Dạy kèm con học trực tuyến cũng giống như dạy đi xe đạp
Theo chuyên gia tâm lý học, PGS. TS. Trần Thành Nam, để trẻ học trực tuyến hiệu quả, việc truyền cảm hứng học tập mới quan trọng.
Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế và tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút và giảm áp lực cho các em.
PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, học trực tuyến muốn hiệu quả quan trọng là phải truyền cảm hứng. (Ảnh: NVCC)
Trong tương lai, việc học online sẽ trở thành xu hướng khi xã hội tiến tới học tập suốt đời, các khóa học online sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy nên, đối với học sinh tiểu học, việc chuẩn bị những gì cho trẻ khi học online mới là quan trọng. Do đó, cần tìm những cách thức khả thi để giải tỏa bớt áp lực cho học sinh.
Từ thực tế quan sát việc học trực tuyến với cậu con trai lớp 7 và cô con gái lớp 1 trong việc học trực tuyến, tôi nhận thấy, để hiệu quả trẻ cần phải được hướng dẫn thành thạo năng lực số để phản xạ nhanh, có năng lực tự giác học tập từ lập kế hoạch, điều chỉnh sự chú ý, quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Dạy kèm con học trực tuyến như dạy con đi xe đạp vậy. Chúng ta phải hướng dẫn cụ thể từng bước một, như chân để bàn đạp ở đâu, tay như thế nào, thậm chí phải hỗ trợ giữ thăng bằng xe cho con. Đến khi con hình thành thói quen học cũng phải hỏi chuyện để biết con gặp vấn đề gì. Con thành thạo và có kỹ năng tự học mới có thể để con học một mình. Như vậy, cha mẹ càng đầu tư thời gian nhiều vào giai đoạn đầu để hình thành thói quen, thì càng tiết kiệm thời gian cho sau này.
Việc học trực tuyến đang yêu cầu xử lý thông tin cấp cao liên tục, đòi hỏi năng lực thần kinh, sự tập trung và phản ứng đa nhiệm như trình độ sinh viên đại học. Nếu không thì chỉ cần xao lãng vài chục giây, xử lý thông tin chậm hơn có thể dẫn đến bỏ lỡ nguyên một bài học. Chưa kể với những học sinh lớp 1, 2 đang gặp khó khăn về đọc, viết, giờ học online sẽ càng kém hiệu quả, vì các em không chủ động tham gia, khiến cho khoảng cách với các bạn trong lớp ngày càng cách xa.
Trong khi đó, giáo viên không thể bao quát được cả lớp trên môi trường online, cũng không thể nhạy cảm phát hiện những khó khăn của học sinh chưa thành thạo các đọc, cách viết. Cha mẹ dù có ngồi bên cạnh, đôi lúc cũng không thể dạy con học. Thậm chí, việc phụ huynh hướng dẫn thêm với thái độ không phù hợp có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng, rối hơn.
Video đang HOT
Cha mẹ cần tìm hiểu phong cách học tập của con để lập kế hoạch cùng con học trực tuyến. Hạn chế con tiếp xúc với thiết bị điện tử, trò chơi, YouTube hoặc tivi ngoài giờ học trực tuyến một cách hợp lý.
Con tôi (lớp 1) cũng đang học online ở nhà. Có lần con đang ngồi học, cô giáo gọi tên yêu cầu trả lời câu hỏi. Vì đường truyền trục trặc nên con không nghe rõ câu hỏi của cô. Đến khi cô nhắc lại, con nghe được thì sợ quá, chui tọt xuống gầm bàn trốn luôn. Nhìn vậy, tôi vừa buồn cười, vừa thương con.
Từ câu chuyện nhỏ ấy, tôi cho rằng, việc học trực tuyến là cần thiết nhưng với các lớp quá nhỏ, hình thức học này chưa hiệu quả. Năng lực tập trung của các con lớp 1, 2 rất ngắn. Đặc biệt, với những bạn có tốc độ chậm, các con có thể mất cơ hội học tập vì bạn khác “tranh” trả lời. Trong giờ học trực tuyến, giáo viên cũng không thể chờ quá lâu và thời gian đặt câu hỏi cho mỗi học sinh khoảng 5 giây nhiều lúc là chưa đủ để các bạn học sinh lớp 1-2 thao tác bật mic rồi trả lời. Những học sinh bị mất cơ hội như thế vài lần sẽ có cảm giác chán nản vì không theo kịp bạn.
