Dạy học trực tuyến không phải là đũa thần với mọi cấp học
Giáo dục online không phải là cây đũa thần với mọi cấp học. Rất cần nhân rộng sự thực tế, thấu hiểu và quyết đoán như những gì ngành giáo dục Hải Phòng đã tiên phong
Quyết định dừng việc dạy học trực tuyến kể từ ngày 22/2 với khối lớp 1 và 2 của lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố Hải Phòng thực được dư luận đánh giá cao. Quyết định này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình không chỉ của các bậc phụ huynh trong địa bàn tỉnh bởi sự “thực tế”, “thấu hiểu” và rất quyết đoán.
Trong đánh giá chung của lãnh đạo sở GD-ĐT Hải Phòng chỉ nhắc đến việc học trực tuyến đối với khối lớp 1 và 2 là hoàn toàn không hiệu quả và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, phụ huynh của những học sinh các lớp đầu tiểu học thì hiểu rõ những bất cập về việc con trẻ phải học online. Thứ nhất, học online kém hiệu quả với nhóm học sinh học tiểu học. Ở độ tuổi tiểu học, việc tập trung nghe giảng thiếu tương tác trực diện khá khó khăn. Học sinh không tiếp thu nhanh bài giảng qua màn hình và rất dễ bị phân tán. Ở độ tuổi dưới 10, các em chưa thể đủ kỹ năng xử lý tình thế một mình học online ở nhà, tự bám theo lịch học. Trong quá trình học, đôi khi mạng yếu và bị bật ra ngoài, nhiều em không biết vào lại như thế nào.
Thứ hai, ở độ tuổi tiểu học, khả năng tự học của trẻ chưa cao, khả năng quản lý thời gian cũng chưa tốt. Khi bị xao nhãng, hoặc chán học, trẻ sẽ lang thang các trang mạng khác mà giáo viên và cha mẹ không thể kiểm soát được.
Video đang HOT
Thứ ba, chất lượng học online phụ thuộc rất lớn vào chất lượng mạng và chất lượng không gian ở nhà của trẻ. Buổi học chỉ hiệu quả với những gia đình có đường truyền mạng tốt, không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, điều kiện tuyệt vời này không phải gia đình nào cũng đảm bảo dẫn đến việc thu nhận kiến thức khác nhau của trẻ trong cùng lớp.
Ngoài ra, việc học online nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngồi lâu trước màn hình có thể mỏi mắt, đau nhức vai gáy. Một thực tế mà rất nhiều phụ huynh chia sẻ là sau mỗi thời điểm học online, mắt con lại tăng độ cận hoặc bắt đầu bị cận từ khi học online.
Việc học qua mạng cũng khiến không ít phụ huynh đau đầu, nhất là các phụ huynh “mù” công nghệ. Tải phần mềm này, ứng dụng kia rồi thao tác lấy bài xuống hoặc chuyển đi in đôi khi làm nhiều phụ huynh bối rối thật sự. Hoặc có khi file thầy cô gửi không tương thích với máy khiến cả cha mẹ và con không xem được, thế là phải đi nhờ người có hiểu biết về lĩnh vực này rất phiền phức.
Chưa kể, với những gia đình không có điều kiện kinh tế, việc mua máy tính phục vụ việc học online cho con quả thực là gánh nặng vô cùng lớn, rồi còn lắp đặt và sử dụng mạng internet, sử dụng phần mềm học…. không khác gì sự đánh đố.
Giáo dục online là xu thế tất yếu của thời kỳ chuyển đổi số nhưng chưa bao giờ là điều dễ dàng thực hiện với tất cả mọi nhóm, mọi cấp và đồng bộ trên toàn hệ thống.
Ở nhiều quốc gia phương Tây, các chương trình học online hay giáo dục tại nhà (homeschooling) đã tồn tại nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mô hình này tồn tại với điều kiện giáo viên hướng dẫn, hoặc bố mẹ, người nhà của học sinh đều phải được đào tạo tập huấn, đạt chuẩn thì mới được đăng ký tài khoản học online cho con. Có như vậy hình thức học này mới đảm bảo chất lượng đầu ra hiệu quả.
Giáo dục online không phải là cây đũa thần với mọi cấp học. Rất cần nhân rộng sự thực tế, thấu hiểu và quyết đoán như những gì ngành giáo dục Hải Phòng đã tiên phong.
Nhà trường hỗ trợ điện thoại cho học sinh học online
Giáo viên sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình học trực tuyến, nhiều thầy cô đã cho học sinh mượn điện thoại để học.
