Đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng trường tiểu học ở Bình Dương
Ngày 18/12, tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, công ty NutiFood đã phối hợp với UBND Thành phố Thủ Dầu Một tiến hành lễ động thổ xây dựng công trình trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm tại phường Tân An, thị xã Thủ Dầu Một. NutiFood tài trợ 10 tỉ để xây dựng công trình này.
Công trình trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm sẽ bao gồm 8 phòng học được xây dựng trên nền dãy phòng học cũ đã xuống cấp. Theo thông tin từ nhà tài trợ NutiFood, công trình này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 và năm học mới 2019 sẽ được đưa vào sử dụng.
Các em nhỏ biểu diễn văn nghệ mừng ngôi trường mới được khởi công.
Phát biểu tại lễ động thổ, bà Nguyễn Thu Cúc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một cho biết: Công trình Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm được xây dựng và hoàn thành sẽ góp phần giảm tình trạng quá tải số lượng học sinh trong mỗi phòng học hiện nay của địa phương, đồng thời, giúp cho giáo viên và học sinh của trường có điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn. Đây cũng là niềm vui lớn, khích lệ tập thể giáo viên trong công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi tin tưởng rằng với sự đầu tư của nhà tài trợ NutiFood, thành phố sẽ tập trung phát triển tốt nhất cho thế hệ tương lai của đất nước và mong muốn nhà tài trợ tiếp tục đầu tư cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thành phố.
Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Thủ Dầu Một dự lễ khởi công Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm.
Đại diện cho công ty NutiFood, Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch HĐQT chia sẻ: Bình Dương là nơi NutiFood đặt nhà máy và nhiều năm qua NutiFood luôn nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các cơ quan chức năng của tỉnh nhà. Chính vì thế, trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của mình, NutiFood cũng luôn đồng hành với Bình Dương trong những hoạt động như trao học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho các gia đình khó khăn, tặng quà cho công nhân nghèo…Và hôm nay, NutiFood vô cùng vinh dự được cùng với đại diện lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, đại diện ban giám hiệu trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm và đại diện các ban ngành tiến hành Lễ khởi công xây dựng trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. Chúng tôi hy vọng công trình sẽ sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động để các em học sinh có một nơi rộng rãi, khang trang hơn giúp các em yên tâm học hành.
Đại diện nhà tài trợ NutiFood và UBND thành phố Thủ Dầu Một trong lễ khởi công Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm được khởi công, sau khi xây dựng xong sẽ góp phần giảm bớt tình trạng quá tải học sinh trên mỗi phòng học ở thành phố Thủ Dầu Một.
Không chỉ tài trợ cho tỉnh Bình Dương xây trường tiểu học, NutiFood còn là công ty luôn có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng từ khi thành lập đến nay.
Trước đó, ngày 30/11/2018, đại diện NutiFood đã cùng các ban ngành đoàn thể huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An khánh thành 10 cây cầu nông thôn, giúp người dân các xã trên địa bàn huyện lưu thông thuận tiện hơn, với chi phí hỗ trợ lên đến 2 tỉ đồng.
Chỉ vài ngày sau, hòa cùng những tấm lòng hảo tâm hướng về các bệnh nhi ung thư trong chương trình Ước mơ của Thúy, NutiFood cũng đã trao 300 triệu đồng cho các em trong ngày hội Hoa Hướng Dương “vì bệnh nhi ung thư” 2018 tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen.
Với mong muốn góp phần phát triển hơn nữa loại hình nghệ thuật bài chòi sau khi được UNESCO công nhận và ghi danh, tháng 05/2018, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT NutiFood, người con của mảnh đất Bình Định, đã hỗ trợ 5 tỉ đồng cho cho các câu lạc bộ bài chòi thuộc 9 tỉnh miền trung.
