Đây là những cách giúp bạn tự kiểm tra xem mắt, cột sống, não, gan, xương… có gặp vấn đề trầm trọng hay không
Nếu nghi ngờ bản thân có bệnh tật, bạn hãy tự kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng 7 cách đơn giản sau, vừa nhanh gọn mà còn cho kết quả chính xác.
Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh hàng ngày. Từ môi trường cho tới thức ăn, thức uống đều chứa hàm lượng độc tố cao khiến cơ thể sinh bệnh. Chưa kể về mặt tinh thần, ai cũng phải đối diện với nhiều căng thẳng khác nhau đến từ cuộc sống, làm ăn, gia đình… Tất cả những nguyên nhân đó sẽ “bào mòn” sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên rất cao.
Tự kiểm tra sức khỏe tại nhà là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.
Chính vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận để đi khám thì có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà bằng 7 cách đơn giản sau, chỉ cần vài phút đã cho ra kết quả chính xác.
Những cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà
1. Kiểm tra cột sống
Để tiến hành bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị 2 chiếc cân có độ chính xác cao. Sau đó đứng mỗi chân trên 1 chiếc cân và nhìn con số hiển thị.
Nếu con số xuất hiện trên 2 chiếc cân giống nhau hoặc sát nhau thì hãy yên tâm, sức khỏe bạn không có vấn đề gì. Nhưng nếu con số này lệch nhau quá nhiều thì đồng nghĩa là vùng xương hông, vùng đầu và cột sống của bạn đang bị lệch tâm. Nên đi khám sớm để biết thêm những bệnh tiềm ẩn.
Nếu con số trên 2 chiếc cân quá lệch nhau thì cần đi khám sớm kẻo mắc bệnh.
2. Kiểm tra thị giác
Bạn hãy tìm một khung cửa sổ, sau đó nhìn thẳng vào trong 30 giây rồi nhắm mắt lại. Tiếp đó hãy mở mắt trái, nhắm lại rồi mở tiếp mắt phải.
Nếu hình ảnh bạn tiếp nhận bị mờ, không rõ nét và những cạnh cửa không còn song song với nhau… hãy cẩn trọng trước bệnh thoái hóa điểm vàng hoặc suy giảm thị lực. Cần đi khám nhãn khoa kẻo đôi mắt suy yếu thêm.
3. Kiểm tra nội tiết tố
Video đang HOT
Một trong những “tấm gương” phản chiếu sức khỏe chính là số đo vòng eo của bạn. Để kiểm tra cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, bạn hãy lấy thước dây và đo kích thước vòng eo. Nếu sức khỏe bình thường thì con số này không được vượt quá 86cm với phụ nữ và 101cm với nam giới.
Những người có số đo vòng eo vượt qua ngưỡng này rất dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 5 lần bình thường. Ở Nhật Bản vào năm 2008, chính phủ thậm chí còn ban hành luật lệ cho những ai béo phì phải tham gia các buổi tập đặc biệt để giảm cân.
Phụ nữ nên chú ý không được để vòng eo quá to vì sẽ tăng nguy cơ gây bệnh.
4. Kiểm tra não
Bạn cần chuẩn bị trước 1 tờ giấy, 1 chiếc bút và 1 người hỗ trợ ngồi bên cạnh. Tiếp theo, bạn vẽ ra một chiếc đồng hồ và nhờ bạn của mình nói một khung giờ nào đó. Lấy ví dụ, người kia bảo là 5h10 thì bạn hãy vẽ kim chỉ giờ và kim chỉ phút tương ứng với khung giờ đó.
Bài kiểm tra đơn giản này có thể giúp bạn phát hiện não có đang hoạt động tốt hay không, đồng thời kiểm tra được sự linh hoạt của tay, khả năng nhận thức và thị giác… Lúc này, nếu bạn không thể vẽ được chiếc đồng hồ hay kim phút, kim giờ chính xác thì phải cẩn trọng trước chứng suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ.