Lớp học trực tuyến cho học sinh lớp 1 của trường tiểu học Tòng Bạt
Là địa phương khó khăn nhưng hầu hết 300 học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Vật Lại (huyện Ba Vì) đều được học trực tuyến trong thời gian này. Các buổi học, HS đều được phụ huynh hỗ trợ. Một số gia đình khó khăn, nhà trường đến tận nơi vận động, hỗ trợ cài đặt phần mềm. Nếu hôm nào, phụ huynh bận không vào được lớp online của con theo lịch thì được bố trí vào lớp kia ở khung giờ khác.
Còn tại Trường Tiểu học Tòng Bạt (huyện Ba Vì), nhà trường đã chỉ đạo tổ chức dạy học trực tuyến, triển khai đồng loạt, tất cả các bộ môn từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 trong toàn trường ngay trong ngày đầu tiên bắt đầu nghỉ dịch từ ngày 1/2/2021.
Căn cứ theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường chỉ đạo các tổ khối lên kế hoạch dạy học tổng thể, thời khóa biểu, biên soạn nội dung các bài giảng ở tất cả các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, các môn năng khiếu khác với hình thức đa dạng phù hợp với từng môn học.
Các thầy cô hào hứng như quay video clip hướng dẫn gửi cho học sinh, tích hợp phần mềm tương tác trực tuyến Zoom Cloud Meeting. Tất cả thời gian học của các lớp dựa trên thống nhất của đa số cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm đảm bảo không một học sinh nào bị bỏ quên trong khi nghỉ phòng dịch covid-19.
Thầy Nguyễn Đức Hải - Hiệu trưởng trường tiểu học Tòng Bạt chia sẻ: Việc dạy học online của nhà trường còn gặp một số khó khăn như học sinh không có máy tính hoặc điện thoại, một số phụ huynh không thành thạo việc cài đặt, đường truyền Internet không ổn định. Do đó, giáo viên trong trường sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình học trực tuyến, nhiều thầy cô đã cho học sinh mượn điện thoại để học.
Mặc dù còn gặp một số khó khăn, nhưng với lòng yêu trẻ yêu nghề và tinh thần quyết tâm cao độ, tập thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Tòng Bạt quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học online, giúp các em học sinh vừa đảm bảo an toàn qua mùa dịch, vừa tiếp thu được kiến thức mới của năm học.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nga - Hiệu trưởng trường TH Kim An (huyện Thanh Oai) chia sẻ: Hiện nay, việc học trực tuyến đã dần đi vào nền nếp. Nếu đợt học trực tuyến năm trước, chỉ có 70% HS lớp 1 tham gia học trực tuyến thì năm nay đã đạt gần 100%.
Nhà trường đã khắc phục bằng cách huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên cho HS hộ khó khăn, hộ nghèo mượn điện thoại để học. Những trường hợp nào khó khăn và bí quá, chúng tôi bố trí cho học nhờ nhà bạn gần nhà. Năm nay, có 2 trường hợp HS khó khăn được mượn điện thoại, đích thân hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà cài đặt và hướng dẫn phụ huynh sử dụng Zoom.
Ghi nhận cho thấy, bài giảng online được các giáo viên chuẩn bị chu đáo, điều chỉnh cách giảng cho phù hợp để HS nắm bắt và hiểu bài. Nhiều phụ huynh khi dự giờ đã thấy con mình được học thêm nhiều thứ bên ngoài chứ không chỉ mấy chữ trong sách giáo khoa lớp 1. Từ đó, nhiều phụ huynh đánh giá cao nhà trường và trách nhiệm, uy tín của giáo viên cũng được nâng lên.
Cô giáo Trần Thị Thu Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Lãng (huyện Phú Xuyên) cho biết: Việc học trực tuyến của nhà trường dần đi vào ổn định và không gặp nhiều khó khăn. Có được những thành công này do sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên. Các thầy cô luôn giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh, trao đổi, ôn tập các kiến thức cũ cho học sinh qua các nhóm Zalo của lớp, in bài gửi cho học sinh, chữa bài và tương tác với học sinh, phụ huynh học sinh...
Để dạy trực tuyến cho học sinh, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên, giúp đỡ phụ huynh cài đặt và sử dụng phần mềm. Đối với những học sinh không có máy tính, điện thoại, các thầy cô đã cho học sinh mượn để học trực tuyến. Ban đầu phụ huynh học sinh còn bỡ ngỡ khi làm quen với phần mềm học trực tuyến nhưng với sự kiên trì hướng dẫn của các thầy cô, đến nay việc dạy và học trực tuyến của nhà trường đã đi vào nền nếp, có hiệu quả.
Khi nào học sinh Hải Phòng, Hải Dương quay lại trường học? Theo thông tin của Bộ GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại đã có trên 50 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại. Riêng 2 tỉnh Hải Phòng và Hải Dương, khi nào thì học sinh có thể quay lại trường học? Hải Dương tiếp tục đề xuất cho học sinh trong tỉnh tiếp tục học trực tuyến chờ tình hình...