Dạy con dùng tay che miệng khi ho hay hắt hơi: Tưởng đúng mà hóa ra sai lầm nghiêm trọng
Hầu như bố mẹ nào khi thấy con ho hay hắt hơi cũng hướng dẫn trẻ dùng hai bàn tay che miệng, vừa để giữ vệ sinh chung, vừa để lịch sự với người xung quanh.
Dạy con ho, hắt xì hơi vào lòng bàn tay không sạch như cha mẹ nghĩ
Thời tiết giao mùa bé rất dễ bị ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Mẹ cần biết rằng ho hay hắt hơi chính là cơ chế cơ thể tự bảo vệ đường hô hấp trước các phần tử lạ xâm nhập qua đường mũi. Khi bị kích thích, trung tâm thần kinh của trẻ sẽ điều khiến tất cả các cơ, từ cơ thực quản cho tới cơ vòng đồng thời co lại để đẩy luồng hơi ra bên ngoài. Đây là một phản xạ không thể kiềm chế được của bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ nhỏ.
Ho, hắt xì hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ, tuy nhiên nếu bé xử lí không đúng cách sẽ phát tán nhiều mầm mống vi khuẩn cho chính mình và những người khác (Ảnh minh họa)
Khi trẻ ho, hắt xì hơi đồng nghĩa với việc rất nhiều vi khuẩn được giải phóng vào không khí và lây lan sang nhiều người khác. Theo tự nhiên, để dạy con giữ gìn vệ sinh thì rất nhiều bố mẹ đã hướng dẫn các con lấy tay che miệng mỗi khi con ho hay hắt hơi. Thế nhưng, đây lại không phải cách làm đúng nhất, thậm chí dạy trẻ dùng tay che miệng có thể khiến mầm bệnh lây lan rộng hơn.
Bởi khi con lấy tay che miệng, sau đó tay con sẽ cầm nắm vào thức ăn để ăn, đồ dùng như sách vở, đồ chơi, khi đó vi khuẩn sẽ lưu trú lại trên những đồ vật con đã cầm nắm và tạo thành mối nguy về sau khi con tiếp xúc với món đồ có vi khuẩn đó. Đây chính là con đường tự đưa mầm bệnh vào cơ thể trẻ khá nhanh và dễ dàng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh truyền nhiễm vì việc trẻ dùng tay dụi mắt có thể gây ra bệnh viêm bờ mi.
Video đang HOT
Dạy con dùng bàn tay che miệng không sạch như mẹ vẫn nghĩ, càng làm vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Không dùng tay che khi ho hay hắt hơi thì làm thế nào?
Để giảm thiểu tối đa khả năng vi khuẩn phát tán rộng và nguy cơ trẻ tự làm lây lan mầm bệnh cho chính mình, mẹ hãy dạy bé các bước đúng như sau:
- Quay đầu đi chỗ khác mỗi khi ho hoặc hắt hơi, không ho hoặc hắt xì hơi thằng vào mặt người khác, vị trí trực diện chỗ đông người.
- Che miệng bằng giấy ăn rồi sau đó vứt bỏ ngay lập tức, hoặc dùng khăn tay cá nhân. Nếu không có giấy ăn, có thể che miệng bằng mặt trong của khuỷu tay thay vì dùng lòng bàn tay. Lý do của việc này là trẻ sẽ có rất ít cơ hội sờ mó vào vùng này, các giọt dịch tiết hay vi khuẩn sẽ nằm ở đó mà ít có cơ hội đồng hành với bàn tay của các bé đi khắp mọi nơi.
- Tạo cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn như đi vệ sinh, sau khi ho, gắt hơi, xỉ mũi, trước và sau khi ăn, sau khi chơi với vật nuôi… Rửa tay sau mỗi lần hắt xì hơi để loại bỏ vi khuẩn và là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn, vừa có thể bảo vệ bản thân trẻ vừa giữ gìn cho mọi người xung quanh.
Trong chiên dich ngăn chăn sư lây lan cua đai dich H1N1, cac quan chưc cao câp cua chinh phu Anh đa hương dân tre cach phong ngưa sư lây nhiêm bênh đó là dung khuyu tay thay vi 2 ban tay đê che mui va miêng khi ho, hăt hơi trong trương hơp không co giây ăn. Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Như vậy sau bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ hướng dẫn con cách xử lý đúng đắn mỗi lần con ho hoặc hắt hơi, vừa bản vệ bản thân lại vừa giữ gìn vệ sinh cho mọi người xung quanh, mẹ nhé.
Theo Helino
Thu hồi thuốc viên nén điều trị viêm mũi dị ứng
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra công văn yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm thuốc viên nén LIV-Z Tablets có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng
Vừa qua, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 10927/QLD-CL ngày 03/7/2019 thông báo thu hồi trên địa bàn Thành phố Hà Nội lô thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg), SĐK: VN-18014-14, số lô: MYTHB1801, NSX: 06/03/2018, HD: 05/03/2020 do Công ty Maxtar Bio-Genics - India (India) sản xuất, Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) nhập khẩu.
Theo đó, khi tiến hành phân tích bổ sung bằng phương pháp HPLC sử dụng cột tách đồng phân, thì kết quả sắc ký đồ của mẫu thuốc xuất hiện 2 pic: R-Cetirizin và Levocetirizin tương tự sắc ký đồ của Cetirizin. Sau khi xem xét hồ sơ kiểm nghiệm và các tài liệu liên quan, nhận thấy, Levocetirizin là một trong 2 thành phần quang học của Cetirizin, mẫu thuốc chứa Cetirizin.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm thuốc viên nén LIV-Z Tablets kém chất lượng. Ảnh minh họa
Để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc và có đầy đủ căn cứ xử lý tiếp theo, Cục Quản lý Dược thông báo tạm dừng nhập khẩu, phân phối, sử dụng mặt hàng thuốc Viên nén LIVz Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) do Công ty Maxtar Bio-Genics - India sản xuất.
Đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 phối hợp với Công ty Maxtar Bio-Genics - India (India), các công ty của Việt Nam nhập khẩu và phân phối thuốc LIV-Z tablets: - Tạm dừng nhập khẩu, phân phối các lô thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) Công ty MaxtarBio-Genics -India sản xuất.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu trong thời hạn 48h kể từ ngày ký Công văn này, gửi thông báo tạm dừng phân phối, sử dụng tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã được cung ứng thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) do Công ty Maxtar Bio-Genics - India (India) sản xuất nêu trên.
Đặc biệt cần phải phối hợp với các cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc nhà nước tiến hành lấy mẫu thuốc của tất cả các lô thuốc LIV-Z Tablets (Levocetirỉzine dihydrochloride 5mg); gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh để tiến hành phân tích định tính và định lượng thành phần hoạt chất của thuốc.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc TW, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dùng phân phối, sử dụng thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đon vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.
Thuốc LIV-Z Tablets là thuốc dạng viên nén, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính.
Hà Thu
Theo phapluatplus
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm mũi xoang khi đi bơi? Làm thế nào để ngăn ngừa viêm mũi xoang khi đi bơi, bởi nước ở bể bơi thường không sạch hoặc chứa quá nhiều clo? Buổi sáng mùa hè, bạn đi bơi, quả thật sảng khoái tuyệt vời. Mặt trời vừa lên, ánh nắng mặt trời khiến nồng độ Vitamin D của cơ thể bạn đang tăng lên, cơ thể căng tràn sức...