Dạy học nhưng lơ là dạy kỹ năng sống
Chương trình học nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, không trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh… là những ý kiến của học sinh trong buổi đối thoại “Tiếng nói của học sinh phổ thông TPHCM” diễn ra ngày 21/3.
Khô khan và nhàm chán
Em Võ Lê Tiểu My (lớp 12, trường THPT Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TPHCM) đặt câu hỏi: “Tại sao môn giáo dục công dân (GDCD) lại bắt học sinh học cả kiến thức về triết, trong khi đó, việc dạy học môn GDCD rất mơ hồ khiến chúng em khó tiếp thu? Bản chất của GDCD là giáo dục đạo đức, lối sống, vậy tại sao chúng ta không đưa về giáo dục con người mà lại đưa ra những kiến thức lý thuyết nặng nề và quy về điểm số, khiến học sinh học thuộc bài nhiều hơn là hiểu?”.
Đưa ra dẫn chứng, My nói: “Tại huyện em, có rất nhiều bạn chỉ mới lớp 10 đã phải nghỉ học lấy chồng, sinh con, rồi học sinh đánh nhau… Vậy tác dụng của môn GDCD đến đâu? Ở các trường quốc tế, người ta dạy kỹ năng sống rất nhiều còn trường em thì dạy cho biết, không đọng lại gì; môn nào cũng quy ra điểm số, đạt chỉ tiêu, nên đâm ra nhàm chán?”.
Em Võ Lê Tiểu My đặt câu hỏi với Sở GD-ĐT TPHCM
Còn bạn Nguyễn Kim Loan (lớp 11A2, Trường THPT Phú Nhuận) cho rằng: “Nội dung môn tin học hiện nay khá chậm so với sự phát triển của khoa học công nghệ. Cụ thể, trong tin học 11 bọn em được học Passcal trong khi phần mềm phổ biến để lập trình hiện nay là C . Vậy em xin hỏi, việc dạy và học như vậy thì khi áp dụng thực tiễn nó sẽ như thế nào? Kính mong thầy cô xem lại chương trình dạy để phù hợp với thực tế hơn”.
Trong khi đó, em Thái Anh cho rằng, môn Lịch sử hiện nay khá khô khan nhưng lại chưa đầy đủ, đặc biệt là một số sự kiện sau năm 1975.
Video đang HOT
Để thu hút môn Sử, em Lý Nhật Hoàng (học sinh trường TTGDTX quận 12) góp ý: “Tại sao chúng ta không lồng ghép kiến thức lịch sử Việt Nam trong môn Anh văn, chẳng hạn như dịch các bài lịch sử Việt Nam thay vì dịch các vấn đề của thế giới, nhất là theo quy chế mới về thi tốt nghiệp, môn lịch sử đang dần bị các bạn học sinh bỏ quên. Làm như thế vừa đảm bảo học tốt môn Anh văn vừa biết thêm Lịch sử”.
Trả lời các vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Chương, PGĐ Sở GD- ĐT TPHCM nói: “Nếu chương trình học nặng nề, khô khan thì trường nên chủ động giảm tải sao cho hợp lý chứ không nhất thiết phải học hết các nội dung trong sách. Về môn tin học, chúng tôi tiếp thu và ủng hộ theo ý kiến của học sinh”.
“Nếu là học sinh, tôi cũng chọn như vậy”
Việc thi tốt nghiệp phổ thông có sự thay đổi khi học sinh chỉ phải thi 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn cũng là điểm nóng được các em học sinh đưa ra trước Sở GD- ĐT TPHCM, đặc biệt khi việc thay đổi này chỉ còn cách ngày thi tốt nghiệp chưa đầy ba tháng.
Em Lưu Yến Bình (THPT Trường Chinh) nói: “Việc thi tốt nghiệp còn 4 môn so với trước đây 6 môn và nhiều quy chế mới trong tuyển sinh liệu có làm khó học sinh trong khi kỳ thi quan trọng gần đến?”. Còn bạn Nguyễn Huỳnh Duy (THPT Nguyễn Văn Linh) cho rằng, khó tránh khỏi tình trạng học lệch trong thi cử. Theo Linh: “Việc quá nhiều bạn chọn môn thi tốt nghiệp trùng với môn thi đại học, nhất là các môn của thi khối A, A1 trong khi các khối C, D giảm đi có ảnh hưởng đến cấu trúc ngành nghề xã hội sau này”.
