Đây là phương pháp sơ cứu vết bỏng chuẩn nhất cho trẻ nhỏ mà bố mẹ rất nên nhớ
Trẻ con hiếu động nghịch ngợm nên đôi khi có thể bị bỏng ngoài ý muốn và nếu trường hợp không may đó xảy ra thì cha mẹ nên lưu ý đến một số phương pháp sơ cứu dưới đây.
Nhà là nơi rất an toàn, nhưng thực tế, nhà cũng là nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ. Khi bố mẹ không để mắt đến trẻ, trẻ có thể bị bỏng nước sôi và gây ra thương tích nghiêm trọng. Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông đưa ra phương pháp sơ cứu vết bỏng chuẩn nhất bố mẹ cần nhớ.
Cách sơ cứ vết bỏng nhẹ:
- Để vết bỏng chảy dưới vòi nước, hoặc ngâm vết bỏng trong nước lạnh cho đến khi không còn cảm giác đau rát.
- Nhẹ nhàng lau khô vết thương.
- Dùng bông băng, vải sạch hoặc màng bảo quản thực phẩm che vết thương.
- Tránh đụng chạm khiến vết thương xây xát.
Những vết bỏng nào không nên tự xử lý, mà cần đưa trẻ đến bệnh viện?
- Bỏng ở mức độ 3.
- Bộ phận bị bỏng chẳng hạn đường hô hấp, mặt, cánh tay, bàn tay, cơ quan sinh dục.
- Đối tượng bị bỏng là trẻ nhỏ.
- Bỏng bề mặt da trên 10%.
Video đang HOT
Bác sĩ Tiêu Việt, hội trưởng Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông, cho biết: “Chúng tôi không khuyến khích mọi người dùng phương pháp dân gian sơ cứu vết bỏng. Chẳng hạn bôi kem đánh răng hoặc xì dầu lên vết bỏng có thể khiến vết bỏng bị nhiễm khuẩn”.
Lưu ý khi sơ cứu vết bỏng:
Khi vết bỏng xuất hiện các túi bỏng nước, tuyệt đối không nên chích.
Bác sĩ Tiêu Việt giải thích: “Các túi bỏng nước cũng chính là lớp bảo vệ của làn da. Nếu tự ý chích các túi bỏng nước và không xử lý tốt, vết bỏng sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng”.
- Không chích các túi bỏng nước.
- Không bôi kem đánh răng hoặc xì dầu.
- Không dùng đá chườm vết bỏng.
- Không hạ nhiệt vết bỏng quá mức cần thiết.
- Không bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
Biện pháp phòng tránh bỏng đối với trẻ nhỏ
Ảnh minh họa
- Que diêm hoặc bật lửa nên đặt ngoài tầm với của trẻ.
- Khi nấu ấm nước, miệng của ấm nước nên hướng vào tường, tránh tình trạng hơi nước thoát ra làm bỏng trẻ.
- Đảm bảo bếp lò, bếp gas đã tắt khi nhấc nồi xuống bếp.
- Khi tắm cho trẻ, phải kiểm tra nhiệt độ của nước.
- Khi ủi áo quần, không nên để trẻ nhỏ đến gần.
- Không hút thuốc trên giường.
- Không để trẻ nhỏ chạm vào đồ đựng thức ăn nóng.
- Không để khăn trải bàn quá dài, tránh tình trạng trẻ vô tình kéo khăn, khiến đồ đựng thức ăn nóng đổ ập vào người trẻ.
- Nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ cần ưu tiên chọn những đồ vật không có tính bắt lửa hay gây ra cháy nổ.
Theo Topick
Tác hại khó lường từ việc cạo trọc đầu cho trẻ và mẹo giúp mẹ cắt tóc cho bé dễ dàng
Trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi trộm và các bà mẹ cho rằng để nhiều tóc sẽ càng khiến bé khó chịu. Tuy việc cắt tỉa tóc có thể giúp bé mát mẻ hơn nhưng nếu cạo trọc đầu sẽ gây tác dụng phụ.
Những tác hại có thể xảy ra khi mẹ cạo trọc đầu cho bé
Những ngày trời nóng, việc cắt tỉa tóc của bé cho gọn gàng thật sự góp phần làm giảm bớt nhiệt cho cơ thể của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không khuyến nghị bạn cạo hết tóc của bé, bởi vì hành động này có thể gây hại cho sức khỏe của con bạn.
Bé dễ bị muỗi và côn trùng cắn
Tác dụng của tóc không chỉ là để giữ ấm phần đầu và làm đẹp vẻ ngoài mà nó còn có hiệu quả phần nào trong việc ngăn cản những yếu tố bên ngoài gây tổn hại cho da đầu của bé. Chính vì vậy, nếu mẹ vì tham lam nghĩ rằng cạo trọc đầu sẽ giúp bé càng mát mẻ, dễ chịu thì vô tình có thể tạo cơ hội cho muỗi, côn trùng tấn công phần đầu của bé, nhẹ thì gây sưng đỏ, ngứa, nghiêm trọng sẽ gây các bệnh truyền nhiễm.
