Đây là chế độ ăn mà càng ăn nhiều càng “tàn phá” đường ruột của bạn
Nếu bạn vẫn chưa dành cho đường ruột của mình sự quan tâm mà nó xứng đáng được hưởng, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.
Và phải hành động ngay, đừng chậm trễ!
Hãy chú ý tới cách cơ thể bạn cảm nhận sau mỗi bữa ăn giàu đường và chất béo tinh luyện. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy uể oải, đầy hơi và không thực sự no. Có một nguyên nhân lý giải cho phản ứng đó của cơ thể bạn. Chế độ ăn giàu chất béo có liên hệ trực tiếp tới tình trạng suy giảm lượng vi khuẩn tốt trong ruột và tăng cường những vi khuẩn đường ruột vốn góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như lo âu, trầm cảm, béo phì, vô sinh, sa sút trí tuệ, bệnh tim và thậm chí ung thư.
Chất béo và đường ruột
Cho tới thời điểm này, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hệ vi sinh đường ruột (cộng đồng vi khuẩn và vi sinh vật có trong đường ruột của bạn) đóng vai trò vô cùng thiết yếu để tạo sự cân bằng cho phần còn lại của các hệ thống cơ thể. Quan trọng là nhận ra rằng, vấn đề không chỉ nằm ở sức khỏe đường ruột nói riêng mà nó kết nối và liên quan tới toàn bộ cơ thể.
Do đó, mỗi sự mất cân bằng xảy ra cũng sẽ phá hỏng cả quá trình tự nhiên. Khi đường ruột khỏe mạnh, sức khỏe tiêu hóa của bạn tăng lên, hệ miễn dịch mạnh thêm và cả sức khỏe tâm thần cũng được cải thiện.
Sức khỏe của vi khuẩn đường ruột do nhiều yếu tố quyết định nên, bao gồm di truyền, hoạt động thể chất, tiếp xúc với thuốc. Nhưng có lẽ quan trọng nhất và trực tiếp nhất, đường ruột của bạn chịu tác động từ chế độ ăn. Thực phẩm cũng là dược phẩm và nó cũng có thể là nguyên nhân của nhiều hiện tượng “đứt gãy kết nối”, mất cân bằng trong cơ thể khi bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm có hại. Chế độ ăn chủ yếu gồm chất béo tinh luyện sẽ bắt đầu ảnh hưởng xấu tới đường ruột của bạn nhanh hơn nhiều so với điều mà bạn có thể hình dung.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Gut đã xem xét tác động của chế độ ăn giàu chất béo đối với hệ vi sinh đường ruột ở 217 người trẻ trong giai đoạn 6 tháng. Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Tiêu thụ nhiều chất béo liên quan tới những thay đổi không mấy dễ chịu của hệ vi sinh đường ruột, quá trình chuyển hóa phân và các yếu tố gây viêm huyết tương có thể gây ra những kết quả trái ngược cho sức khỏe lâu dài”.
Phát hiện này gây hoang mang cho những người thường xuyên ăn chế độ ăn giàu chất béo như Paleo và Keto. Liệu nghiên cứu trên có gợi ý rằng chất béo là xấu? Không hề! Trên thực tế, chất béo tốt cho sức khỏe thực sự là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn cân bằng. Câu hỏi là: Bao nhiêu chất béo thì trở thành quá nhiều? Và chế độ ăn giàu chất béo liệu có chứng minh được là vô hại khi không kết hợp với chất xơ và carbohydrate phức không? Câu trả lời phức tạp hơn so với hình dung của bạn.
Chế độ ăn giàu chất béo thường chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ảnh hưởng tới sự phát triển hết sức tinh vi của hệ vi khuẩn đường ruột và làm cho vi khuẩn tốt, xấu trở nên mất cân bằng. Tình trạng này được gọi là rối loạn hệ khuẩn ruột (dysbiosis) và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề bao gồm viêm hệ thống cấp độ thấp và vô số bệnh dạ dày – ruột khác.
Video đang HOT
Tại sao chế độ ăn giàu chất béo lại ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột?
Nguyên nhân thực sự có rất nhiều mặt nhưng chủ yếu có lẽ bởi quá trình tăng tiết axit mật trong hệ thống. Ở đường ruột, axit mật được dùng để tạo kháng thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột khác. Đây là quá trình tự nhiên và giữ vai trò thiết yếu để đường ruột vận hành khỏe mạnh.
Bởi những kháng thể này duy trì số lượng vi khuẩn, ngăn ngừa sự mất cân bằng. Chế độ ăn giàu chất béo sản sinh ra số lượng đáng báo động các kháng thể này, khiến nhiều vi khuẩn khỏe mạnh bị giết chết và quá trình tự nhiên của cơ thể bị phá vỡ.
Làm thế nào để tạo sự cân bằng?
Nguyên tắc số 1 là ăn chất béo với lượng vừa phải. Khoảng dưới 35% lượng calo hàng ngày của bạn là từ chất béo. Cùng với việc giảm hấp thụ quá nhiều chất béo, bạn cũng nên bổ sung nhiều rau, trái cây, ngũ cốc tốt cho sức khỏe và các loại quả hạch vào chế độ ăn.
Tuỳ thuộc vào trao đổi chất và lịch sử sức khỏe của bạn, có thể cần ăn nhiều protein hoặc carbohydrate hơn. Rắc rối có thể do đường ruột không hấp thụ đủ chất xơ hoặc bạn không ăn đủ chất béo. Hãy quan tâm tới cơ thể và trao cho cơ thể những gì nó cần để vận hành một cách trơn tru. Và đừng quên dành sự chăm sóc đặc biệt cho đường ruột.
