Dạy học “xoay như chong chóng” trong dịch bệnh, thầy cô vẫn hạnh phúc với nghề
Công việc vất vả hơn rất nhiều khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp và dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp; nhưng trong bối cảnh đó, thầy cô vẫn có cách để làm việc tốt, hạnh phúc với công việc.
Cô Trần Thị Hội, giáo viên Trường Olympia ( Hà Nội).
Hạnh phúc giản dị
Trong điều kiện dịch bệnh, công việc của cô Trần Thị Hội, giáo viên Trường Olympia (Hà Nội), thay đổi rất nhiều, nhất là những khó khăn phát sinh.
Khó khăn trong công nghệ, phải học hỏi và trau dồi nhiều kĩ năng phần mềm mới; khó khăn quản lí học sinh trong giờ học; khó khăn trong cả điều tiết cảm xúc và tương tác với học sinh… Quan trọng nhất là khó khăn về môi trường trải nghiệm giáo dục.
“Cảnh cô dạy, con học, phụ huynh giám sát,… rồi đủ mọi âm thanh làm các con phân tán, mất tập trung… Thương mình và thương cả học trò rất nhiều trong bối cảnh đó” – cô Trần Thị Hội chia sẻ.
Tuy vậy, khó khăn tạo ra thách thức và buộc mình phải thích ứng với thời cuộc. Do đó, với những điều mới, cô Hội cho biết sẵn sàng học hỏi. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, cô đã nhanh chóng quen với việc dạy trực tuyến, làm tốt công việc được giao.
“Nhớ lại lần làm dự án bảo tàng online, sau khi show hết các tranh, ảnh lên bảo tàng ảo – công việc làm trong suốt 2 ngày liền – nhưng không hiểu sao lại bị mất, tôi đã bật khóc như một đứa trẻ. Phần vì tiếc công, phần vì lo không kịp tiến độ cho buổi showcase của trường vào sáng hôm sau.
Tôi gọi điện cho chị Loan tổ trưởng và nhận được câu trả lời rất nhẹ nhàng: “Không sao, chơi với công nghệ phải chấp nhận rủi ro thôi. Mất thì mình làm lại!”. Tôi nhận ra, bản thân mình phải thay đổi và biết chấp nhận, biết đối mặt với khó khăn. Thế à, tôi làm lại. Thật bất ngờ, trước đó mất đến 2 ngày để làm, giờ tôi chỉ mất 2 tiếng để làm xong” – cô Trần Thị Hội kể lại.
Chia sẻ về hạnh phúc giản dị của nghề giáo, cô Hội cho rằng, đó là khi được nhìn thấy ánh mắt nghe giảng say sưa của học trò; được thấy và lắng nghe học trò chia sẻ hiểu biết, tri thức; được thấy các con nỗ lực, cố gắng, thậm chí sáng tạo ra sản phẩm riêng của mình bằng những gì được dạy và học từ cô, từ những người xung quanh…
“Để cảm thấy hạnh phúc với nghề, điều quan trọng là bản thân thầy cô phải yêu chính mình, yêu chính bài giảng của mình và trách nhiệm với chính những hành động, công việc của mình.
Video đang HOT
Học trò không chỉ cần một thầy cô giỏi chuyên môn, mà còn phải biết cảm thông, chia sẻ; có như thế năng lực của các em mới được thể hiện và phát huy một cách tối đa nhất” – cô Trần Thị Hội bày tỏ.
Cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên.
Hạnh phúc là sẻ chia
Với cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên, hằng ngày ngoài giờ lên lớp dạy trực tuyến, cô phải soạn giảng bài giảng điện tử, chắt lọc các kiến thức cơ bản để giao nhiệm vụ cho học sinh sau mỗi giờ học.