Nếu mẹ vì tham lam nghĩ rằng cạo trọc đầu sẽ giúp bé càng mát mẻ, dễ chịu thì vô tình có thể tạo cơ hội cho muỗi, côn trùng tấn công phần đầu của bé (Ảnh minh họa).
Ảnh hưởng từ tia tử ngoại sẽ mạnh hơn
Bên cạnh vấn đề da đầu bị tấn công từ côn trùng thì tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời cũng làm tổn thương da đầu của bé một cách mạnh mẽ nếu như không có sự bảo vệ của tóc. Nếu mẹ không biết cách che chắn, bảo vệ thích hợp thì đầu của bé khi bị cạo hết tóc dưới tác động của tia tử ngoại sẽ khiến da đầu bé bị tổn thương, ửng đỏ, nghiêm trọng còn gây bong tróc da đầu.
Như vậy, việc để trọc đầu cho bé không những không giúp bé tận hưởng cảm giác mát mẻ an toàn mà còn gây hại cho phần đầu non nớt của bé.
Cắt tỉa tóc cho bé như thế nào mới thích hợp
Thông thường, vào những ngày nóng thì bé nên để tóc dài khoảng 3-5cm là thích hợp, vừa giúp bé không quá bị nóng nực vừa có thể bảo vệ da đầu không bị tổn thương từ tác động bên ngoài. Ngoài ra, với cô bé thì nên cắt tỉa tóc ở hai bên tai gọn gàng, nếu để mái phía trước trán cũng không nên để quá dài để bé không bị nóng và khó chịu.
Vào những ngày nóng thì bé nên để tóc dài khoảng 3-5cm là thích hợp, vừa giúp bé không quá bị nóng nực vừa có thể bảo vệ da đầu không bị tổn thương từ tác động bên ngoài (Ảnh minh họa).
Dưới đây là một số mẹo giúp cắt tóc cho bé dễ dàng:
Hãy chọn lúc bé vui vẻ để cắt tóc cho bé
Nhiều mẹ thích ở nhà tự tay cắt tóc cho con nhưng trẻ nhỏ ít khi chịu "hợp tác", đa số các bé chưa thích nghi được với việc cắt tóc nên hay tỏ ra sợ hãi, khóc quấy và cựa quậy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn lúc nào bé đang vui vẻ, hưng phấn để dỗ dành con ngồi cho bạn cắt tóc.
Ngoài ra, nếu bé tỏ ra sợ dụng cụ cắt tóc, mẹ hãy chọn mua những món đồ chơi dành cho việc cắt tóc để giúp bé quen dần khi tiếp xúc với đồ thật. Bên cạnh đó, người lớn nên tránh có những lời nói hay ám thị tiêu cực về chuyện cắt tóc để tránh bé sợ và từ chối. Bạn có thể cho bé biết rằng sau khi bé ngồi yên để bạn cắt tóc thì bé sẽ trông xinh xắn hơn, hoặc sau đó bé sẽ được mẹ mua đồ chơi, quà vặt...
Nếu bé tỏ ra sợ dụng cụ cắt tóc, mẹ hãy chọn mua những món đồ chơi dành cho việc cắt tóc để giúp bé quen dần khi tiếp xúc với đồ thật (Ảnh minh họa).
Di chuyển sự chú ý của bé trong quá trình cắt tóc
Để bé giảm bớt sợ hãi và động đậy khi cắt tóc, bạn có thể mở phim hoạt hình hoặc nhạc thiếu nhi để thu hút sự chú ý của bé. Thông thường chuyện cắt tóc cho bé không kéo dài như người lớn nên cách này rất hiệu quả để bé ngồi yên trong khoảng thời gian 5-10 phút, như thế cũng đủ để bạn hoàn thành việc "làm đẹp" cho mái đầu của bé.
Động tác khi cắt tóc cho bé phải nhẹ nhàng
Tóc của bé còn rất non yếu, da đầu cũng mềm và dễ tổn thương. Vì vậy, nếu bạn tự cắt tóc cho bé thì nên chú ý động tác phải nhẹ nhàng, cẩn thận từng thao tác. Ngoài ra, dụng cụ cắt tóc phải được đảm bảo vệ sinh để tránh gây thương tích, nhiễm trùng không đáng có.
Nguồn: Baby
Không phải tắm nắng mỗi ngày, đây mới là cách bổ sung vitamin D hiệu quả cho bé Quan niệm tắm nắng cho trẻ để bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe đã không còn phù hợp. Vậy cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé từ những nguồn nào? Nhu cầu vitamin D hàng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược...