Dạy Âm nhạc ở trường phổ thông: Hình thành năng lực tự học
Giáo viên (GV) dạy Âm nhạc ở phổ thông khi tiếp nhận Chương trình và SGK mới sẽ phải thực hiện theo phương pháp dạy học năng lực.
Góp phần trả lời câu hỏi “làm thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu này?”, PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai (Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương) – chia sẻ vấn đề hình thành năng lực tự học với phân môn Tập đọc nhạc ở mức sơ giản cho học sinh phổ thông.
Thực hành là yêu cầu cốt lõi trong dạy và học môn Âm nhạc
Hạn chế dùng đàn mẫu, đọc mẫu
PGS Nguyễn Thị Tố Mai chia sẻ: Trong yêu cầu của Chương trình mới, môn Âm nhạc ở THPT có nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức cốt lõi để các em có năng khiếu có thể lựa chọn theo ngành âm nhạc chuyên nghiệp. Nếu cách đọc nhạc như hiện nay (giáo viên đàn trước, đọc mẫu trước, học sinh nghe rồi đọc theo) được áp dụng từ tiểu học đến THCS làm sao học sinh có khả năng để học được môn Âm nhạc ở THPT với định hướng nghề nghiệp?
Với 1 tiết/tuần cho môn Âm nhạc, học nhiều nội dung (Hát, Nhạc lý, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức) như chương trình hiện hành không thể kỳ vọng học sinh tự đọc được bài đọc nhạc, chưa kể là còn có nhiều em năng khiếu kém nữa.
Song, theo PGS Nguyễn Thị Tố Mai, với phân môn này, làm sao để khi không có sự làm mẫu của giáo viên, ít nhất học sinh cũng đọc được tên nốt nhạc, biết cách đọc gam Đô trưởng, cách thực hiện trường độ nốt trắng, nốt đen và với những em có năng khiếu có thể đọc được những cao độ hay trường độ thật dễ (nốt trắng, nốt đen).
Đặc biệt, PGS Nguyễn Thị Tố Mai cho rằng, cần kiên quyết loại bỏ việc học sinh không nhìn nốt trên bản nhạc mà phiên ra chữ cái viết tắt bằng tiếng Việt ở bên dưới các nốt nhạc. Lỗi này là do các giáo viên không đạt trong cả phương pháp lẫn nội dung dạy học âm nhạc.
Muốn như vậy, giáo viên phải có phương pháp dạy học để hình thành cho học sinh năng lực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Nghĩa là, cần loại bỏ ý nghĩ, học sinh phổ thông không thể đọc nhạc được và cần loại bỏ lạm dụng phương pháp chỉ dùng đàn mẫu, đọc mẫu rồi học sinh đọc theo.
Hoàn toàn dùng đàn giai điệu trước rồi học sinh đọc theo sẽ khiến các em không biết phân tích và không hiểu tại sao lại phải đọc nhạc như vậy, dù chỉ với những vấn đề sơ giản nhất. Đặc biệt, với phương pháp luôn đàn mẫu, các học sinh có năng khiếu đã bị tước đi mất khả năng tự học của mình.
“Vậy với phân môn Tập đọc nhạc, khi nào áp dụng đàn mẫu và khi nào không áp dụng? Mấu chốt của vấn đề là ở đây. Đó chính là áp dụng dạy học theo tiếp cận năng lực. Cần dạy kết hợp giữa đàn mẫu và không mẫu. Khi học sinh đã có những kỹ năng nhất định, gặp cao độ hoặc trường độ tương tự và ở mức độ dễ, giáo viên chỉ việc gợi mở để học sinh tự phân tích và tự đọc. Chỉ khi học sinh không làm được mới đàn mẫu hoặc đọc mẫu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Nếu được học như vậy, học sinh phải vận động trí não, có sự chủ động trong tiếp thu, không thụ động chờ âm thanh vang lên rồi lặp lại. Qua nhiều năm, ít nhất các em cũng có một năng lực nào đó trong đọc nhạc, nhất là với các em có năng khiếu. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh phổ thông, không nên quá sa đà vào dạy học Tập đọc nhạc như cho đối tượng chuyên nghiệp” – PGS Nguyễn Thị Tố Mai cho hay.
Cần đổi mới cách viết SGK
Một điều rất quan trọng để đạt được dạy học theo năng lực cần đổi mới cách viết SGK. Nhấn mạnh điều này, PGS Nguyễn Thị Tố Mai cho biết: SGK hiện hành được viết theo hướng tiếp cận nội dung. Chẳng hạn ở phân môn Hát, trong sách chỉ có bản nhạc của bài hát và đôi lời giới thiệu về bài hát… không có gợi ý cách hát; với phân môn Tập đọc nhạc chỉ có bài tập đọc nhạc…
Như vậy, mặc dù đã được học bài Tập đọc nhạc ở trên lớp nhưng khi nhìn vào các bản nhạc trong sách, học sinh rất khó để có thể tự thực hiện được những bước thực hành căn bản như đọc gam hay quãng…
Trong SGK cũng cần có sự thay đổi. Đó là để hình thành năng lực âm nhạc cần chú trọng nội dung thực hành, có thể lược bớt một số nội dung lý thuyết và lý thuyết nên được lồng ghép trong các nội dung thực hành, giúp học sinh học đến đâu, hiểu và được áp dụng ngay đến đó vào bài hát hay bài đọc nhạc một cách cụ thể.
SGK viết theo hướng tiếp cận năng lực cần có những bước, những quy trình cho các nội dung hoạt động. Với Tập đọc nhạc cần có bước đọc gam, quãng 2, quãng 3, luyện riêng trường độ, cao độ… và được lặp đi lặp lại thành quy trình. Lâu dần, cách dạy học này hình thành ở học sinh kỹ năng nhận biết và tự thực hành; khi đó, chỉ cần nhìn sách, các em có thể tự biết thực hiện đọc gam, quãng… như thế nào. Không chỉ với phân môn Tập đọc nhạc mà với cả Nhạc lý, Hát, Thường thức âm nhạc, SGK cũng nên được viết tương tự như vậy.
“Ngoài ra, về số lượng bài hát hay tập đọc nhạc cũng không nên nhiều mà có thể giảm bớt hơn để học bài nào, học sinh được đi sâu rèn luyện kỹ năng hơn. Đặc biệt, các bài tập đọc nhạc nên soạn những giai điệu dễ, đơn giản để học sinh có thể dần dần tự đọc được ở một mức độ nhất định, không nên dùng hoàn toàn những bài hát quen thuộc để làm bài tập đọc nhạc” – PGS Nguyễn Thị Tố Mai lưu ý.
Để đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT, của chương trình mới, các giáo viên đang dạy Âm nhạc ở phổ thông, các nhà quản lý ở trường phổ thông cần nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt và kịp thời có những chuẩn bị phù hợp để khi SGK mới ban hành sẽ thích ứng được với phương pháp dạy học mới. Các trường đào tạo giáo viên âm nhạc cũng cần có sự thay đổi tích cực trong đào tạo giáo viên âm nhạc để đáp ứng xu thế mới. – PGS Nguyễn Thị Tố Mai
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Những tiết học Văn vui vẻ
Chỉ khi thầy cô thay đổi, thầy cô đầu tư cho bài học, có sự phân công, giao việc cho học trò thì tức thì tiết học sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Để từng bước tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa mới trong những năm tới đây, Hội đồng bộ môn Ngữ Văn huyện Châu Thành (An Giang) đã thường xuyên xây dựng một số tiết thao giảng chuyên đề nhằm tiếp cận dần với việc đổi mới của ngành giáo dục.
Những tiết thao giảng chuyên đề không phải bao giờ cũng tròn trịa, viên mãn bởi Hội đồng bộ môn, giáo viên giảng dạy đã chủ động vận dụng nhiều kỹ thuật dạy học mới.
Nhưng, thông qua những chuyên đề như vậy, giáo viên bộ môn Ngữ văn trong huyện sẽ cùng ngồi lại với nhau để tìm ra những biện pháp khắc phục, nhằm hướng tới những giải pháp tối ưu nhất.
Học sinh minh họa cho bài học (Ảnh: Khánh Văn)
Chúng ta biết rằng, trong những năm gần đây thì việc một bộ phận học sinh không còn yêu thích môn Văn như trước, điều này đã được phản ánh khá nhiều trên các diễn đàn xã hội. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có lẽ có một phần là do sự áp đặt kiến thức, thuyết giảng một chiều của một số giáo viên dạy Văn nên chưa tạo được sự thích thú cho học trò.
Hướng tới việc phát triển năng lực cho học sinh, tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, chủ động trong học Văn là điều trăn trở của nhiều thầy cô giáo.
Chính vì thế, Hội đồng bộ môn huyện đã và đang có những chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên trên địa bàn nhằm tháo gỡ những khó khăn cho việc dạy và học Văn ở các nhà trường.
Đặc biệt, trong từng năm học, Hội đồng bộ môn đã thực hiện một số chuyên đề được minh họa bằng những tiết thao giảng sinh động, khá hiệu quả.
