Đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường phổ thông
Thời gian qua, ngành giáo dục đã tích cực thực hiện giáo dục STEM, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn. Việc dạy học các chủ đề STEM góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM khiến việc triển khai chưa hiệu quả.
Học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt (Đà Nẵng) hào hứng với giờ học trải nghiệm công nghệ Sony.
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp liên môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán) chứ không phải là một môn học. Trong đó, các bài học được xây dựng theo chủ đề STEM, nhằm lồng ghép kiến thức khoa học và toán, công nghệ, hướng đến sự vận dụng kỹ thuật trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
Thời gian qua, nhiều chương trình của giáo dục STEM đã được các trường học lựa chọn triển khai giảng dạy cho học sinh và đã khích lệ được học sinh tham gia học tập, sáng tạo. Thí dụ, tại Trường tiểu học và THCS Đức Trí (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã đạt được những kết quả tích cực khi đưa chương trình Robotics và khoa học máy tính vào giảng dạy.
Kết quả, học sinh nhà trường liên tục giành giải cao trong các cuộc thi Robotics và khoa học máy tính cấp quốc tế các năm 2017, 2018 và đại diện cho Việt Nam tham gia các buổi triển lãm giới thiệu các sản phẩm sáng tạo khoa học – công nghệ trong khuôn khổ các hoạt động APEC 2017.
Trường tiểu học Phan Đăng Lưu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng đã giáo dục về Robotics dưới hình thức câu lạc bộ, giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình…
Tháng 4-2019, nhóm năm học sinh Trường tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu) đã vượt qua hơn 60 đội tuyển của nhiều quốc gia để được vinh danh tại cuộc thi khoa học ứng dụng cấp quốc tế tại Mỹ do kỹ năng “Hợp tác thiết kế tốt tại cuộc thi”.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM tại một số trường vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chưa đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện cũng chưa đồng đều và thường xuyên, hoạt động giáo dục STEM chủ yếu thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật.
Video đang HOT
Chủ đề dự án học tập STEM chủ yếu là nội dung của các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) qua thực tế triển khai, giáo dục STEM còn có hạn chế là do nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cộng đồng về giáo dục STEM.
Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa, nội dung của hoạt động giáo dục STEM, từ đó việc triển khai chỉ đạo chưa thật tích cực, chưa động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Tâm lý của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh chỉ chú ý đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi mà chưa quan tâm đến các hoạt động giáo dục STEM. Vì vậy, nhiều học sinh có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ ủng hộ tham gia hoạt động này.
Theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT thành phố Đà Nẵng, Mai Tấn Linh, để thực hiện giáo dục STEM, từ năm 2019 đến nay, Sở đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho hàng trăm cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục STEM; tập trung cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cấp THPT các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học.
Các trường THCS, THPT triển khai giáo dục STEM với các yêu cầu mỗi học kỳ thực hiện ít nhất hai chủ đề và sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học. Từ khi triển khai giáo dục STEM, đã có 61 trường THCS tham gia với hơn 600 chủ đề/năm học; 29 trường THPT tham gia với hơn 150 chủ đề/năm học…
Thứ trưởng GD và ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, việc dạy học các chủ đề STEM chính là dạy học gắn với thực tiễn, là cơ hội đổi mới tư duy dạy học, khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường hợp tác trong công việc của giáo viên; đồng thời tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh và thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào hoạt động giáo dục của nhà trường.
Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương, cơ sở giáo dục trung học thực hiện thành công giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Vừa qua, một số sở GD và ĐT đã có giải pháp thúc đẩy giáo dục STEM, như: phát động và tổ chức cuộc thi thiết kế và bài giảng chủ đề STEM đến các phòng GD và ĐT, các trường THPT và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các chuyên đề dạy học STEM, tổ chức các hội thảo chuyên đề cấp huyện, cấp thành phố với sự tham dự của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Thời gian tới, các trường cần chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy học STEM, dạy học tích hợp liên môn và đưa các nội dung này vào kế hoạch giáo dục của tổ, nhóm ngay từ đầu năm học.
Còn lúng túng khi triển khai giáo dục STEM trong trường học
Chiều 23/11, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học "Giáo dục STEM và triển khai chương trình giáo dục STEM trong các trường phổ thông".
Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội thảo giáo dục STEM với sự tham gia của 12 Sở GD&ĐT trong cả nước.
Dự hội thảo có đại diện Viện Khoa học Giáo dục, các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; lãnh đạo của 12 Sở GD&ĐT cùng nhiều chuyên gia giáo dục STEM.
Đây là diễn đàn để các chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhà đầu tư và các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận về việc triển khai chương trình giáo dục STEM trong bối cảnh hiện nay.
Các đại biểu thảo luận về giáo dục STEM và cơ hội triển khai vào trường học từ mầm non đến phổ thông.
Giáo dục STEM được đánh giá là một trong những giải pháp chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0, nguồn nhân lực "công dân toàn cầu thế hệ mới". Với vai trò đó, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình giáo dục STEM từ bậc học phổ thông.
Tại Nghệ An, giáo dục STEM được Sở GD&ĐT triển khai từ năm học 2018-2019 với 3 mức độ: Dạy học theo chủ đề giáo dục STEM; dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm và thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.
Hiện cấp trung học đã xây dựng và thực hiện được 667 chủ đề giáo dục STEM. Đặc biệt có 2 trường THPT; 62 trường THCS được Bộ GD-ĐT chọn thí điểm triển khai GD STEM từ năm học 2018-2019 đã phát huy hiệu quả.
Học sinh Trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (TP Vinh, Nghệ An) trong tiết học STEM.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, một cách tiếp cận mới do đó việc triển khai chương trình giáo dục STEM tại Nghệ An cũng như các địa phương khác còn gặp khó khăn, lúng túng.
Trao đổi tại hội thảo, các đại biểu cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc triển khai giáo dục STEM trên thực tế. Cụ thể, thiếu khung chương trình, mô hình giáo dục STEM thống nhất cho các cấp học, bậc học. Thiếu tài liệu giáo dục STEM và tài liệu hướng dẫn giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học, bậc học chưa được tập huấn, chuyển giao công nghệ giáo dục STEM do đó sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Việc triển khai giáo dục STEM đang còn mang tính tự phát, nên hiệu quả chưa rõ ràng.
PGS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện KHGD Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Hội thảo cũng tập trung chia sẻ, thảo luận các nội dung như: Giáo dục STEM và cách hiểu đúng về giáo dục STEM trong bối cảnh hiện nay. Về cơ hội đưa giáo dục STEM vào trong trường phổ thông như thế nào, cách thức, mức độ và hình thức ra sao đối với từng bậc học. Chia sẻ về phương thức, kết quả triển khai chương giáo dục STEM tại các tỉnh thành.
Qua đó, giúp cán bộ quản lý ngành giáo dục, các nhà trường có thêm thông tin, hiểu đúng và triển khai chương trình giáo dục STEM phù hợp. Mục tiêu phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở mỗi địa phương.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh giáo dục STEM là lĩnh vực mới, cần có chương trình, tài liệu thống nhất, đồng bộ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Thái Văn Thành đánh giá Giáo dục STEM là lĩnh vực mới, nhưng có vai trò hình thành kỹ năng toàn cầu cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một trong những con đường để dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, giúp cho các nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dạy học STEM tại Trường THCS Võ Liệt (huyện Thanh Chương, Nghệ An).
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng mong muốn các đơn vị, chuyên gia hỗ trợ để xây dựng bộ tài liệu cho các nhà trường, địa phương sử dụng trong dạy học STEM. Trong đó, chú ý đến sự tích hợp giữa các bộ môn khác của chương trình phổ thông. Ngành cũng sẽ phối hợp, tổ chức cho cán bộ, giáo viên trên địa bàn tỉnh giao lưu, tham quan học hỏi các đơn vị ở các tỉnh thành thực hiện tốt chương trình giáo dục STEM.
Tại Nghệ An nhiều trường học đã sớm thực hiện chương trình giáo dục STEM. Tuy nhiên, việc triển khai còn tự phát, phòng học phục vụ cho STEM chưa có, chủ yếu dựa vào sự năng động tâm huyết của một số thầy cô giáo. Nội dung học dừng lại một số mô hình, thiết bị robot đơn giản. Trên thực tế chưa có một chương trình giáo dục STEM bài bản, đồng bộ, thống nhất từ mầm non phát triển đến các bậc phổ thông. Vì vậy, Nghệ An đã xây dựng đề án Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chương trình giáo dục STEM trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh.
Đâu phải ra ngoài nhà trường mới là hoạt động trải nghiệm Thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm được đưa vào thành một hoạt động bắt buộc trong các trường phổ thông, từ tiểu học đến THPT. Học sinh một trường THCS tại Cần Thơ có tới 1/3 số giờ học trải nghiệm ngoài lớp học ngay tại sân trường. Theo Bộ GD-ĐT, hoạt động trải nghiệm...