Móng tay tuy nhỏ bé, mỏng manh nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nên hãy nhìn thật kỹ vào từng móng tay, nếu chúng gồ ghề, dễ nứt vỡ hoặc xuất hiện chấm trắng thì đồng nghĩa cơ thể đang thiếu vitamin B, sắt hoặc là dấu hiệu sớm của chứng loãng xương.
6. Kiểm tra thính giác
Bài kiểm tra này khá đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng lắng nghe người khác đang nói gì ở khoảng cách 3-5m, nếu không nghe bất cứ chuyện gì thì thính giác đang suy yếu, cần cẩn thận. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên làm ở những nơi yên tĩnh, không làm ở quán cà phê hoặc nơi đông người vì sẽ cho kết quả sai.
7. Kiểm tra gan
Hãy tìm một chiếc gương lớn có thể thấy bao quát toàn bộ cơ thể, sau đó đứng trước gương và nhìn vùng phía trên bụng.
Lúc này, nếu bụng bạn có một lớp mỡ xuất hiện ở khu vực hông thì cẩn thận mỡ nội tạng xung quanh vùng gan, gây cản trở hoạt động của gan và sinh bệnh gan. Thêm vào đó, những dấu hiệu như vàng mắt, xuất hiện bọng mắt cũng có thể cảnh báo gan đang “kêu cứu”.
Nếu bạn muốn giảm đau lưng, đừng quên lựa chọn những tư thế ngủ này vào ban đêm
Chỉ với thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong tư thế ngủ, bạn có thể giảm áp lực tới lưng và hạn chế những cơn đau xuất hiện.
Đau lưng dưới là hiện tượng không hề hiếm gặp hiện nay và một khi mắc phải, bạn mới "thấm thía" nỗi khổ của những người đang phải sống chung với tình trạng này. Cơn đau ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, từ thứ đơn giản nhất như dậy khỏi giường, cúi người nhặt đồ đạc đến bất kỳ việc làm nào khác đòi hỏi cơ thể phải vận động.
Trên thực tế, Hiệp hội Nắn chỉnh xương khớp Hoa Kỳ đã chỉ ra, 35 triệu người đang phải vật lộn với những cơn đau lưng xuất hiện bất chợt trong ngày. Rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này như di truyền, lối sống, chấn thương và thói quen vận động. Tuy nhiên, bạn đừng cảm thấy tuyệt vọng vì nằm trong số 35 triệu người đang mắc đau lưng dưới. Hiện nay có không ít biện pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả giúp giảm đau tại nhà. Một trong số đó là điều chỉnh tư thế ngủ vào ban đêm.
Mark Slabaugh, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Chuyên khoa Chỉnh hình ở Mercy, Hoa Kỳ cho biết, tư thế ngủ tác động tới một số vị trí nhất định ở cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng. Do đó, chợp mắt 6-7 tiếng mỗi đêm trong những tư thế gây hại này đủ để làm trầm trọng thêm các vấn đề về xương khớp.
Jason P. Womack, trưởng khoa Y học Thể thao kiêm phó giáo sư tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson khuyến cáo, cột sống luôn phải thẳng dù bạn nằm ở bất kỳ tư thế nào. Nói cách khác, đầu, cổ và lưng cần ở vị trí thẳng hàng, cong tự nhiên nhất có thể.
Dưới đây là tổng hợp một số tư thế ngủ tốt nhất về đêm để tránh đau lưng sau khi thức dậy:
Tư thế thai nhi
Tư thế nằm ngủ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cột sống và là một trong những nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất.
Theo phó giáo sư Jason, cong người và nằm nghiêng về một bên như tư thế thai nhi trong bụng mẹ có thể hạn chế đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đĩa đệm là lớp đệm nằm giữa các đốt sống trong cột sống. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị đẩy ra ngoài, lệch khỏi vị trí ban đầu. Phó giáo sư Jason cho biết thêm, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể đưa cột sống trở lại vị trí tự nhiên nhất.
