Đầu tuần, giá vàng nội địa vượt 42 triệu đồng/lượng
Cùng xu hướng tăng của thị trường vàng thế giới, giá kim loại quý trong nước tăng 200.000-250.000 đồng mỗi lượng, lên mức 42 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trong phiên giao dịch lúc 10g30 sáng đầu tuần (16/9), giá vàng SJC dao động tại ngưỡng 41,75-42,1 triệu đồng/lượng ( mua vào-bán ra) ở TP.HCM. Giá mua vào trên hai thị trường Hà Nội và Đà Nẵng được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết chung mức với thị trường trên, giá bán ra cao hơn 20.000 đồng. So với phiên giao dịch cuối tuần trước, doanh nghiệp này đã nâng giá mỗi lượng lên 250.000 đồng.
Thị trường vàng trong diễn biến tích cực theo đà tăng của thế giới.
Giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu tăng 200.000 đồng một lượng, lên ngưỡng 41,68 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 42,18 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Tại Tập đoàn Doji, giá vàng nữ trang 99,99 trên thị trường Hà Nội và Đà Nẵng được niêm yết ở mức 41,2-42,1 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Tại TP.HCM dao động ở ngưỡng 41,04-42 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Như vậy, giá kim loại quý hôm nay cũng vượt 42 triệu đồng/lượng, tăng 210.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên cuối tuần qua.
Trên thị trường thế giới, giá kim loại quý tăng 21 USD một ounce, đang giao dịch trên mức 1.500 USD/ounce, cụ thể là 1.506-1.507 USD/ounce.
Video đang HOT
Tuần qua, các doanh nghiệp kinh doanh vàng nổi tiếng trong nước liên tiếp điều chỉnh giảm, để giá kim loại quý tuột khỏi mốc 42 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng thế giới cũng có lúc chứng kiến phiên lao dốc mạnh, không trụ vững ngưỡng hỗ trợ chủ chốt là 1.500 USD/ounce và tiếp tục lùi dần về ngưỡng 1.480 USD/ounce trước khi đóng cửa cuối tuần. Nguyên nhân chính dẫn đến diễn biến tiêu cực này là do các nhà đầu tư ưa thích các tài sản mang tính rủi ro cao, trong khi chứng khoán toàn cầu khởi sắc, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đi lên đã lấn át sức hấp dẫn của vàng.
Bên cạnh đó, những thông tin lạc quan cho thấy chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đang dần hạ nhiệt. Đầu tiên là nối lại đàm phán, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 10. Phía Trung Quốc đưa ra một số động thái nhượng bộ Mỹ, như hủy quyết định áp thuế lên 16 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, tăng cường mua nông sản của nước này. Tổng thống Donald Trump cũng đang cân nhắc về một thỏa thuận thương mại tạm thời với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung sẽ còn kéo dài, rất khó để hai bên đạt được thỏa thuận nào mang tính đột phá, có chăng chỉ là hạ mức thuế đã áp lên hàng hóa nhập khẩu của nhau. Bởi vì nếu đáp ứng tất cả yêu cầu khắt khe của Washington thì Bắc Kinh phải sửa đổi một số đạo luật quan trọng, có nguy cơ làm thay đổi hệ thống kinh tế nước này. Đây là điều đất nước tỷ dân khó chấp nhận. Do đó, triển vọng của vàng vẫn được thắp sáng.
Hiện thị trường đang đón đợi kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (FED), dự kiến diễn ra vào tuần này.
Với nhận định bi quan về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cùng kỳ vọng ngân hàng trung ương nước Mỹ hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, phần lớn giới đầu tư và chuyên gia vẫn tin tưởng giá vàng sẽ đi lên trong tuần này.
Kết quả khảo sát giá vàng của Kitco News.
Theo kết quả khảo sát về xu hướng giá vàng trong tuần từ ngày 16-20/9 của hãng tin Kitco News, trong số 17 chuyên gia phân tích tham gia trả lời tại Wall Street, có 8 người (47%) cho rằng giá vàng sẽ tăng, 5 ý kiến (29%) trái chiều và 4 nhận định (24%) dự báo thị trường đi ngang.
Tại cuộc khảo sát trực tuyến Main Street, có tới 914 người (61%) trong tổng số 1.500 người dự đoán giá vàng sẽ tăng, 346 người (23%) nhận định giá vàng sẽ giảm và 240 người (16%) còn lại giữ ý kiến trung lập.
Theo Thế Giới Tiếp Thị
Cuối tuần giá vàng SJC rớt mạnh
Giá vàng trong nước quay đầu rớt mạnh về mức 38,8 triệu đồng/lượng ngày cuối tuần, nhưng vẫn thấp hơn thế giới nửa triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước rớt mạnh ngày cuối tuần. Ảnh: Linh Anh
Sáng nay (6-7), giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 38,55 triệu đồng/lượng, 38,8 triệu đồng/lượng bán ra, giảm khoảng 300.000 đồng/lượng so với ngày trước.
Đáng lưu ý, giá vàng nguyên liệu 99,99 tại các doanh nghiệp cũng giảm mạnh và về sát giá vàng SJC, được giao dịch ở mức 38,05 triệu đồng/lượng mua vào, 38,95 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng trong nước giảm mạnh phiên cuối tuần theo đà lao dốc của giá thế giới. Chốt tuần, giá vàng quốc tế đóng cửa ở mức 1.398 USD/ounce, giảm khoảng 15 USD/ounce so với phiên trước, rớt khỏi ngưỡng 1.400 USD/ounce, sau một tuần tăng mạnh.
Dù giảm mạnh nhưng chốt tuần, giá vàng trong nước vẫn tăng thêm khoảng nửa triệu đồng/lượng và tăng khoảng 1,8 triệu đồng mỗi lượng trong 1 tháng qua.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết khoảng 39,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng SJC khoảng nửa triệu đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới rút ngắn giúp chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng nguyên liệu 9999 cũng thu hẹp, bởi giá vàng nguyên liệu biến động thường sát với giá thế giới.
Trong khi đó, giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục được giao dịch ổn định ngày cuối tuần, quanh mức 23.190 đồng/USD mua vào, 23.310 đồng/USD bán ra.
Theo người lao động
Thị trường ngày 3/7: Giá dầu lao dốc hơn 4%, giá vàng đảo chiều tăng vượt 1.405 USD/ounce Lo ngại kinh tế toàn cầu suy yếu sau khi các số liệu sản xuất tháng 6/2019 từ khắp các châu lục sụt giảm khiến thị trường hàng hóa nguyên liệu đảo chiều đi xuống trong phiên vừa qua. Dầu giảm 4% do sản xuất trên toàn cầu yếu đi Giá dầu giảm mạnh hơn 4%, mặc dù OPEC và các đồng minh,...