Đây là những nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn sáng
Việc bỏ ăn sáng sẽ làm rối loạn lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến việc giảm cân và một số nguy cơ sức khỏe khác.
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày của chúng ta – đặc biệt là sau một khoảng thời gian dài ngủ. Ăn sáng lành mạnh là vô cùng quan trọng và không bao giờ được bỏ ăn sáng, bất kể với lý do gì. Bỏ ăn sáng đầu tiên trong ngày – đặc biệt là khi bỏ ăn sáng thường xuyên – có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Việc bỏ ăn sáng sẽ làm rối loạn lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến việc giảm cân và một số nguy cơ sức khỏe khác. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Điều quan trọng là phải thiết lập một thói quen lành mạnh vào buổi sáng để đảm bảo rằng chúng ta không bỏ lỡ việc chăm sóc bản thân và tăng cường sức khỏe thể chất cũng như tinh thần trước khi bước vào ngày bận rộn.
Và việc ăn sáng là một thói quen như vậy. Sau đây là những nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn sáng.
Khiến chúng ta mệt mỏi, uể oải
Sau một giấc ngủ dài, năng lượng của cơ thể bị cạn kiệt – ăn sáng giúp đảm bảo nạp năng lượng cho trí óc và cơ thể một cách hiệu quả. Khi chúng ta thường xuyên bỏ ăn sáng, chúng ta có thể cảm thấy uể oải, đầu óc mụ mẫm và đãng trí.
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
Video đang HOT
Ăn sáng sáng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể – do đó giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày, ngay cả khi nghỉ ngơi. Bỏ ăn sáng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể và làm chậm quá trình giảm cân.
Làm rối loạn lượng đường trong máu
Ăn sáng lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể – bỏ ăn sáng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến hoặc giảm đột ngột, gây ra cảm giác thèm ăn không lành mạnh và mệt mỏi.
Làm rối loạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
Khi chúng ta ăn sáng đầy đủ với đủ trái cây và rau quả, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu đầy đủ. Bỏ ăn sáng có thể khiến chúng ta cảm thấy yếu và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể.
Ảnh hưởng đến việc quản lý cân nặng
Những người ăn sáng lành mạnh hàng ngày ít có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì. Một bữa sáng lành mạnh giúp duy trì cảm giác no và kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.
Uống quá nhiều caffeine, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như lo lắng, mất ngủ, các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch và rối loạn lượng đường trong máu.
Caffeine, một chất kích thích phổ biến có trong cà phê, trà và nước tăng lực, được tiêu thụ rộng rãi vì tác dụng tăng cường sinh lực của nó. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều caffeine có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là 8 tác dụng phụ đáng chú ý của việc sử dụng quá nhiều caffeine:
Tăng mức độ lo âu và căng thẳng
Liều lượng caffeine cao có thể làm tăng mức độ lo âu và gây ra sự căng thẳng. Điều này là do tác dụng kích thích của caffeine lên hệ thần kinh trung ương, có thể làm tăng phản ứng căng thẳng và làm trầm trọng thêm các rối loạn lo âu.
Trong khi caffeine có thể mang lại những tác dụng có lợi ở mức độ vừa phải, thì việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Mất ngủ
Caffeine được biết đến với khả năng giúp mọi người tỉnh táo bằng cách ngăn chặn chất hóa học gây ngủ adenosine. Tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ và mất ngủ, góp phần gây mệt mỏi và giảm năng suất trong ngày.
Vấn đề tiêu hóa
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm chứng ợ nóng và hội chứng ruột kích thích (IBS). Nó kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể gây trào ngược axit, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các tình trạng như viêm dạ dày và loét.
Các vấn đề về tim mạch
Theo Tiến sĩ Manish Mittal, Bác sĩ tư vấn, Bệnh viện đa khoa Bhailal Amin, Vadodara, Ấn Độ: "Caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tim mạch, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nhịp tim không đều. Những người có bệnh tim hoặc tăng huyết áp từ trước nên thận trọng khi sử dụng caffeine vì nó có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này và thậm chí gây đau ngực".
Bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng
Caffeine có thể tác động đến mức đường huyết, gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nó có thể làm tăng đột biến đường huyết và insulin trong thời gian ngắn, khiến việc kiểm soát bệnh trở nên phức tạp hơn. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận theo dõi lượng caffeine tiêu thụ.
Làm trầm trọng thêm các rối loạn thần kinh
Những người mắc các bệnh về thần kinh như động kinh hoặc bệnh Parkinson có thể thấy rằng caffeine khiến các triệu chứng của họ trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù caffeine không gây ra những tình trạng này nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm các cơn co giật ở bệnh động kinh và run ở bệnh Parkinson, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
Bệnh tăng nhãn áp và sức khỏe của mắt
Caffeine có thể làm tăng áp lực nội nhãn, có khả năng làm bệnh tăng nhãn áp trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân mắc bệnh về mắt này nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng và có nguy cơ gây tổn thương mắt.
Vấn đề kiểm soát bàng quang
Caffeine hoạt động như một chất lợi tiểu, làm tăng sản xuất nước tiểu và có khả năng dẫn đến các vấn đề kiểm soát bàng quang, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Điều này có thể dẫn đến tăng tần suất và nhu cầu đi tiểu gấp, gây khó chịu và bất tiện.
Nhìn chung, trong khi caffeine có thể mang lại những tác dụng có lợi ở mức độ vừa phải, thì việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Điều quan trọng là phải chú ý đến lượng caffeine bạn nạp vào cơ thể để tránh những tác dụng phụ bất lợi này và duy trì sức khỏe tổng thể, theo The Times of India.
Ai dễ gặp tác dụng phụ khi ăn đậu bắp? Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác. Tuy nhiên, một số người không nên ăn đậu bắp. Lợi ích của đậu bắp bao gồm khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch, xương chắc khỏe hơn, lượng đường trong máu ổn định, cải thiện sức khỏe đường ruột và...