Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các nhà trường
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Do đó, giáo dục STEM cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các nhà trường. Thông tin từ hội thảo “Giáo dục STEM trong giáo dục trung học” do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức.
Giáo dục STEM gắn lý thuyết với thực tiễn
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó có nội dung “thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018″.
Đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Thực hiện Chỉ thị số 16, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai giáo dục STEM trong trường học. Từ năm 2017, Bộ đã giao Dự án Phát triển giáo dục THPT 2 trực tiếp tham gia Đề án thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố với 60 trường để thực hiện mô hình này. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quán triệt tinh thần giáo dục STEM trong tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Cũng năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch về triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″; trong đó có nội dung: Hỗ trợ kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp, giáo dục STEM tại một số trường trung học triển khai điểm đại diện cho các vùng kinh tế… Từ phong trào học sinh nghiên cứu khoa học, cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã được tổ chức hàng năm, góp phần quan trọng vào thực hiện giáo dục STEM trong các nhà trường.
Giáo dục STEM với chiến lược thu hút nữ sinh học và lựa chọn nghề nghiệpĐỌC NGAY
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, giáo dục STEM có nhiều lợi ích tích cực. Một trong những điểm mạnh của hoạt động này là giáo dục theo hướng tích hợp liên môn thay dạy đa môn rời rạc. Đây là cách tiếp cận mới, rất thiết thực, cần thiết. Bởi lẽ để giải quyết các vấn đề của thực tiễn thì không chỉ cần đến kiến thức của một môn học mà phải tổng hoà, tích hợp kiến thức của nhiều môn học.
Điểm mạnh tiếp theo của giáo dục STEM là dạy học gắn với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Khi đó, “Toán học không chỉ phục vụ cho môn Toán mà là phục vụ cuộc sống”. Giáo dục STEM đồng thời thay đổi phương thức học tập là học qua làm, học qua nghiên cứu, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức, từ đó hình thành phẩm chất năng lực. Chương trình GDPT mới có mục đích cốt lõi cũng là hình thành phẩm chất năng lực thông qua việc học sinh đổi mới cách học, cách nghĩ. “Do đó, giáo dục STEM cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các nhà trường. Đây thực sự là một phương pháp giáo dục hiện đại”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM
Đánh giá kết quả 3 năm triển khai các hoạt động thí điểm giáo dục STEM tại cơ sở giáo dục trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Nguyễn Xuân Thành cho biết, hoạt động này đã được nhiều cơ sở thực hiện hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, phù hợp điều kiện thực tế nhà trường. Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Những năm qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện giáo dục STEM; tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường triển khai thí điểm hoạt động giáo dục này. Điều đó đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên trung học nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hoạt động giáo dục STEM có hiệu quả.
Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các nhà trường.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM cũng còn một số khó khăn, hạn chế, trong đó có hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Khái niệm giáo dục STEM còn được hiểu khác nhau. Hoạt động giáo dục STEM là vấn đề còn mới mẻ đối với nhiều trường học và nhiều giáo viên. Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM. Tâm lý nhiều học sinh và phụ huynh học sinh vẫn chỉ quan tâm đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi. Vì vậy, có những em có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ học sinh ủng hộ tham gia hoạt động STEM.
Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, PGS.TS Lê Huy Hoàng – Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, ĐHSP Hà Nội, Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng nhấn mạnh vai trò của nhận thức đúng, đủ về STEM. “Khi phỏng vấn giáo viên, phục vụ đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, tôi thấy thầy cô có góc nhìn khác nhau, quan niệm chưa thống nhất về giáo dục STEM, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có nhiều tài liệu trình bày môt cách tương đối tổng quát, dễ hiểu liên quan đến nội dung này. Do đó, để triển khai giáo dục STEM được hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là giúp giáo viên, học sinh, hiểu đúng, đủ, sâu về hoạt động này”, PGS Lê Huy Hoàng nói.
Khi thảo luận tìm giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường phổ thông, nhiều đại biểu khác tham dự hội thảo cũng đề xuất phải nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, cộng đồng về hoạt động giáo dục này. Đây chính là nhiệm vụ đầu tiên Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý ngành giáo dục thực hiện trong thời gian tới.
Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM
Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM là việc quan trọng cần làm, cũng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục STEM trong thời gian tới.
Ảnh minh họa/internet
Hạn chế nhận thức là 1 khó khăn khi triển khai giáo dục STEM
Chiều 19/6, tại Đà Nẵng, hội thảo Giáo dục STEM trong giáo dục trung học được Bộ GD&ĐT tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo sở/phòng GD&ĐT từ 63 sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên 1 số trường trung học.
Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện thí điểm triển khai giáo dục STEM, theo tổng kết của Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đã triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, Chính phủ về giáo dục STEM; chủ động triển khai nhiều hoạt động thí điểm giáo dục STEM ở các địa phương, cơ sở giáo dục trung học trong cả nước. Giáo dục STEM đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành GD-ĐT các cấp.
Với sự chỉ đạo tích cực của các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đã có nhiều cơ sở giáo dục trung học thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức giáo dục STEM, đảm bảo mục tiêu, phù hợp điều kiện thực tế nhà trường. Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các hội thảo, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện giáo dục STEM; tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường triển khai thí điểm giáo dục STEM. Đồng thời với các khóa tập huấn của Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục STEM.
Việc này đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên trung học nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hoạt động giáo dục STEM có hiệu quả. Kết quả thông qua các hội thảo, tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực dạy học, giáo dục theo định hướng STEM cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM cũng còn một số khó khăn, hạn chế. Trong đó có hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cộng đồng về giáo dục STEM.
Khái niệm về giáo dục STEM còn được hiểu khác nhau. Hoạt động giáo dục STEM là vấn đề còn mới mẻ đối với nhiều trường học và nhiều giáo viên. Một số địa phương, đơn vị đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM, từ đó việc triển khai chỉ đạo chưa thật tích cực, chưa động viên khuyến khích kịp thời cho những giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
"Khi phỏng vấn các thầy cô giáo, phục vụ đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, tôi thấy thầy cô có góc nhìn khác nhau, quan niệm chưa thống nhất về giáo dục STEM; mặc dù Bộ GD&ĐT đã có nhiều tài liệu trình bày môt cách tương đối tổng quát, dễ hiểu liên quan đến nội dung này. Nên, việc đầu tiên các thầy cô cần hiểu đúng, đủ, sâu về giáo dục STEM" - PGS Lê Huy Hoàng chia sẻ.
Tâm lý nhiều học sinh và phụ huynh học sinh vẫn chỉ quan tâm đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi. Vì vậy, nhiều học sinh có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ học sinh ủng hộ tham gia hoạt động STEM.
Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, PGS.TS Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, ĐHSP Hà Nội, Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng nhấn mạnh vai trò của nhận thức đúng, đủ về STEM..
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Không khó nếu thực sự bắt tay vào làm
Phát biểu tại hội thảo, vấn đề đầu tiên trong 5 nội dung Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý thực hiện trong thời gian tới cũng là cần nâng cao nhận thức từ sở/phòng GD&ĐT, các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục STEM. Đây cũng là một trong những giải pháp được Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đưa ra.
Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và trong cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
Quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về các hoạt động giáo dục liên quan đến giáo dục STEM để có thống nhất cao trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục STEM cho học sinh phổ thông như: Ngày hội STEM; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các trường đại học, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân....
Đồng thời, các giải pháp khác cũng cần được thực hiện, như: Bổ sung, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM. Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý, thực hiện các hoạt động giáo dục STEM. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giáo dục STEM. Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục khác và tăng cường quản lý đối với giáo dục STEM.
Ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc sở GD&ĐT Hải Phòng cho rằng, giáo dục STEM khá mới nên phải thông suốt trong nhận thức từ trên xuống dưới. "Nếu bắt tay vào làm thì sẽ không khó như chúng ta nghĩ. Hải Phòng cũng chọn khoảng 100 thầy cô giáo có kĩ năng, nhiệt huyết để huấn luyện thành đội ngũ cốt cán. Hải Phòng có 15 quận/huyện, chúng tôi chỉ chọn 1-2 trường trong 1-2 quận huyện để làm điểm, sau đó mới nhân rộng" - ông Tiến chia sẻ.
Cũng vì còn mới nên sẽ chọn để làm điểm, sau đó mới nhân rộng, đó là quan điểm của Phó Giám đốc sở GD&ĐT Bắc Ninh, ông Trịnh Khôi cho biết: Bắc Ninh đã chọn thí điểm triển khai giáo dục STEM. Trường thí điểm được giao cụ thể mỗi tháng, mỗi học kỳ phải xây dựng được bao nhiêu chủ đề; từ chủ đề đó sẽ kiểm tra, phân tích, đánh giá, nếu chủ đề hay sẽ nhân rộng. "Khi đã có "vốn liếng" nhiều thì mới triển khai đại trà" - ông Khôi cho hay.
Hiệu quả đưa giáo dục STEM vào trường học Những năm gần đây, giáo dục STEM (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán) đã được nhiều trường trung học trong tỉnh phát triển, thực hiện thường xuyên. Đa số các thầy cô giáo đều tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức dạy học, xây dựng và thực hiện các chủ đề liên môn,...