Theo Zing
Các chuyên gia chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và tâm trạng: Để có tâm trạng tốt thì nên ăn những gì?
Cảm xúc vui hoặc buồn hơn có thể bị chi phối bởi một số loại thực phẩm ít người ngờ tới.
Đường ruột và não bộ tưởng chừng là hai bộ phận riêng biệt và hoàn toàn không liên quan tới nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của não có thể bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn nhỏ bé trong hệ tiêu hóa. Do đó, Ashley Barrient, chuyên gia dinh dưỡng kiêm bác sĩ y khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial cho biết, sở hữu đường ruột khỏe mạnh cũng là cách hiệu quả nhằm cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Hoạt động của não có thể bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn nhỏ bé trong hệ tiêu hóa.
Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine nhấn mạnh, chế độ ăn và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột. Những vi sinh vật đường ruột rất đặc biệt và thay đổi liên tục phụ thuộc vào những gì chúng ta tiêu thụ.
Thực phẩm làm thay đổi tâm trạng là điều mọi người có thể nhận thấy trong thực tế, không qua chứng minh hay giải thích của các chuyên gia. Thông thường, không ít người đã có xu hướng sử dụng những thức ăn giúp cải thiện tâm trạng. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh, tiêu thụ sô cô la thúc đẩy suy nghĩ tích cực và thậm chí giảm triệu chứng căng thẳng như mệt mỏi, lo âu.
Theo Drew Ramsey, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia, thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng của con người thông qua cơ chế sinh lý. Ngược lại, cảm xúc cũng tác động không nhỏ tới việc lựa chọn thức ăn.
Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng của con người thông qua cơ chế sinh lý.
Những người yêu thích đồ ngọt, sử dụng đường thường xuyên gặp phải căng thẳng, lo âu và khó chịu.
Tức giận có thể làm bạn tiêu thụ nhiều đồ ngọt và thực phẩm giàu carb, từ đó giúp cải thiện tâm trạng tức thời. Điều này đồng nghĩa với việc cảm giác ngon miệng tạo ra sự sung sướng và hạnh phúc.
Thực phẩm ảnh hưởng tâm trạng như thế nào?
Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra hai nguyên nhân chính lý giải việc tiêu thụ thực phẩm có thể tác động tới tâm trạng. Lý do đầu tiên là sự hiện diện của các hóa chất tác động tới hệ thần kinh thường thấy trong sô cô la. Những chất này có khả năng kích thích não bộ.
Nguyên nhân thứ hai là những loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ có thể ảnh hưởng tới hệ thống dẫn truyền thần kinh. Các tế bào não vận chuyển thông tin nhờ chất dẫn truyền thần kinh. Một trong những chất dẫn truyền thần kinh thường được nhắc tới và đóng vai trò quyết định cảm xúc là serotonin.
Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, chất này có khả năng tác động tới tâm trạng, giấc ngủ và làm nhiệm vụ kiểm soát cảm giác thèm ăn. Lượng thức ăn bạn tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh serotonin.
Cafein trong thức ăn và đồ uống có lẽ là một trong những thủ phạm chính gây lo âu.
Những người phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý như lo âu hay trầm cảm sẽ nhận thấy thực phẩm ảnh hưởng lớn tới tâm trạng. Chúng thực sự có thể tạo điều kiện cho cảm xúc tiêu cực xuất hiện.
Cafein trong thức ăn và đồ uống có lẽ là một trong những thủ phạm chính gây lo âu. Ngoài ra, đồ ngọt hay đồ uống có cồn cũng tác động không nhỏ tới cảm xúc của bạn. Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer khuyến cáo, những người dễ bị lo âu nên hạn chế sử dụng thức ăn lên men vì chúng sở hữu một lượng lớn histamine. Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại thực phẩm cũng có khả năng tăng cường tâm trạng, cải thiện cảm xúc.
Thực phẩm nào giúp tăng cường tâm trạng?
Về cơ bản, theo Lisa Samuels, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người sáng lập của Trung tâm Happie House, những thực phẩm sở hữu chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít carb và đường đều thân thiện với sức khỏe tâm lý. Chúng có khả năng ổn định cảm xúc, kiểm soát serotonin trong não.
Thực phẩm giàu protein cũng góp phần cân bằng lượng đường huyết trong máu.
Hơn nữa, thực phẩm giàu protein cũng góp phần cân bằng lượng đường huyết trong máu.
Để cải thiện tâm trạng và giảm stress, bạn có thể lựa chọn sử dụng thức ăn chứa nhiều kẽm như hàu, hạt điều và trứng.
Giữ nước cũng là việc làm vô cùng quan trọng vì thành phần chủ yếu trong não là nước. Khi mất nước, bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng, tác động tới tất cả các hệ thống dẫn truyền thần kinh, từ đó gây lo âu.
Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như phenolics và thức ăn chứa nhiều omega-3 như cá hồi và hạt lanh đã được chứng minh có thể tăng cường cảm xúc tích cực.
Nguồn: Bodyandsoul
Quá nguy hiểm nếu ăn nhiều thịt đỏ, đâu là nguyên nhân? Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ) cho biết, ăn thịt đỏ dù cung cấp nhiều chất cho sức khỏe con người nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ có hại cho tim mạch. Thịt đỏ là thực phẩm được nhiều người chọn dùng trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn hay...