Bên cạnh đó, những ngày cận Tết nguyên đán 2018, đại diện NutiFood đã trao lì xì và quà với tổng ngân sách hỗ trợ là 1,6 tỉ đồng cho các trẻ em nghèo có được cái tết đầm ấm hơn. Ngoài ra, để giúp người dân vùng lũ phía Bắc như Yên Bái, Sơn La sau trận lũ quét kinh hoàng tháng 9/2017, NutiFood cũng hỗ trợ gần 1,4 tỉ đồng.
Trước đó, tháng 7/2017, NutiFood cũng đã hỗ trợ 5 tỉ đồng cho công nhân Bình Dương, trong đó có những phần quà là sản phẩm và tiền mặt, đồng thời là chương trình giảm giá mua hàng từ 20% trở lên.
San sẻ nỗi đau cùng bà con vùng lũ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa đợt lũ tháng 11-12/2016, NutiFood tổng cộng đã quyên góp sản phẩm và tiền mặt lên đến 38,4 tỉ đồng.
Theo Dân trí
Quá tải, vẫn đầu tư trường chất lượng cao
Trong khi bậc học tiểu học, THCS vẫn đang căng thẳng về đảm bảo chỗ học cho học sinh thì ngân sách thành phố vẫn dành để phát triển trường chất lượng cao.
Phòng học đàn riêng biệt
Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm qua, ngân sách đầu tư thêm để đưa những trường công lập bình thường thành trường chất lượng cao (kể cả những trường thí điểm chất lượng cao) là khá lớn. Xây dựng mới Trường THCS Nam Từ Liêm 97 tỷ đồng, Trường tiểu học khu đô thị Sài Đồng được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí 40 tỷ đồng, Mẫu giáo Việt Triều 6,5 tỷ đồng... Tuy nhiên, ở một số trường khi chuyển sang chất lượng cao thì không tuyển đủ chỉ tiêu do phụ huynh lo tăng học phí hằng năm, trong khi chưa rõ chất lượng đào tạo theo mô hình này thế nào.
Hà Nội nhiều năm qua luôn trong tình trạng quá tải sĩ số trường lớp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Ngay ở các quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy... là những địa bàn có trường chất lượng cao cũng là nơi sĩ số quá tải nghiêm trọng ở những trường công lập bình thường.
Có những trường phổ biến hơn 60 HS/lớp. Đáng nói, những quận này rất khó khăn trong quỹ đất xây dựng trường công lập song lại phát triển hệ thống ngoài công lập nhiều hơn công lập, thế nhưng học sinh tại địa phương cũng ít có điều kiện về kinh tế để theo học.
Đơn cử, khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) không có trường mầm non công lập, nhưng lại có 10 trường mầm non tư thục. Hay như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Cầu Giấy) có 6 trường tư thục ở 3 cấp mầm non, tiểu học, THCS, nhưng không có trường công lập nào. Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao không dành ngân sách để xây thêm trường công lập bình thường nhằm giảm tải, mà lại phải "lo" chuyển trường công có sẵn sang mô hình chất lượng cao để thu nhiều học phí?
Mặt khác, từ đầu năm học mới 2018-2019, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở này vừa rà soát quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn 30 quận huyện. Theo đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp, thiếu đất xây dựng trường học, tập trung trong các quận nội thành như Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm...
Theo đó, Sở đã trình UBND TP xem xét phê duyệt quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, Sở đề xuất đến năm 2030, toàn thành phố cải tạo và xây mới 1.557 trường học gồm xây mới 1.275 trường, cải tạo 282 trường. Vốn đầu tư cho việc cải tạo xây mới này dự kiến lên tới 74 nghìn tỷ đồng, trong đó công lập là 65,6 nghìn tỷ cho 1.389 trường; ngoài công lập 8,4 nghìn tỷ đồng cho 168 trường.
Người trong cuộc nói gì?