Tư thế nằm nghiêng, kê gối giữa hai đầu gối
Một trong những mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn trong tư thế nằm nghiêng là đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Nằm nghiêng tuy là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất nhưng lại có khả năng khiến cột sống bị lệch về một phía. Vì vậy, chuyên gia Mark khuyên, mọi người nên kê thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối để ngăn ngừa tình trạng này. Gối giúp nâng cao phần chân trên, tạo không gian cho xương chậu đặt ở vị trí tự nhiên nhất.
Tư thế nằm ngửa
Nhìn chung, nằm ngửa là tư thế khá tốt đối với những người mắc đau lưng dưới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến độ cao của gối. Hãy điều chỉnh ngay nếu chúng nâng cổ lên quá cao và gây đau sau khi thức dậy.
Tư thế nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối
Bạn nên thu hẹp khoảng cách giữa cơ thể với giường để tránh căng cơ và ảnh hưởng tới cột sống.
Chuyên gia Mark khuyên, nếu có thói quen nằm ngửa và muốn tránh những cơn đau lưng xuất hiện, bạn hãy kê một chiếc gối nhỏ ở dưới đầu gối. Việc làm này sẽ giúp xương chậu không bị nâng cao quá mức khi ngủ.
Tư thế nằm sấp, kê gối dưới xương chậu
Nằm sấp không tốt vì thói quen này gây áp lực rất lớn lên lưng.
Nằm sấp là tư thế ngủ rất xấu và cần tránh. Thói quen này có thể khiến cột sống bị cong quá mức. Tuy nhiên, phó giáo sư Jason cho biết, bạn hoàn toàn có thể nằm ngủ ở tư thế này nếu đặt một chiếc gối dưới xương chậu. Chúng sẽ giảm bớt áp lực lên lưng. Một số người thậm chí còn bỏ cả gối đầu để tạo cảm giác thoải mái hơn.
Đau lưng dưới nên dùng loại gối nào?
Nhìn chung, bạn nên chọn một chiếc gối không quá cao hoặc phồng. Đừng dùng những loại khiến đầu nâng cao quá mức cần thiết. Chuyên gia Mark cho biết, bạn nên tìm một chiếc gối có thể đảm bảo từ đầu đến vai là một đường thẳng.
Một chiếc gối phù hợp vừa phải cứng để nâng đỡ trọng lượng cơ thể vừa đủ mềm để tạo cảm giác thoải mái.
Dùng đệm nào khi bị đau lưng?
Tiêu chí chọn đệm là khá giống với tiêu chí chọn gối. Nói cách khác, bạn cần một chiếc đệm vững chắc nhưng cũng không quá cứng, tạo cảm giác như ngủ trên một tảng đá. Dù nằm ngửa hay nghiêng, vật dụng này phải đảm bảo chất lượng để giữ cho cột sống thẳng suốt thời gian ngủ.
Phó giáo sư Jason cảnh báo, bạn không nên lựa chọn đệm mềm vì nếu dùng lâu, chúng tạo ra những khu vực lõm ở nơi thường xuyên chịu áp lực như xung quanh đầu gối và hông.
Cần làm gì để giảm đau lưng vào buổi sáng?
Không ít người gặp phải khó khăn khi cử động sau 7 tiếng ngủ. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số bài tập giãn cơ để thả lỏng cơ thể. Gân kheo có xu hướng thắt chặt ở những người gặp phải vấn đề về lưng. Chuyên gia Mark giải thích, kéo giãn khu vực này sẽ giảm bớt áp lực lên lưng.
Wall slides là một trong những bài tập đơn giản giúp khởi động sau khi nằm trên giường một thời gian dài. Bạn chỉ cần đứng tựa lưng vào tường, ép hai tay lên tường, từ từ đưa lên và hạ xuống cho đến khi cảm thấy giãn cơ.
3 vấn đề mẹ bỉm sữa mới sinh con cần đặc biệt lưu ý để mẹ khỏe con vui Thời điểm khi rời phòng sinh, người mẹ mới bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng. Lúc này, mẹ cần đặc biệt lưu ý ở một số điểm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé mới chào đời. Uống thuốc trong thời kỳ cho con bú Nhiều người nói rằng thuốc được sử dụng trong thời kỳ cho...