Đầu tuần, giá xăng dầu tăng vọt
Đầu tuần, giá dầu thô thế giới tăng vọt hơn 2% sau khi 1 tàu chở dầu thuộc sở hữu nhà nước Iran bị tấn công tại Biển Đỏ gần Saudi Arabia.
Giá dầu thế giới tăng vọt phiên đầu tuần
Kết phiên giao dịch ngày thứ sáu (11/10), giá dầu thô thế giới tăng mạnh sau khi một tàu chở dầu thuộc sở hữu của nhà nước Iran đã bị hai tên lửa tấn công tại Biển Đỏ gần Saudi Arabia. Cùng với đó, thị trường lạc quan xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã nâng đỡ giá dầu.
Đầu giờ sáng nay (14/10) theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 11/2019 tăng 1,15 USD/thùng, tương đương 2,10% lên 54,70 USD/thùng trên sàn New York.
Tại thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2019 cũng tăng 1,41 USD/thùng, tương đương 2,33% lên 60,51 USD/thùng.
Đầu tuần, giá dầu thô thế giới tăng vọt hơn 2%
Đây là phiên tăng mạnh nhất của giá dầu kể từ ngày 16/9/2019, ngày giao dịch đầu tiên sau cuộc tấn công máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi, làm giảm hơn 1/2 sản lượng dầu của vương quốc này và đẩy giá dầu kể từ ngày đó đến nay tăng khoảng 20%.
Theo hãng tin IRNA, hai vụ nổ tàu chở dầu của Iran trên Biển Đỏ cách thành phố cảng Jeddah của Saudi Arabia 60 hải lý (gần 100 km) và có thể do các cuộc tấn công bằng tên lửa. Bộ Ngoại giao Iran ngày 11/10 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về nguy cơ tràn dầu sau vụ nổ, từ đó gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trước đó, giá dầu thế giới đã đi lên trong phiên giao dịch 11/10, sau khi Tổng Thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo cho biết tổ chức này có thể hành động để cân bằng thị trường dầu mỏ và trong tháng 12 tới sẽ quyết định về nguồn cung “vàng đen” cho năm tới.
Mặc dù ông Barkindo không nói rõ liệu OPEC có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng để bình ổn giá dầu hay không, song các bình luận của ông dường như đã làm gia tăng hy vọng trên thị trường.
Video đang HOT
Trong khi đó, vòng đàm phán mới nhất của Trung Quốc và Mỹ đã củng cố thêm hy vọng giá dầu sẽ tăng trong dài hạn.
Giám sát chặt chẽ các điều kiện kiểm tra kho xăng dầu
Hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2016/NĐ-CP. Theo đó, các điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu tại Điều 22 được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, minh bạch, chặt chẽ các tiêu chí.
Cụ thể, điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu dự kiến phải đáp ứng các tiêu chí: Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan Hải quan về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại các bồn, bể trong kho xăng dầu chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động. Đồng thời, cần có thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan Hải quan.
Ngày 14/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 19.780 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 21.066 đông/lit;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.638 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 15.786 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.919 đồng/kg.
Theo dân việt
Giá lợn, xăng và gas có thể tăng 10 - 15%
Giá thịt lợn có khả năng sẽ tăng thêm 10%, giá xăng dầu và giá gas có thể tăng thêm 10 - 15% trong 3 tháng cuối năm.
Nhận định được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá mới được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ. Theo đó, bình quân 9 tháng năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,52%, thấp thấp nhất 3 năm gần đây.
CPI năm 2019 có khả năng tăng thấp hơn dự kiến trong khi GDP cao nhất nhiều năm.
Nguyên nhân tăng CPI do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật như giá một số nhóm hàng tiêu dùng trong dịp nghỉ hè.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng.
Ngoài ra giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản và giá một số vật liệu xây dựng tăng và giá nhân công tăng do nhu cầu xây dựng và chi phí đầu vào tăng.
Trong khi đó, các nguyên nhân chủ yếu làm giảm áp lực lên mặt bằng giá lại do giá lương thực giảm, giá xăng dầu và giá gas cũng có xu hướng giảm.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), quý III, CPI so với tháng trước đều tăng, tháng 7 tăng 0,18%, tháng 8 tăng 0,28%, tháng 9 ước tăng từ 0,4 - 0,6%.
Ông Tuấn cho biết, theo nhận định của ban chỉ đạo điều hành giá, CPI quý III tiếp tục tăng thấp hơn dự báo, để CPI bình quân cả năm tăng lên mức 4% là giới hạn mục tiêu cho phép.
"Trong ba tháng còn lại giả định nếu CPI tháng sau tăng hơn tháng trước một tỷ lệ như nhau thì mỗi tháng CPI ước sẽ tăng đều 3,1%/tháng. Trường hợp này trong thực tế khó xảy ra trong điều kiện giá cả những tháng cuối năm không có biến động quá bất thường", ông Tuấn nói.
Tuy vậy, theo nhận định của nhóm giúp việc ban chỉ đạo điều hành giá, giá thịt lợn có khả năng sẽ tăng thêm 10% trong quý 4, giá xăng dầu và giá gas có thể tăng thêm 10 - 15%.
Việc điều chỉnh giá điện bình quân trong tháng 3 tiếp tục tác động các tháng còn lại khoảng 0,1%. Các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế không bảo hiểm theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng trong các tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, rủi ro, thiên tai bão lũ tác động tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại các địa phương bị ảnh hưởng, điều chỉnh phí quản lý trong dịch vụ khám chữa bệnh vào tháng 12.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng đầu năm tăng 1,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
GDP 9 tháng tăng 6,98%, cao nhất trong 9 năm
Ngày 28/9, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng đầu 2019, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng kinh tế (GDP) 9 tháng đầu năm ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Lâm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6%, trong khi dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6% còn nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02%, thấp hơn so với cùng kỳ.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2019 ước tính đạt 382,72 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng cao 16,4%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5%). Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng ước tính xuất siêu 5,9 tỷ USD.
Diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm thủy sản suy giảm.
Theo VTC
Giá xăng đảo ngược, điều chỉnh xoay chiều? Giá xăng dầu thế giới giảm trong 15 ngày qua nên giá xăng dầu trong nước có cơ hội giảm nhẹ sau 2 kỳ tăng liên tiếp. Dữ liệu từ thị trường Singapore cho thấy, giá xăng RON 92 - xăng nền để pha chế xăng E5 và xăng RON 95 - trung bình 15 ngày qua giảm nhẹ so với kỳ tính...