Dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018 – những kết quả bước đầu
Trải qua hơn một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của cả giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với chương trình mới đã dần qua.
Sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên cùng những điểm mới, ưu việt của chương trình đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy và học.
Cô trò Trường Tiểu học Quảng Đức (Quảng Xương) trong giờ học theo chương trình GDPT 2018. Ảnh: Lê Phong
Nếu như chương trình GDPT hiện hành, mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học THCS; thì ở chương trình GDPT 2018, mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Đặc biệt, chương trình GDPT 2018 áp dụng 6 biện pháp “giảm tải”, gồm: giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa, tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới và đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục…
Với ý nghĩa đó, ngay sau khi được triển khai thực hiện ở lớp 1 trong năm học 2020-2021, chương trình GDPT 2018 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, ngành chức năng, cộng đồng xã hội và đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Cô Lương Thị Huệ, giáo viên Trường Tiểu học Quảng Đức (Quảng Xương), cho biết: Thời gian đầu triển khai chương trình GDPT 2018 chúng tôi có phần bỡ ngỡ, cha mẹ học sinh cũng có những phản ánh nhiều chiều, song sau đó giáo viên và học sinh đã nhanh chóng bắt nhịp.
Sau kiểm tra, đánh giá học sinh trong học kỳ I, mặt bằng chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến, nhiều em tiến bộ nhanh, nhất là những em có nền tảng tốt từ bậc mẫu giáo. Đặc biệt, nội dung một số bài học có ngữ liệu phong phú, hình ảnh minh họa sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập…
Trao đổi về kết quả kiểm tra định kỳ học kỳ I năm học 2020-2021 của học sinh lớp 1, cô giáo Đỗ Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Đức, chia sẻ: Nhà trường có trên 97% học sinh hoàn thành chương trình môn học, 99,2% học sinh xếp loại đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
Cơ bản học sinh đã đọc thông, viết thạo; các môn học khác cũng đạt được mục tiêu theo kế hoạch nhà trường đề ra. So với các năm trước, chất lượng giáo dục ở một số môn của học sinh lớp 1 năm nay tốt hơn, nhất là ở môn Tiếng Việt. Nếu chương trình cũ phải hết tuần 22 học sinh mới học xong vần, thì với chương trình GDPT 2018, kết thúc tuần 18 nhiều em đã đọc thông, viết thạo. Điều khiến giáo viên, phụ huynh phấn khởi nhất sau một học kỳ thực hiện chương trình mới là học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
Video đang HOT
Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự học, tự chủ, tự giác làm một số việc nhỏ… Kết quả này khiến giáo viên từ tâm trạng lo lắng ban đầu nay yên tâm, phấn khởi và có động lực tốt hơn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình.
Không chỉ với học sinh, sau một thời gian, giáo viên cũng đã chủ động hơn với phương thức dạy học mới, kết hợp với sách giáo khoa và hệ thống ngữ liệu minh họa đa dạng. Cô Lê Thị Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Khê 2, thị trấn Ngọc Lặc, cho biết: Thực hiện chương trình mới, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên được nâng lên đáng kể.
Chúng tôi đã chuyển hoàn toàn việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đặc biệt, sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong giáo dục không ngừng được tăng cường. Nhiều hoạt động, bài tập, giáo viên yêu cầu sự phối hợp của phụ huynh đã mang lại hiệu quả, tạo được sự thay đổi trong tư duy, không còn phó mặc chuyện học của con cái cho thầy cô. Đây là điều mà nhiều năm qua, giáo viên vùng miền núi luôn mong muốn.
Theo ông Trịnh Vĩnh Long, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến thời điểm này, việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 đã có những thành công nhất định. Các giáo viên đều đánh giá học sinh có phần tiến bộ hơn kể cả ở việc tiếp thu kiến thức và hình thành, phát triển các năng lực phẩm chất cần thiết khác.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ. Đơn cử như để triển khai tốt chương trình với thiết kế dạy học 2 buổi/ngày yếu tố then chốt là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, nhưng cả 2 yếu tố này Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD&ĐT cũng bộc lộ những bất cập, khi một trường học lựa chọn, sử dụng nhiều cuốn sách của nhiều bộ sách khác nhau, khiến việc kết nối các đầu sách, các bộ môn trong chương trình học gặp khó khăn. Việc tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa của các nhà xuất bản chưa đáp ứng với nội dung chương trình…
Có thể nói chương trình GDPT 2018 được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Tuy nhiên, cái mới, nhất là trong giáo dục, không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng, nhất là việc chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; lại tác động tới nhiều đối tượng khác nhau, từ người dạy, người học đến cả cha mẹ học sinh.
Vậy nên rất cần sự đồng thuận và sự kiên trì mục tiêu đổi mới. Cho dù vẫn còn những khó khăn, bất cập nhất định, song theo đánh giá của ngành chức năng, kết quả đạt được từ việc triển khai chương trình GDPT năm 2018 đối với lớp 1 sẽ là tiền đề cho việc triển khai chương trình ở những năm học tiếp theo.
Không chỉ riêng giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT) và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội.
Triển khai chương trình lớp 1 cơ bản thành công
Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện CT GDPT 2018 của Hà Nội, bà Hoàng Thị Minh Hương, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá: đến thời điểm này, lớp 1 thực hiện chương trình GDPT 2018 cơ bản đã thành công; nhà trường, phụ huynh đồng lòng thực hiện.