Mặt khác, việc học online không hiệu quả còn do môi trường ở nhà không đảm bảo. Nếu cha mẹ ngồi bên sẽ khó giúp trẻ tập trung vào bài giảng qua màn hình. Tôi nghĩ ở cấp tiểu học, việc truyền cảm hứng học tập cho con mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế, sáng tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút các em.
Khi dạy online với các lớp nhỏ, giáo viên càng phải chú ý yếu tố tâm lý để các con không bị căng thẳng. Trong lớp học trực tiếp, cứ sau khoảng 15 phút các thầy cô có thể cho học sinh thực hiện một vài động tác thể dục trước khi chuyển sang bài mới. Nhưng trong giờ dạy trực tuyến, nhiều thầy cô lại quên không thực hiện.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con như cho con ăn nhẹ, tập một vài động tác thể dục trước khi vào học, cho con ngồi học ở bàn, điều chỉnh tư thế ngồi đúng…
PGS.TS. Chu Cẩm Thơ: Đa phần các trường “bê” chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến
PGS. TS Chu Cẩm Thơ cho hay, không ít trường bê nguyên chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. (Ảnh: NVCC)
“Một nhóm đồng nghiệp của tôi công bố kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học online ở mùa Covid-19 năm 2020 cho thấy, phần đa các nhà trường bê chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. Khi tôi bày tỏ suy nghĩ về việc học thể dục online thế nào, không ít đồng nghiệp nhắn tin cho tôi, trong số đó, có những người nói rằng, nhà trường cần đợi sự chỉ đạo, phê duyệt từ cấp trên để được ‘giảm tải’, ‘thay đổi nội dung dạy học’.
Trong 3 năm nghiên cứu về tự chủ nhà trường, đặt trọng tâm vào ‘tự chủ chương trình, kế hoạch dạy học’, tôi nhận ra những bằng chứng thu được cho thấy: Hầu như không có cản trở về mặt pháp lý đến sự tự chủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục. Tâm lí ‘e ngại’ hiện hữu trong nhà quản lý, giáo viên và nhiều người liên quan (trong đó có phụ huynh) vẫn còn khá nặng nề. Họ hay so sánh về sự khác biệt mà mình ‘phải chịu’ so với đối tượng tương tự. Chẳng hạn, cùng bài học đó, nhưng giáo viên lấy ví dụ, lấy tài liệu dạy khác thì họ sẽ ngại và nghi ngờ…
Hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung,… đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên nhận thấy rằng: tiếp cận mục tiêu/ chuẩn đầu ra, còn việc chọn nội dung phương pháp như thế nào thì người thực hiện được tự chủ. Chẳng hạn, mục tiêu các giờ thể dục đó là: rèn luyện sức khỏe, thái độ, nề nếp bảo vệ sức khỏe là đích đến. Còn học nội dung gì thì sẽ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh với lớp học, đối tượng học. Thế nên, khi học online, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung bài học, để phù hợp”.
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứngĐi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mìnhĐại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng những chính sách của Đảng nhằm đổi mới sáng tạo
Dạy học trực tuyến không phải là đũa thần với mọi cấp học
Giáo dục online không phải là cây đũa thần với mọi cấp học. Rất cần nhân rộng sự thực tế, thấu hiểu và quyết đoán như những gì ngành giáo dục Hải Phòng đã tiên phong
Quyết định dừng việc dạy học trực tuyến kể từ ngày 22/2 với khối lớp 1 và 2 của lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố Hải Phòng thực được dư luận đánh giá cao. Quyết định này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình không chỉ của các bậc phụ huynh trong địa bàn tỉnh bởi sự "thực tế", "thấu hiểu" và rất quyết đoán.