“Nếu tôi là học sinh tôi cũng chọn như vậy. Tuy nhiên với những môn không chọn để thi thì các em cũng nên học nghiêm túc thay vì chỉ đối phó” . Ông Nguyễn Hoài Chương,PGĐ Sở GD- ĐT TPHCM
Trả lời về việc thay đổi quy chế thi, ông Nguyễn Tiến Đạt, PGĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng: “Việc thay đổi quy chế thi tốt nghiệp lẽ ra phải thực hiện ngay từ đầu năm học để học sinh, thầy cô kịp chuẩn bị. Do thời điểm thay đổi cận kề thi cử khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ, giáo viên lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nên mong học sinh thầy cô cố gắng thích nghi”.
Riêng về việc lo học lệch, ông Nguyễn Hoài Chương cho rằng, việc giảm môn thi tốt nghiệp chắc chắn sẽ thuận lợi hơn, giúp giảm bớt áp lực cho học sinh. Và chuyện học sinh chỉ tập trung chọn môn thi tốt nghiệp trùng môn thi đại học cũng là điều dễ hiểu. Ông nói: “Nếu tôi là học sinh tôi cũng chọn như vậy.
Tuy nhiên với những môn không chọn để thi thì các em cũng nên học nghiêm túc thay vì chỉ đối phó. Như môn Địa lý, Lịch sử có nhiều kiến thức thiết thực với đời sống, nếu không học những môn này thì ra đời sẽ gặp khó. Bản thân tôi chuyên ngành Toán nhưng ra đời vẫn sử dụng những kiến thức phụ này là chủ yếu”.
Theo TTVN
'Lớp học xuyên Việt' về kỹ năng sống
Hơn 1.000 bạn học sinh đến từ 5 trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) đã tham dự chương trình "Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp" do trang Tiin.vn phối hợp với Viettelstudy.vn và Quận đoàn Hà Đông tổ chức.
Mới đây, hơn 1.000 bạn học sinh đã đến dự chương trình "Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp" để nghe PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam chia sẻ bí quyết chọn trường, chọn nghề. Các bạn cũng đã được nghe đại diện các trường Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Bách khoa Hà Nội cung cấp thông tin, tư vấn tuyển sinh. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Tọa đàm bản lĩnh trẻ xuyên Việt về kỹ năng sống do Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy.vn tổ chức.
Diễn giả của chương trình - PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn.
Diễn giả của chương trình - PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng, các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học trước tiên phải trả lời được câu hỏi tôi là ai, tôi có cái gì. Chỉ khi thực sự hiểu rõ mình muốn gì, mình có thể làm gì và ngành nghề nào thực sự phù hợp với khả năng của mình thì các bạn mới có thể chọn trường đúng. Xác định được điều này rất quan trọng.
Theo thầy Sơn, các bạn trẻ không nên chọn nghề theo sở thích mà hãy chọn nghề theo sở trường. Cùng đó, cũng không nên lầm tưởng rằng mình học giỏi môn gì ở trường thì đó là sở trường. Sở trường là những thứ tiềm ẩn bên trong các bạn cần khai phá. Để xác định sở trường cần chú ý đến những yếu tố như tính bền bỉ, khả năng thích ứng với công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Nếu các bạn về tháo cái đài ở nhà mà lắp lại không đủ ốc, không thể tính toán số tiền hàng tháng bố mẹ phải chi cho việc học tập của mình thì chắc chắn những bạn này không thể trở thành kỹ sư hay kế toán được. Hoặc như bạn rất sợ máu thì không nên làm bác sĩ. Còn khi bạn thấy đau đầu khi nhìn thấy các con số thì không nên làm kế toán.
Do không hiểu rõ mình cũng như có thông tin đầy đủ mà các bạn học sinh thường mắc nhiều sai lầm trong việc chọn ngành học. Sai lầm đầu tiên là xác định chọn nghề, chọn ngành theo tiếng gọi của đám đông. Chọn ngành học là chọn tương lai nên không được để hội chứng tâm lý đám đông lôi kéo. Cũng không bao giờ được nhìn vào hào quang của ngành nghề đó để đăng ký theo học mà không hiểu được những khoảng lặng cũng như những rủi ro nghề nghiệp của nghề đó. Như nghề tư vấn tâm lý. Nhiều người thấy việc diễn thuyết trước hàng ngàn người là điều vinh quang nhưng cũng đừng quên rằng những người đó phải chịu áp lực tâm lý rất lớn. Vì vậy, cần phải chọn nghề trước, chọn trường sau. Không được vì sự nổi tiếng của một ngôi trường mà thi vào trong khi trường đó không có khoa nào dành cho mình.