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục quận Thanh Xuân:
Trường THCS Thanh Xuân hoạt động từ năm 2017 - 2018. Quận Thanh Xuân có ý tưởng xây dựng đề án trường THCS Thanh Xuân là trường chất lượng cao. Sau khi thành lập vào năm học 2017-2018, trường hoạt động theo tiêu chí của trường chất lượng cao, còn thực tế khi ấy trường chưa được công nhận. Việc xây dựng trường THCS Thanh Xuân trở thành một trường chất lượng cao một mặt thực hiện chủ trương của TP Hà Nội về phát triển mô hình trường chất lượng cao, mặt khác quận cũng mong muốn có môi trường giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, được đầu tư đồng bộ với chi phí xây dựng cao hơn rất nhiều so với các trường khác. Chúng tôi xây dựng trường chất lượng cao với mong muốn cho HS ở địa bàn có nhu cầu, sẵn sàng đóng học phí cao không phải "chạy" sang các quận khác để học trường chất lượng cao.
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội:
Việc giám sát các trường chất lượng cao thu chi được thực hiện theo phân cấp quản lý. Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ giám sát 3 trường trực thuộc sở là THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Mầm non Việt Triều và Mầm non B.
Còn những trường thuộc quận huyện thì quận huyện kiểm soát. Với ba trường của sở, sở có trách nhiệm phê duyệt mức thu học phí. Mức học phí này đi kèm với chất lượng dịch vụ nào. Sau đó cuối năm sẽ xem quyết toán phần thu chi của từng trường. Trong thời gian qua, 3 trường do Sở quản lý không có vấn đề gì sai sót về thu chi. Nhưng hai trường mầm non thì hiện nay đang gặp khó khăn là thu không đủ chi vì ít học sinh. Còn trường THPT Phan Huy Chú xuất phát điểm từ trường bán công đi lên nên việc chi đảm bảo, thực hiện theo nề nếp.
Sau 5 năm được công nhận chất lượng cao, các trường sẽ được đánh giá lại. Nếu không thực hiện được thì sẽ trở về trường công lập bình thường. Nhưng khó khăn hiện nay là trường mầm non, còn cấp học khác thì phát triển tốt.
Để xây dựng trường chất lượng cao thì điều kiện đầu tiên là địa bàn đó phải đủ trường học cho con em nhân dân.
Lãnh đạo phòng giáo dục một quận của Hà Nội:
Dù là một quận của Hà Nội nhưng rất khó triển khai mô hình trường chất lượng cao, vì phụ huynh không ủng hộ. Theo quy định, nếu trên một địa bàn phường có 2 trường cùng cấp học thì có thể làm 1 trường chất lượng cao. Nhưng nói đến chất lượng cao là dân kêu ngay vì dân không có điều kiện đóng học phí cho con em mình.
Nhưng tôi vẫn nghĩ, trường chất lượng cao là để cho các trường ngoài công lập. Khối trường công lập chỉ làm đúng trách nhiệm phổ cập. Nên dành "sân chơi" ấy cho xã hội làm. Dư luận nói cũng có lý. Cơ sở vật chất là cơ sở của nhà nước xây dựng, nhưng vẫn cứ đè phụ huynh ra thu học phí cao. Nếu nhà nước vẫn đầu tư cơ sở vật chất thế thì nên cho các trường ngoài công lập thuê để họ làm. Như vậy mới bình đẳng.
Cuối tháng, HĐND sẽ giám sát trường chất lượng cao
Ông Trần Thế Cương, Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội cho biết, hiện HĐND thành phố đang yêu cầu sở GD&ĐT có báo cáo về mô hình trường chất lượng cao để Ban Văn hóa - Xã hội đi giám sát vào cuối tháng 12/2018 tới. Khi giám sát xong, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ có ý kiến cụ thể về vấn đề này.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Bạn đọc viết: "Vỡ mộng" với trường điểm Năm nay con tôi lên lớp 6. Ngôi trường mà con đang theo học có điểm xét tuyển rất cao. Học sinh muốn trúng tuyển phải đạt hầu hết các điểm 10 ở những kì thi cuối năm của bậc tiểu học và ít nhất là 1 giải thưởng trong cuộc thi học sinh giỏi cấp quận ở một môn học nào đó....