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như: Đại học Buffalo, California (Hoa Kỳ), Đại học De Montfort và Đại học Manchester Metropolian (Anh)…, mở 27 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các cơ sở giáo dục đại học các nước Pháp, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan – Trung Quốc.
Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài đến công tác và học tập tại ĐHTN đang ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về phạm vi nước đến. Tính đến nay, ĐHTN đã tiếp nhận gần 550 lượt giảng viên, chuyên gia đến giảng dạy và hơn 3.280 lượt sinh viên từ trên 20 quốc gia đến học tập, nghiên cứu va thực tập nghê nghiêp. Việc thu hút người nước ngoài đến ĐHTN đã góp phần xây dựng một môi trường giáo dục quốc tế tại Đại học.
Tăng cường hội nhập để phát triển
Sinh viên quốc tế của Đại học Thái Nguyên trong phòng thực hành tin học
Những kết quả nói trên đã thể hiện mục tiêu và ý chí của ĐHTN trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, đồng thời khẳng định vị thế của Đại học trên trường quốc tế. Có thể nói, hội nhập quốc tế về giáo dục đã và đang trở thành xu thế phát triển tất yếu, nó vừa là thách thức nhưng đồng thời là cơ hội đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung và các trường đại học nói riêng trong đó có ĐHTN.
Trong “Chiến lược phát triển ĐHTN giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030″, ĐHTN đã xác định mục tiêu “xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế tại ĐHTN, đồng thời nâng cao vị thế và đưa thương hiệu ĐHTN hội nhập quốc tế”. Trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…” của Đảng, đồng thời phát huy thế mạnh đặc thù của một Đại học vùng tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, ĐHTN đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực như:
Tăng cường năng lực quản trị đại học theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao thông qua việc cử đi đào tạo ở nước ngoài; nâng cao tiềm lực về khoa học và công nghệ theo chuẩn quốc tế; thúc đẩy các chương trình trao đổi học thuật; tích cực phát triển các chương trình tiên tiến và chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đồng thời, ĐHTN cũng xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm theo từng giai đoạn để tập trung nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế; quan tâm đến công tác quảng bá và giới thiệu về ĐHTN ra thế giới; khai thác các mối quan hệ hợp tác sẵn có, đồng thời chủ động hội nhập và tích cực mở rộng quan hệ hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi; tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia nước ngoài đến hợp tác giảng dạy và tham gia nghiên cứu khoa học; tăng cường thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập và thực tập làm tiền đề cho việc hình thành cơ sở đào tạo quốc tế tại ĐHTN vào năm 2020.
PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh
Theo GD&TĐ
Nhiều "hot girl" ĐH Lâm nghiệp giành học bổng thạc sĩ, tiến sĩ danh giá nước ngoài
Nhiều sinh viên, nhiều "hot girl" trường Đại học Lâm nghiệp, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên giành học bổng danh giá học Thạc sĩ, Tiến sĩ của nhiều trường đại học nổi tiếng nước ngoài.
Từ năm 2016 đến đầu năm 2019 đã có hơn 20 sinh viên thuộc các khóa K55, K56, K57, K58 và K59 của trường ĐH Lâm Nghiệp nhận được học bổng học Thạc sỹ tại Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đặc biệt 03 sinh viên K55 và K56 sau khi học xong chương trình thạc sĩ đã nhận được học bổng toàn phần học tiến sĩ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, đó là các em, Hứa Huy Luân, Trần Thị Mai Anh học Tiến sĩ tại Hoa Kỳ; Em Đinh Quỳnh Oanh học tiến sĩ ở Nhật Bản.
Chỉ tính riêng trong năm 2018 và đầu năm 2019, đã có 10 sinh viên nhận được học bổng học thạc sĩ tại CHLB Đức, Nhật Bản và Phần Lan.
Đặc biệt, trong các sinh viên được nhận học bổng này, rất nhiều "hot girl" nổi bật khiến nhiều chàng trai trong trường ngưỡng mộ.
Chảo Thị Yến K55 thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức) hiện đang làm cho tổ chức PanNature
Nguyễn Nguyệt Anh (K57) tại Đại học British Collumbia, Canada (UBC). Em nhận được học bổng cho 2 năm học thạc sĩ bao gồm Học bổng giành cho sinh viên quốc tế xuất sắc của UBC (International Tuition Award), Học bổng của Khoa Lâm Nghiệp cho sinh viên xuất sắc (UBC Faculty of Forestry Strategic Recruitment Fellowship).
Lê Thị Thúy (K59) - Học bổng Thạc sĩ lâm nghiệp nhiệt đới bền vững (SUTROFOR) chương trình Erasmus Mundus
Phạm Thùy Linh (K58) giành được Chương trình học bổng MEXT 2018 bậc Thạc sỹ - trường Đại học Tsukuba, , Nhật Bản chuẩn bị nhập học vào đầu tháng 4/2019.
Đoàn Thị Minh Thùy (K57) theo học ngành Địa chất và Quy hoạch (Geography & Planning) tại Đại học Saskatchewan, Canada
Đinh Quỳnh Oanh và Phạm Vũ Minh đang học tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ năm 2018, Oanh đã tiếp tục nhận được học bổng tiến sỹ của Trường. (Các sinh viên chụp ảnh cùng lãnh đạo trường ĐH Lâm Nghiệp và trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, Nhật Bản )
Sinh viên Nguyễn Đức Thắng - K55, Đoàn Thanh Tùng - K56, Hoàng Thế Trung, Vũ Đức Huy - K57, Phan Quốc Dũng, Nguyễn Thanh Tùng - K58 tại CHLB Đức.
Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Natural Resource Management) là chương trình đào tạo tiên tiến hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Vietnam National University of Forestry - VNUF) và trường Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ (Colorado State University -CSU). Ngành này chính thức được triển khai từ năm 2009 tại VNUF. Đây là chương trình đào tạo thuộc Dự án Đào tạo tiên tiến của Chính phủ Việt Nam triển khai từ giai đoạn 2005-2015.
Tại Trường Đại học Lâm nghiệp, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (QLTNTN) được giảng dạy bằng tiếng Anh do các giáo sư, chuyên gia của Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế khác giảng dạy.. Sinh viên được giảng dạy các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mới, hiện đại trên thế giới về quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng.
Bên cạnh đó sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các địa bàn phù hợp với nhiều môn học đa dạng.
Theo GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu Trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, trong thời gian tới ngành Lâm nghiệp sẽ có nhiều bước tiến mạnh mẽ nên nhu cầu về nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Sinh viên Chương trình tiên tiến không những tự tin về trình độ tiếng Anh mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức tốt về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và trên thế giới, nên họ hoàn toàn có khả năng đáp ứng thị trường lao động trong khu vực ASEAN và thế giới về các lĩnh vực được đào tạo.
Lê Hoàn
Theo Dân trí
Sáp nhập Trường CĐSP Lào Cai vào ĐH Thái Nguyên Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai). Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lào Cai...