Đây là khoảng thời gian phụ nữ sau sinh có thể đi làm trở lại, sớm hơn không có lợi cho cả sức khỏe mẹ và bé
Bác sĩ Sản khoa cho biết cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Đi làm sớm hơn thời gian này không có lợi cho cả mẹ và bé.
Sau sinh, theo chế độ thì phụ nữ có thể được nghỉ đến 6 tháng. Tuy nhiên vì đặc thù một số công việc nên mẹ bỉm sữa có thể phải đi làm sớm hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Sản khoa khuyên không nên sớm hơn 3 tháng bởi cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Sớm hơn thời gian này sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số lý do.
Mẹ và bé cần thời gian để làm quen với nhau
Ngay từ khi đứa bé chào đời, bé sẽ phải làm quen với một môi trường khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Lúc này, bé cần nhất là cảm giác an toàn và mẹ chính là người bé tin tưởng nhất. Người mẹ cũng cần có thời gian để quen với sự có mặt của thiên thần nhỏ, quen với những công việc chăm sóc một em bé để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa mẹ con. 3 tháng chính là quãng thời gian để cả mẹ và bé quen dần.
Video đang HOT
Mẹ làm việc sớm sau sinh ảnh hưởng tới sữa mẹ và sự hồi phục của người mẹ
Sau sinh, khi cơ thể chưa kịp hồi phục mà mẹ đã lao vào làm việc thì khả năng lớn sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Mẹ bận làm có thể không ăn uống đầy đủ, bổ sung nước kịp thời để hỗ trợ quá trình tạo sữa. Điều này sẽ khiến mẹ vừa mệt mỏi mà bé lại thiệt thòi vì không được bú mẹ đầy đủ.
Bên cạnh đó, việc quay cuồng giữa chăm con và công việc sẽ khiến mẹ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sau khi vừa trải qua thời gian bầu bí và cuộc “vượt cạn”. Vì thế mẹ dễ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Tự theo dõi sức khỏe giúp bác sĩ chẩn bệnh từ xa
Đại dịch COVID-19 không chỉ buộc bệnh nhân hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe tại nhà, mà còn thúc đẩy việc ứng dụng các thiết bị hoặc chương trình giúp bệnh nhân tự giám sát dấu hiệu sinh tồn của bản thân.
Mẹ bầu tự phát hiện tiền sản giật
Nhờ tự theo dõi sức khỏe tại nhà, cô Williams và con gái không bị đe dọa tính mạng vì chứng tiền sản giật.
Vào tháng 4, vì dịch COVID-19, cô Whitney Williams ở bang Kentucky buộc phải hạn chế số lần gặp trực tiếp bác sĩ sản khoa để thăm khám. Do vậy, cô quyết định kiểm tra huyết áp hằng ngày tại nhà.
Một ngày nọ, khi thấy huyết áp tăng cao, Williams gọi ngay cho bác sĩ và được yêu cầu đến phòng khám tức thì. Kết quả là cô bị tiền sản giật, một biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng cả mẹ và bé, với huyết áp cao là triệu chứng đặc trưng. Nhờ được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên cô và em bé đều ổn, sau một thời gian dài nằm viện. "Nếu tôi không tự kiểm tra huyết áp ở nhà và báo cho bác sĩ thì có lẽ tôi đã không kịp đến bệnh viện" - Williams nhớ lại.
Kể từ khi triển khai chương trình Cuff Kit hồi tháng 4, Quỹ Tiền sản giật (Preeclampsia Foundation) đã cung cấp hơn 2.500 vòng đo huyết áp cho phụ nữ mang thai ở 7 tiểu bang của Mỹ. Eleni Tsigas, Giám đốc điều hành của quỹ, cho rằng ngay cả khi các bác sĩ trở lại thăm khám trực tiếp như trước khi có dịch, công cụ này vẫn có thể giúp tầm soát chứng tiền sản giật, vốn thường xảy ra đột ngột. Thậm chí, nó giúp sản phụ tự theo dõi huyết áp vài tuần sau sinh, vì tiền sản giật sau sinh có thể xảy ra với những bà mẹ không đi khám sức khỏe theo khuyến cáo.