Ngày 23/10/2019, Hội đồng bộ môn Ngữ văn huyện Châu Thành đã tổ chức thực hiện dạy minh họa cho chuyên đề: "Hình ảnh người lính trong thơ ca hiện đại Việt Nam ở lớp 9" và đơn vị thực hiện là trường Trung học cơ sở An Châu.
Tiết dạy minh họa cho chuyên đề là chủ đề người lính- được hình thành từ 3 bài thơ: "Đồng chí" của Chính Hữu; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, đây là những bài thơ tiêu biểu của chương trình Ngữ văn 9 hiện hành.Đến dự tiết thao giảng này, ngoài các thành viên trong Hội đồng bộ môn là các giáo viên đang dạy Ngữ văn ở các nhà trường trong huyện. Điều ấn tượng là đơn vị sở tại đã có sự chuẩn bị khá công phu cho từng hoạt động của tiết dạy.
Khác với lối mòn trong dạy Văn là sự thuyết giảng đơn điệu, xáo mòn, sự truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò dẫn đến sự chán ngán cho học trò thì việc thay đổi phương pháp, kỹ thuật dạy học mới đã khơi gợi cho học sinh được làm chủ nhiều tình huống trong giờ học.
Học sinh được chung tay chuẩn bị tiết học cùng giáo viên, các em được trình bày chính kiến của mình, được trải nghiệm trong một số hoạt cảnh về hình ảnh người lính, được xem một số clip minh họa cho bài học...
Đặc biệt, những hình ảnh tư liệu ghi lại từng đoàn xe đang bon bon trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại để tiến vào Nam giúp cho các em sống lại một khí thế hào hùng của cha ông thuở trước.
Học sinh trình bày phần khởi động cho bài học
Tinh thần: " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai" qua những hình ảnh phim tư liệu được giáo viên trình chiếu giúp cho học sinh hiểu hơn về quá khứ, tiệm cận gần hơn với thế hệ cha anh của mình đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho non sông, đất nước.
Điều thú vị là trong tiết thao giảng chuyên đề đã có sự chuyển giao nhiều hoạt động cho các em học sinh tự làm chủ. Các em đã chủ động dẫn dắt một số hoạt động trong bài học một cách khá nhuần nhuyễn.
Đặc biệt là những tiết mục minh họa cho một số hoạt cảnh của bài dạy làm cho bài học sống động và sôi nổi hơn rất nhiều. Các em tích cực phát biểu, xây dựng bài khi giáo viên đặt vấn đề. Vì thế, những hoạt động hỏi- đáp với giáo viên và các hoạt động thảo luận nhóm rất sôi nổi và hiệu quả.
Với cách dạy mới này không chỉ giúp cho học sinh có sự liên hệ, đối chiếu giữa các tác phẩm văn học lại với nhau. Đó là hình ảnh người lính trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể nhưng họ cùng có chung một tình yêu Tổ quốc, cùng sẻ chia những vui buồn trong chiến đấu...
Học sinh trình bày kết quả phần thảo luận nhóm
Khi góp ý, rút kinh nghiệm cho tiết thao giảng chuyên đề, dù vẫn còn một số hạn chế nhất định nhưng đa phần giáo viên trong huyện đều cảm nhận được nét mới trong việc dạy và học Ngữ văn hiện nay.
Chỉ khi thầy cô thay đổi, thầy cô đầu tư cho bài học, có sự phân công, giao việc cho học trò thì tức thì tiết học sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Học sinh sẽ thích thú hơn khi không còn đơn điệu nghe thuyết giảng của thầy cô trong từng tiết học.
Bởi ở đó không chỉ là người thầy "làm chủ sân khấu" mà có sự chuyển giao một số hoạt động cho học trò. Các em được làm việc, được tham gia các hoạt động do mình chuẩn bị, thực hiện nên có sự thích thú.
Và, rõ ràng những tiết học như thế nào sẽ hình thành cho các em rất nhiều những kỹ năng cần thiết, giúp cho các em tự tin hơn trong học tập và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
KHÁNH VĂN
Theo giaoduc.net
Nếu nâng tuổi hưu, tôi sợ thầy cô vừa ho vừa giảng ếu 60, 62 tuổi mới nghỉ hưu, mỗi giờ giảng chắc các thầy cô cần thêm khăn giấy vì vừa ho vừa giảng và luôn có cơ số thuốc cần thiết mang theo khi lên lớp. Bước vào năm cuối của nghề giáo, thiệt tình tôi nhẩm đếm từng ngày để được rời bục giảng. Tất nhiên cũng có chút bâng khuâng với...