Trong đánh giá chung của lãnh đạo sở GD-ĐT Hải Phòng chỉ nhắc đến việc học trực tuyến đối với khối lớp 1 và 2 là hoàn toàn không hiệu quả và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, phụ huynh của những học sinh các lớp đầu tiểu học thì hiểu rõ những bất cập về việc con trẻ phải học online. Thứ nhất, học online kém hiệu quả với nhóm học sinh học tiểu học. Ở độ tuổi tiểu học, việc tập trung nghe giảng thiếu tương tác trực diện khá khó khăn. Học sinh không tiếp thu nhanh bài giảng qua màn hình và rất dễ bị phân tán. Ở độ tuổi dưới 10, các em chưa thể đủ kỹ năng xử lý tình thế một mình học online ở nhà, tự bám theo lịch học. Trong quá trình học, đôi khi mạng yếu và bị bật ra ngoài, nhiều em không biết vào lại như thế nào.
Thứ hai, ở độ tuổi tiểu học, khả năng tự học của trẻ chưa cao, khả năng quản lý thời gian cũng chưa tốt. Khi bị xao nhãng, hoặc chán học, trẻ sẽ lang thang các trang mạng khác mà giáo viên và cha mẹ không thể kiểm soát được.
Thứ ba, chất lượng học online phụ thuộc rất lớn vào chất lượng mạng và chất lượng không gian ở nhà của trẻ. Buổi học chỉ hiệu quả với những gia đình có đường truyền mạng tốt, không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, điều kiện tuyệt vời này không phải gia đình nào cũng đảm bảo dẫn đến việc thu nhận kiến thức khác nhau của trẻ trong cùng lớp.
Ngoài ra, việc học online nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngồi lâu trước màn hình có thể mỏi mắt, đau nhức vai gáy. Một thực tế mà rất nhiều phụ huynh chia sẻ là sau mỗi thời điểm học online, mắt con lại tăng độ cận hoặc bắt đầu bị cận từ khi học online.
Việc học qua mạng cũng khiến không ít phụ huynh đau đầu, nhất là các phụ huynh "mù" công nghệ. Tải phần mềm này, ứng dụng kia rồi thao tác lấy bài xuống hoặc chuyển đi in đôi khi làm nhiều phụ huynh bối rối thật sự. Hoặc có khi file thầy cô gửi không tương thích với máy khiến cả cha mẹ và con không xem được, thế là phải đi nhờ người có hiểu biết về lĩnh vực này rất phiền phức.
Chưa kể, với những gia đình không có điều kiện kinh tế, việc mua máy tính phục vụ việc học online cho con quả thực là gánh nặng vô cùng lớn, rồi còn lắp đặt và sử dụng mạng internet, sử dụng phần mềm học.... không khác gì sự đánh đố.
Giáo dục online là xu thế tất yếu của thời kỳ chuyển đổi số nhưng chưa bao giờ là điều dễ dàng thực hiện với tất cả mọi nhóm, mọi cấp và đồng bộ trên toàn hệ thống.
Ở nhiều quốc gia phương Tây, các chương trình học online hay giáo dục tại nhà (homeschooling) đã tồn tại nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mô hình này tồn tại với điều kiện giáo viên hướng dẫn, hoặc bố mẹ, người nhà của học sinh đều phải được đào tạo tập huấn, đạt chuẩn thì mới được đăng ký tài khoản học online cho con. Có như vậy hình thức học này mới đảm bảo chất lượng đầu ra hiệu quả.
Giáo dục online không phải là cây đũa thần với mọi cấp học. Rất cần nhân rộng sự thực tế, thấu hiểu và quyết đoán như những gì ngành giáo dục Hải Phòng đã tiên phong.
Nhà trường hỗ trợ điện thoại cho học sinh học online Giáo viên sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình học trực tuyến, nhiều thầy cô đã cho học sinh mượn điện thoại để học. Lớp học trực tuyến cho học sinh lớp 1 của trường tiểu học Tòng Bạt Là địa phương khó khăn nhưng hầu hết 300 học sinh lớp 1 của Trường Tiểu...