Khi học sinh trở lại trường học, nhiệm vụ của cô vất vả hơn khi vừa dạy trực tiếp, kết hợp trực tuyến trong lớp học. Giáo viên chủ nhiệm còn thêm nhiệm vụ hằng ngày cập nhật số liệu học sinh F0, F1 vào phần mềm; trao đổi với phụ huynh học sinh để theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm đồng thời là “nhà tư vấn tâm lý”, “cố vấn” cho học sinh cuối cấp làm hồ sơ, xét tuyển vào các trường đại học, lựa chọn các khối thi, trường thi sao cho phù hợp với lực học…
Vất vả, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghề, cô Vũ Thị Anh cho biết vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài giảng dạy chuyên môn, công tác chủ nhiệm, cô còn được phân công phụ trách chính đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử. Trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, đội tuyển Lịch sử cô phụ trách có 4 học sinh đi thi và cả 4 đều đoạt giải, với 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích.
“Cái khó, ló cái khôn”, học sinh học trực tuyến cũng đã quen, giáo viên thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, lớp học ở Trường THPT Ân Thi được trang bị 100% máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bảng thông minh, micro nên giáo viên không cảm thấy khó khăn, vất vả với thiết bị, công nghệ dạy học.
Chia sẻ điều này, cô Vũ Thị Anh cho rằng, trong khó khăn, một trong những hạnh phúc lớn nhất mà mình nhận được là sự sẻ chia. Đồng nghiệp chia sẻ với nhau công việc lúc dịch bệnh, hỗ trợ nhau trong giảng dạy. Thầy/cô và học sinh tin yêu, trân quý nhau.
“Để luôn cảm thấy hạnh phúc với nghề dạy học, theo tôi môi trường làm việc cần an toàn – an toàn cả về thể chất và tinh thần. Theo đó, trường học đáp ứng cơ sở vật chất, nhân lực để bảo đảm an toàn cơ bản. Quản lý nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của bản thân; những quy định pháp lí mà họ được bảo vệ, phải tuân thủ, và nhất là có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình” – cô Vũ Thị Anh chia sẻ.
Trẻ mắc Covid-19 tăng, trường học ở TP.HCM quyết định hình thức học
Tùy số lượng F0 và việc khoanh vùng F1, các trường tại TP.HCM sẽ có phương án riêng để tổ chức dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Với số ca nhiễm nCoV tăng liên tục kể từ khi tổ chức dạy trực tiếp, các trường học trên địa bàn TP.HCM có nhiều phương án xử lý và triển khai cả hai hình thức dạy học online lẫn trực tiếp.
Mặt khác, nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu bài vở trong điều kiện tốt nhất khi học trực tuyến, các trường từ tiểu học, THCS cho đến THPT đều có cách tiếp cận đa dạng. Ngoài ra, thầy cô cũng theo dõi, cập nhật liên tục để các em đảm bảo điều kiện sức khỏe và theo sát chương trình học.
Xây dựng nhiều kênh học online
Trao đổi với Zing về hình thức tổ chức dạy học khi có học sinh mắc Covid-19, ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận, cho hay khi phát hiện ca F0 tại trường, mọi quy trình xử lý đều thực hiện theo hướng dẫn của thành phố.
Riêng việc tổ chức học online cho học sinh phải cách ly tại nhà được phối hợp từ nhiều phía. Theo đó, với các em học trực tuyến, việc tiếp cận bài vở có thể học ở website của trường, kênh dạy học online và từ bạn cùng lớp.
Các trường linh hoạt trong việc tổ chức học online và trực tiếp. Ảnh: Chí Hùng.
"Trường xây dựng nhiều kênh cho học sinh học online để đảm bảo các em có thể tiếp cận kiến thức một cách tốt nhất. Thông tin bài học trên website của trường sẽ hệ thống kiến thức, bài giảng online của thầy, cô hỗ trợ các em nắm trọng tâm nội dung bài học và kênh từ bạn cùng lớp giúp trao đổi về bài tập về nhà", ông Tuấn nói.
Với số lượng ca nhiễm tại trường THPT Phú Nhuận khoảng 50 học sinh (phát hiện ở trường và nhà), ông Trần Công Tuấn cho biết việc hỗ trợ các em trong quá trình học tập khá linh hoạt, cả giáo viên lẫn học sinh đều thích ứng rất nhanh.
Tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), việc dạy online cho những em cách ly ở nhà sẽ được tổ chức vào ngày thứ ba, năm, bảy hàng tuần. Học sinh sẽ học tất cả môn theo hình thức trực tuyến và bám sát với chương trình của bạn học trực tiếp tại lớp.
Là bậc THPT, hầu hết học sinh đều được tiêm phòng 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 nên triệu chứng của các em thường nhẹ hoặc không có. Các thầy cô chủ nhiệm và cán bộ y tế của trường cũng theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của các em đang cách ly tại nhà để hỗ trợ.
Ông Nguyễn Đức Chính, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Huân, thông tin việc học online suốt học kỳ I đã phần nào giúp các em linh hoạt và quen thuộc hơn với hình thức này. Việc học tập, tiếp thu kiến thức không có nhiều trở ngại.
Đảm bảo việc học thuận tiện cho học sinh
Bên cạnh việc đảm bảo học sinh tiếp cận đầy đủ dung lượng kiến thức trong thời gian cách ly tại nhà, nhiều trường cũng đưa ra biện pháp để các em có thể an tâm học và điều dưỡng sức khỏe.
Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) áp dụng biện pháp chống dịch chặt chẽ, tăng cường giãn cách tại khu vực ăn uống và ngủ nghỉ của học sinh bán trú.
Nếu lớp học nào phát hiện trường hợp mắc Covid-19, nhà trường sẽ cho cách ly tại nhà, học online theo hình thức phát sóng trực tiếp.
Theo bà Hứa Thị Diễm Trâm, Hiệu trưởng trường THCS Hà Huy Tập, học sinh F0 được miễn học online Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục vì đây là những môn khó tổ chức online, để những em F0 có thời gian nghỉ ngơi thêm.
Các trường linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu và lịch học khi dịch bệnh phức tạp. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Ở trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ với các lớp có nhiều học sinh là F0 (4-5 em trở lên), nhà trường sẽ tổ chức dạy trực tuyến.
Sau khi khỏi bệnh và hết thời gian cách ly, học sinh sẽ trở lại học trực tiếp và đảm bảo mọi biện pháp chống dịch. Ngoài ra, việc tổ chức bán trú tại trường cũng được thực hiện chặt chẽ và khác biệt hơn với trước. Do sĩ số của mỗi lớp đều dưới 30 học sinh nên khi ngủ trưa, khoảng cách của các em được đảm bảo, hạn chế tiếp xúc.
Trong khi đó, với các khối lớp tiểu học, đều là học sinh chưa được tiêm ngừa vaccine Covid-19, việc tổ chức học online cũng được thực hiện linh hoạt bởi số lượng ca nhiễm ở lứa tuổi tiểu học chiếm tỷ lệ lớn.
Tại trường Tiểu học Mê Linh (quận 3), bà Phạm Thị Minh Châu, Phó hiệu trưởng trường, cho biết vẫn thực hiện nguyên tắc xác định nếu lớp có F0, toàn bộ học sinh còn lại là F1 và tiến hành cách ly tại nhà, chuyển sang hình thức học online. Cả lớp cùng học online phần nào giúp việc học của các em đồng bộ hơn.
Ngày 23/2, UBND TP.HCM có chỉ đạo khẩn đến Sở GD&ĐT, Sở Y tế và các quận, huyện về việc kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục, các quận, huyện thực hiện kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0. Cụ thể, nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức của những học sinh còn lại trong lớp.
Giáo viên quay cuồng dạy học 'nửa nọ, nửa kia', phụ huynh hoài nghi về hiệu quả Lớp học ngày càng vơi dần vì "có F", nhiều trường đã kết hợp dạy học online và offline. Giáo viên quay cuồng, song cách dạy này còn nhiều bất cập. Dù đã rất quen với các thao tác trong quá trình dạy trực tuyến, nhưng khi nhà trường bắt đầu triển khai dạy học song song hai hình thức "on - off",...