Thiết bị giúp bệnh nhân COVID-19 theo dõi tại nhà
"Đại dịch mở ra tiềm năng định hình lại việc chăm sóc sức khỏe theo những cách hoàn toàn mới" - Tiến sĩ Peter Pronovost, người sáng lập chương trình "Giám sát sức khỏe tại gia" thuộc Bệnh viện Đại học Cleveland, nhận xét. Khi đại dịch bắt đầu, Tiến sĩ Pronovost lo lắng những bệnh nhân COVID-19 đang hồi phục tại nhà không được giám sát chặt chẽ. Vì vậy, bệnh viện của ông đã gửi cho họ một thiết bị giống đồng hồ thông minh để theo dõi nồng độ ôxy máu, mạch đập và nhịp thở. Dữ liệu được theo dõi bởi đội ngũ y tá.
Từ tháng 4 đến nay, bệnh viện đã cung cấp hơn 1.000 thiết bị cho bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm COVID-19 và nó đã giúp cứu sống nhiều người. Đơn cử, bệnh nhân Leonard Frazier được phát hiện có nồng độ ôxy máu giảm và huyết áp tăng vọt khi đang ở nhà. Các y tá gọi cho anh ta và yêu cầu đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Sau một tuần điều trị, Frazier đã bình phục và xuất viện.
Tiến sĩ Pronovost cho biết việc giám sát sức khỏe tại nhà mở ra một hướng đi hoàn toàn mới giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Giám sát sức khỏe bệnh nhân từ xa bằng thiết bị kết nối Bluetooth
Cũng với mục tiêu giúp bệnh nhân giám sát sức khỏe tốt hơn, các bác sĩ tại Bệnh viện Mayo đã ra mắt chương trình theo dõi sức khỏe tại gia. Theo đó, bệnh nhân ở nhà với các thiết bị kết nối Bluetooth giúp kiểm tra nhịp tim, huyết áp và nồng độ ôxy máu, tất cả thông tin được gửi tới bộ phận điều dưỡng Mayo.
Bệnh viện Mayo còn dự định dùng thêm ống nghe ảo và dụng cụ soi tai để thăm khám cho người bệnh từ xa. Hiện có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi, suy thận và các bệnh khác đang được chăm sóc thông qua chương trình Chăm sóc tiên tiến tại gia. Mayo hy vọng đến cuối năm 2021, chương trình sẽ thu hút từ 600-800 bệnh nhân tham gia, tất cả đều được theo dõi bởi các bác sĩ tại các cơ sở của Mayo ở Minnesota, Florida và Arizona. Giám đốc chương trình - Tiến sĩ Michael Maniaci - nhận định dịch COVID-19 đã mở ra một ngành y tế ảo mà trước đây hầu như không được sử dụng.
Theo Tiến sĩ Pronovost, máy đo huyết áp cho thai phụ là một ví dụ hoàn hảo về việc theo dõi sức khỏe tại nhà với chi phí thấp và hiệu quả cao. "Với một máy đo huyết áp có giá từ 10-30 USD (khoảng 230.000-690.000 đồng), chúng tôi có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và các biến chứng ở trẻ sơ sinh, bởi tiền sản giật là nguyên nhân chính dẫn đến sinh non" - ông dẫn chứng.
Sau tất cả, nghệ được chứng minh là nguyên liệu điều trị rạn da sau sinh hiệu quả nhất Các mẹ thường lo lắng bởi những vết rạn da thâm xỉn khiến làn da loang bổ trông rất mất thẩm mỹ. Hãy yên tâm, vì bí quyết dùng nghệ tươi sẽ giúp bạn. `Phụ nữ sau sinh thường gặp vấn đề rạn da. Các vết rạn thường xuất hiện trên bề mặt vùng bụng, mông, đùi, bắp tay, bắp chân, eo, hông,......