Dạy học trực tuyến: Mức độ áp dụng tùy điều kiện thực tế
Ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến với các cơ sở GD sẽ tạo hành lang pháp lý để nhà trường tổ chức thực hiện.
Ảnh minh họa/INT
Kế thừa thành quả
Ông Nguyễn Sơn Hải cho biết: Khi chưa có dịch Covid-19, ngành GD-ĐT đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Năm 2017, Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025″. Đây là lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về ứng dụng CNTT trong ngành GD.
Đề án này là một trong những giải pháp để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương. Trong nội dung của đề án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GD phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Liên quan đến dạy học trực tuyến, ngành GD-ĐT đã sớm ứng dụng CNTT vào trong nhà trường thông qua các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning. Từ năm 2010 – 2017 có 4 cuộc thi với hàng chục nghìn GV tham gia. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức về E-learning, vai trò của E-learning trong GD phổ thông, nâng cao kĩ năng về sử dụng công nghệ số trong dạy học.
Video đang HOT
Kết quả của cuộc thi là các bài giảng E-learning, Bộ đã lựa chọn những bài giảng tốt để đưa lên mạng. Hiện Bộ đã phối hợp với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ đưa vào kho bài giảng hơn 7.000 bài. Trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, ngành GD đẩy mạnh dạy học trực tuyến, kho bài giảng này đã phát huy tác dụng, giúp giáo viên, nhà trường, học sinh tham khảo.
Ông Nguyễn Sơn Hải.
Tất cả trường học đều có thể áp dụng dạy học trực tuyến
Trong thời gian giãn cách xã hội, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, Bộ GD&ĐT nhanh chóng hướng dẫn nhà trường tổ chức hoạt động dạy học qua mạng, tùy theo điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, Bộ có hướng dẫn tinh giản chương trình để phù hợp với bối cảnh học trực tuyến, có hướng dẫn kiểm tra đánh giá công nhận kết quả dạy học trực tuyến.
Cũng theo ông Hải, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT chung tay hỗ trợ, tài trợ ngành GD các điều kiện về hoạt động CNTT gồm hạ tầng CNTT, đường truyền Internet, miễn phí phần mềm dạy học trực tuyến, hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến.
“Khi đó hầu hết trường học đều có thể tổ chức dạy học trực tuyến theo các mức độ khác nhau. Những trường ở khu vực khó khăn, Bộ chỉ đạo các sở phối hợp với đài truyền hình tổ chức dạy học trên truyền hình”, ông Hải cho hay.
Để kế thừa phát huy những thành quả của việc dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT xác định tiếp tục dạy học trực tuyến, các nhà trường phải tăng cường triển khai các hoạt động giáo dục qua mạng. Theo đó, dạy học trực tuyến có 3 mức độ: Mức độ thứ nhất là hỗ trợ, tiếp theo là thay thế một phần những nội dung hoạt động giáo dục. Mức độ 3 có thể thay thế hoàn toàn, áp dụng khi học sinh không thể đến trường do điều kiện dịch bệnh, thiên tai. Như vậy trong điều kiện nào, nhà trường đều có thể áp dụng được, không áp dụng cả trường thì áp dụng một phần, không áp dụng mức độ 2 thì áp dụng mức độ 1.
Dự kiến, sau khi được ban hành, Bộ sẽ đưa việc dạy học trực tuyến như là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của năm học. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế, từng cơ sở giáo dục sẽ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp, với những mức độ khác nhau.
Đề xuất thí điểm việc học sinh tốt nghiệp THCS có thể học lên cao đẳng
Đề xuất thí điểm việc học sinh tốt nghiệp THCS có thể học lên cao đẳng
LĐO | 01/06/2020 | 15:31
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Sẽ thí điểm đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Chỉ thị nêu rõ, để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung.
Đáng chú ý, tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng đề án chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp, đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động.
Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; triển khai khung trình độ quốc gia về giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và triển khai chương trình chuyên gia quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp...
Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục triển khai các chương trình chuyển giao từ ngước ngoài có hiệu quả để nhân rộng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Hiện học sinh tốt nghiệp THCS có thể vừa học văn hóa, vừa học nghề ở trình độ trung cấp. Thay vì mất thêm 3 năm học THPT, ngay từ khi tốt nghiệp THCS, học sinh học hệ trung cấp và nếu được học cao đẳng, các em sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học liên thông lên đại học sau này.
Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19 TS. Mokhtar Ben Henda, Giảng viên Khoa Thông tin & Truyền thông tại ĐH Bordeaux Montaigne (Pháp) chia sẻ kinh nghiệm đo lường khối lượng, đánh giá và đảm bảo chất lượng trong dạy học trực tuyến. Những nội dung trên được trình bày tại Hội thảo trực tuyến về "Tiến trình chất lượng và mô hình kinh tế của một chương trình...