Nguyễn Hải Linh - top 8 thủ khoa Đại học Y Hà Nội 2013 từng học tập và thi thử trên ViettelStudy.
Sai lầm nữa trong việc chọn nghề là chạy theo ngành hot. Nhiều bạn học sinh và kể cả các bậc phụ huynh cũng thường hướng con em mình vào các ngành được cho là hot, dễ xin việc và lương cao. Tuy nhiên, không có ngành gì là hot mãi mãi vì có thể đây là ngành hot ở thời điểm hiện tại. Nhưng sau 4 năm nữa, khi ra trường thì đây sẽ lại không còn hot nữa. "Thà làm một người rất hot trong một ngành rất bình thường còn hơn làm một người bình thường trong một ngành rất hot", PGS TS Huỳnh Văn Sơn nói.
Cũng theo thầy Sơn, việc chọn nghề sẽ trở thành sai lầm nếu các học sinh không quan tâm đến truyền thống gia đình. Hiện nay có nhiều bạn học sinh muốn chứng tỏ mình, luôn làm trái với mong muốn của bố mẹ. Trong khi đó, việc đi theo truyền thống gia đình sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian đi đến thành công hoặc dễ dàng hơn trong công việc và sẽ không ai chê trách nếu bạn đi làm theo ngành của bố mẹ.
Không chỉ những lời khuyên mà những câu chuyện có thật và trò chơi trong chương trình đã giúp các bạn học sinh trải nghiệm để hiểu sâu hơn vấn đề của chính mình. Bạn Bích Ngọc, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tâm sự: "Những lời khuyên bổ ích của thầy Sơn và các chuyên gia từ các trường đại học đã giúp em hiểu và nhận ra phải lựa chọn ngành học nào cho phù hợp với sức học của mình. Trước đây em nghĩ đơn giản hơn rất nhiều về việc chọn ngành học khi thi đại học. Giờ em biết mình phải xác định và quyết định số phận, tương lai như thế nào. Em cũng mong ban tổ chức tiếp tục tổ chức thêm nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm nữa giúp chúng em chọn ngành, chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình".
Chương trình "Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp" nằm trong chuỗi sự kiện xuyên Việt về kỹ năng sống do Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy tổ chức. Thời gian này, chuỗi sự kiện tập trung vào các vấn đề tư vấn tuyển sinh và kỹ năng giúp bạn trẻ có bản lĩnh vững vàng bước vào kỳ thi đại học. Sau sự kiện tại Hà Nội, trong tháng 3 tọa đàm "Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp" sẽ đến với các bạn trẻ TP HCM.
Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy.vn do tập đoàn Viettel đầu tư phát triển từ tháng 5/2013. Website này đã lưu danh các thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương và nhiều thí sinh khác đã trúng tuyển mùa thi 2013. Năm 2014, các sĩ tử có thể lên ViettelStudy để luyện thi đại học miễn phí 8 môn toán, lý, hóa, sinh, anh, văn, sử, địa với giáo viên giỏi (học miễn phí, thi thử đại học miễn phí). Đơn vị này cũng tổ chức những chương trình thi thử đại học miễn phí dành riêng cho từng tỉnh. Với sự hợp tác của Viettel cùng nhà trường, ngay cả các em học sinh chưa có máy tính cũng có thể chia nhiều ca và tham gia thi thử đại học ngay tại phòng máy của trường, điểm giỏi có quà.
Theo VNE
Dạy học sinh bằng tác phẩm của chính học sinh Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ (Q.11, TP.HCM) đã học hỏi được cách vẽ tranh, cắt dán hoa, xếp mô hình, bảo vệ môi trường... thông qua những buổi tham quan, "sờ nắn" các tác phẩm của các bạn hoặc anh chị ở các khóa trên. Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ xem mô hình cột cờ trên đảo Trường Sa...