Đầu tuần, giá “vàng đen” giảm nhẹ
Ngày 21/10/2019, giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do thị trường quan ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc, lấn át những thông tin tích cực từ lĩnh vực lọc dầu của nước này.
Đầu tuần, giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kết phiên giao dịch ngày thứ Sáu (18/10), giá dầu thô thế giới quay đầu giảm do thị trường lo ngại nền kinh tế Trung Quốc chững lại có thể gây áp lực lên nhu cầu dầu thô.
Đầu giờ sáng nay (21/10) theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 0,15 USD/thùng, tương đương 0,28% còn 53,78 USD/thùng trên sàn New York.
Tại thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 0,49 USD/thùng, tương đương 0,82% còn 59,42 USD/thùng.
Tính chung cả tuần trước, giá dầu Brent đã giảm 1,8%, trong khi dầu WTI để mất 1,7%.
Đầu tuần, giá dầu thô quay đầu giảm
Yếu tố tác động chính lên tâm lý nhà đầu tư khiến giá dầu giảm là số liệu thống kê mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý III/2019 đã chậm lại, xuống chỉ còn 6% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức yếu nhất trong hơn 27 năm qua do hoạt động chế tạo yếu đi và căng thẳng thương mại chưa được giải quyết giữa nước này với Mỹ.
Tuy nhiên, sản lượng lọc dầu tháng 9 của các nhà máy tại Trung Quốc đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, một tín hiệu cho thấy nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vẫn mạnh mẽ bất chấp những “cơn gió ngược” của nền kinh tế. Điều này đã phần nào hạn chế đà suy yếu của giá dầu.
Hơn 7 triệu tấn xăng dầu được nhập về Việt Nam trong 9 tháng
Video đang HOT
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong tháng 9, lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam ước đạt 750.000 tấn, tương đương giá trị khoảng 435 triệu USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước đã chi khoảng 4,27 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu các loại, với số lượng nhập về khoảng 7.040.000 tấn, giảm 24,5% về lượng và giảm 31,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn trong nước, theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong 9 tháng, các đơn vị của tập đoàn này đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 8,99 triệu tấn xăng dầu các loại, góp phần đảm bảo tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.
Ngày 21/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 19.470 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 20.795 đông/lit;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.223 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 15.258 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 12.816 đồng/kg.
Theo Dân Việt
Quảng Ninh: Hành trình từ "vàng đen" đến "vàng mười"
Có một thời, "nồi cơm" duy nhất của Quảng Ninh là than. Nhưng ngay khi đang ngồi trên hàng núi "vàng đen", người Quảng Ninh vẫn luôn đau đáu: Than có nhiều đến mấy rồi sẽ đến lúc phải hết. Vì thế, một cuộc chuyển dòng ngoạn mục hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững hơn đã diễn ra.
Phá bỏ vị trí độc tôn của than
Khoảng 90% trữ lượng than của cả nước tập trung ở Quảng Ninh nên không khó hiểu khi tỉnh này xưa nay chỉ mạnh về khai thác than, nhiệt điện và sản xuất xi măng. Tuy nhiên, tài nguyên hữu hạn mà áp lực về gánh nặng về ô nhiễm môi trường của các ngành công nghiệp này ngày càng tăng, buộc tỉnh phải thay đổi mô hình phát triển.
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XII (9/2013) đã đánh dấu mốc chuyển mình quan trọng khi Tỉnh thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh sẽ chuyển đổi mô hình phát triển từ "nâu" sang "xanh", bớt dựa vào tài nguyên hữu hạn như than đá, phát huy những giá trị lâu dài như dịch vụ - du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ không còn phụ thuộc vào "vàng đen" nữa.
Nhiều lần ông Nguyễn Văn Đọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nhấn mạnh, Quảng Ninh muốn phá bỏ vị thế độc tôn của than thì phải tìm cách hút được nguồn lực khổng lồ của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cởi nút thắt thể chế, phá bỏ tư duy quản lý, xây dựng nền hành chính phục vụ là cách để chính quyền Quảng Ninh thực hiện được điều đó.
Lời giải nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thành công như ngày hôm nay, đó là cả một cuộc cách mạng cải cách của địa phương này từ tư duy cho đến hành động.
Sân bay Vân Đồn
Lấp lánh "vàng mười"
Những dòng vốn khổng lồ liên tục đổ về nơi đây của hàng loạt ông lớn bất động sản như: Vingroup, Sun Group, FLC, CEO,... để cải tạo hạ tầng, xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng chuyên nghiệp không chỉ khiến ngành du lịch Quảng Ninh lột xác mà còn hoàn toàn làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Hàng loạt hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao của các tập đoàn lớn đã tạo cú hích cho tăng trưởng du lịch, khiến Quảng Ninh liên tiếp thu về "trái ngọt" những năm gần đây.