Tại các cơ sở giáo dục cụ thể, cô giáo Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu cho biết, triển khai CT GDPT 2018, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được tham gia các khoá tập huấn về chương trình, sách giáo khoa mới. Đội ngũ đứng lớp dạy lớp học đầu tiên thực hiện chương trình mới là người có năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tích cực đổi mới sáng tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... được nhà trường đã kịp thời bổ sung để đáp ứng yêu cầu của chương trình và đảm bảo thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày...
Sau hơn 1 học kỳ triển khai CT GDPT 2018, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu nhận định, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện CT GDPT mới đối với lớp 2, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, lên danh sách giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022 và ưu tiên đội ngũ này tham gia các khoá bồi dưỡng các cấp về chương trình, sách giáo khoa mới. Hiện, nhà trường đã tổ chức cho tổ chuyên môn đọc, nghiên cứu 3 bộ sách giáo khoa lớp 2 thuộc danh mục được Bộ trưởng Bộ G&DĐT phê duyệt để tổng hợp đề xuất lên phòng GDĐT, phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa của địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng báo cáo kết quả bước đầu thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 1 của nhà trường.
Theo đó, dù giai đoạn đầu thầy và trò khá vất vả khi triển khai chương trình mới trong bối cảnh học sinh trước đó phải nghỉ học dài nên việc làm quen mặt chữ ở bậc mầm non bị hạn chế, vào lớp 1 lại không có tuần để làm quen nề nếp...
Tuy nhiên, với những ưu điểm của chương trình và sự nỗ lực của thầy cô, sự chỉ đạo - hỗ trợ kịp thời của các cấp quản lý, đến cuối học kì 1 kết quả học tập của học sinh khá tốt.
"Các em học rất nhanh, hơn hẳn học sinh lớp 1 các năm trước về khả năng hiểu biết, năng lực đọc viết, tư duy toán tốt, năng động, tự tin...", nữ Hiệu trưởng nói.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thủ Lệ cho biết, đại bộ phận thầy cô đều rất phấn khởi trước kết quả học tập của học sinh sau một học kỳ triển khai CT GDPT mới. Phụ huynh học sinh cũng yên tâm với công tác dạy - học của nhà trường.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ngồi dự giờ một tiết học lớp 1 tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội (Ảnh: Moet.gov.vn)
Tiếp tục triển khai thành công trong những năm học tới
Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các đơn vị xuất bản đã tổ chức hội nghị giới thiệu sách đến 100% cán bộ, giáo viên dự kiến dạy các lớp học này. Bộ tiêu chí chọn sách giáo khoa vừa được UBND thành phố ban hành. Việc thành lập hội đồng lựa chọn sách và các nội dung khác trong quy trình đang được thành phố triển khai, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh thuận lợi, thành phố cũng còn những khó khăn khi triển khai CT GDPT mới. Nổi cộm trong đó là vấn đề sĩ số học sinh/lớp còn cao khiến việc quan tâm đến phát triển năng lực cho từng em bị hạn chế. Việc thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học bắt buộc 2 buổi/ngày, thiếu giáo viên môn đặc thù, cũng là một trong những khó khăn của thủ đô.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6 của ngành Giáo dục Hà Nội, trong đó có quận Ba Đình. Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, chăm lo, quản lý điều hành, đầu tư cơ sở vật chất... được từ UBND các cấp đến ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
"Qua dự giờ các lớp học, Bộ thấy rằng tinh thần đổi mới đã đến với từng giáo viên, học sinh; thầy cô vì học trò nên việc triển khai đã có hiệu quả rõ rệt", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Để triển khai hiệu quả tiếp CT GDPT 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị, Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, chú trọng thống nhất đổi mới từ nhận thức đến hành động. Đội ngũ từ cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên phải nắm chắc chương trình từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cần cùng vào cuộc đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình.
"Xây dựng đội ngũ giáo viên là việc rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình, sách giáo khoa mới, bởi lẽ đây là những người sẽ trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục như thế nào. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo được 3 yêu cầu về: số lượng, cơ cấu, chất lượng - trong đó quan trọng nhất là chất lượng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói và đề nghị Hà Nội tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để có đội ngũ thầy cô vững chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết trách nhiệm với nghề. Các nhà trường cần chuẩn bị tâm thể sẵn sàng đổi mới cho giáo viên, tạo động lực để thầy cô phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, như vấn đề thiếu giáo viên, sĩ số học sinh đồng... Bộ GD&ĐT đề nghị thành phố quan tâm tháo gỡ để việc thực hiện chương trình mới được thuận lợi, hiệu quả hơn nữa.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay Bộ đã ban hành công văn hướng dẫn việc dạy học bổ sung một số nội dung cho học sinh lớp 5 học chương trình hiện hành thuận lợi khi vào lớp 6 học chương trình mới.
Tới đây, Bộ tiếp tục hướng dẫn bổ sung kiến thức, năng lực cho học sinh lớp 9 để bước vào lớp 10 thực hiện CT GDPT 2018. Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường nghiên cứu kỹ và triển khai hiệu quả cho học sinh. Đồng thời, việc thực hiện công văn 4612, công văn 5512, trong đó nhấn mạnh về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần được tích cực đẩy mạnh để giáo viên, học sinh làm quen với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, ngay từ khi triển khai chương trình hiện hành.
Vững tin triển khai nhiệm vụ kép Ngày 2/2, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 đối với Giáo dục Tiểu học năm học 2020 - 2021. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tham dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các...