Năm 2018, Quảng Ninh đón 12,28 triệu lượt du khách, tăng 24% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt, tăng 22,1% cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch 24 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đang trở thành điểm đến hàng đầu của du khách ở khu vực phía Bắc, được ví như một "Việt Nam thu nhỏ", là "hòn ngọc di sản" đang được mài dũa ngày càng sáng bóng. Dường như bớt phụ thuộc vào "vàng đen" - than, dịch vụ - du lịch "vàng mười" của Quảng Ninh đang tỏa sáng lấp lánh.
Trên đà tăng tốc, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15 - 16 triệu lượt du khách, trong đó có 7 triệu khách quốc tế vào năm 2020. Đến năm 2030, tổng khách du lịch đạt 30 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 15 triệu lượt, góp phần đưa Quảng Ninh có cơ cấu kinh tế dịch vụ đi đầu vào năm 2020. Con số đó hoàn toàn không quá tham vọng, khi các dự án nghìn tỷ vẫn liên tiếp đổ về địa phương này. Và chính những nhà đầu tư lớn với những công trình xứng tầm đã đánh thức giấc mơ đến "ngôi vương" du lịch Việt của Quảng Ninh.
Đánh thức giấc mơ đến "ngôi vương" du lịch Việt
Nhận định về sự bứt tốc thần kỳ của ngành công nghiệp không khói của Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Tuấn - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã từng nói: "Chúng ta thấy rằng, ở Hạ Long, sau khi các dự án của Sun Group được đầu tư vào khu vực Bãi Cháy, không những tạo ra sự sôi động ở khu vực này mà còn có tác động lan tỏa, làm công suất của tất cả các khách sạn ở khu vực đó đều tăng lên, kích thích vào sản xuất và lưu thông hàng hóa".
Cầu Koi- Sun World Halong Complex
Nhìn lại chặng đường phát triển của du lịch Quảng Ninh, đúng như lời ông Tuấn, không thể không nhắc đến Sun Group. Từ năm 2014, Sun Group đã triển khai đầu tư nhiều dự án "khủng" tại Quảng Ninh với tổng số vốn lên tới 35.000 tỷ đồng như: Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex, quảng trường Sun Carnival quy mô 12ha, Sun Premier Village Halong Bay Resort, bãi tắm Bãi Cháy và đường bao biển; khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp Quang Hanh; khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn và dấu ấn lớn nhất là 3 công trình giao thông trọng điểm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn,...
Đặc biệt, sự xuất hiện của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã trở thành cột mốc mới cho kinh tế vùng. Sân bay này được đánh giá là phi trường phức hợp hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay, có công suất 2,5 triệu hành khách/năm và 10.000 tấn hàng hóa/năm. Hiện đang có 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam tổ chức khai thác với tổng số 30 chuyến bay đến và đi mỗi tuần, công suất mỗi chuyến bay đều đạt gần 70%.
Ông Nguyễn Văn Đọc - cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: "Thời gian qua, Quảng Ninh có được vị thế, thu hút được nhà đầu tư là do có được hạ tầng đồng bộ, động lực. Đạt được điều đó, phải khẳng định sự đóng góp rất lớn của Tập đoàn Sun Group - nhà đầu tư chiến lược, lâu dài của tỉnh. Tập đoàn Sun Group đã triển khai nhiều dự án động lực trên địa bàn, bước đầu tạo cảnh quan, điểm nhấn đô thị, diện mạo mới cho tỉnh thông qua những sản phẩm dịch vụ - du lịch, vui chơi giải trí cao cấp".
Theo cách phân tích đó, khi hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng 5 sao do Sun Group đầu tư tại Quảng Ninh hoàn thiện, địa phương này hoàn toàn có thể sánh vai với những trung tâm du lịch vốn đã giữ ngôi vương từ lâu như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... và thực sự biến "vàng đen" trở thành "vàng mười" muôn phần giá trị.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Lo ngại thiếu cung kéo dài, giá dầu tăng Giá dầu Brent tương lai tăng 80 cent, tương đương 1,3%, lên 64,4 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 2 cent lên 58,13 USD/thùng. Các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi bị tấn công hôm 14/9 khiến sản lượng dầu của nước này giảm một nửa, hạn chế nghiêm trọng sản lượng dự phòng. Căng thẳng Trung Đông còn leo thang do Mỹ...