Đau răng như thế này có thể là dấu hiệu của ung thư
Có một triệu chứng gặp ở răng có thể chỉ ra bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn để ý thấy triệu chứng này, các chuyên gia cho biết đó có thể là ung thư.
Đau răng hàm trên có thể là dấu hiệu của ung thư xoang cạnh mũi hoặc xoang mũi. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mọi người có thể nghe nói nhiều về ung thư phổi, ung thư vú và ung thư da, nhưng ít người nhận thức được nguy cơ mắc các bệnh ung thư đầu và cổ.
Những loại ung thư ít được biết đến này có thể ảnh hưởng đến miệng, cổ họng, thanh quản hoặc tuyến nước bọt, cũng như khoang mũi hoặc xoang, theo Best Life .
Do hiếm gặp, nên loại ung thư này thường khó cứu sống bệnh nhân, một phần vì ít được biết đến, một phần vì phát hiện quá muộn.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư xoang hoặc khoang mũi đặc biệt thấp, chỉ ở mức 58%.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tỷ lệ cứu sống có thể tăng lên 84%, theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, theo Best Lif e.
Cũng như các loại ung thư khác, can thiệp sớm là chìa khóa để phục hồi và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đó chính là lý do tại sao mọi người cần biết những dấu hiệu cần chú ý khi bị ung thư mũi và xoang,
Và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), có một triệu chứng gặp ở răng có thể chỉ ra vấn đề nghiêm trọng.
Sau đây là các triệu chứng răng miệng cần chú ý và khi nào nên đi khám.
Đau răng trên có thể là dấu hiệu của ung thư xoang cạnh mũi hoặc xoang mũi, theo Best Life .
Như CDC cảnh báo, đau răng trên, răng trên lung lay hoặc răng giả không còn khít – có thể là dấu hiệu của ung thư xoang cạnh mũi hoặc xoang mũi.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, dạng ung thư này bắt đầu bằng cách lây nhiễm vào các tế bào mỏng, phẳng – lót bên trong xoang cạnh mũi và khoang mũi, nhưng có thể di căn sang các bộ phận khác.
Mayo Clinic cảnh báo rằng mặc dù ung thư mũi và xoang hơi hiếm gặp, nhưng mọi người có thể có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn do các yếu tố môi trường.
Các yếu tố này bao gồm hút thuốc, ô nhiễm không khí cao, bị nhiễm virus u nhú HPV, hoặc làm việc tiếp xúc với hơi hóa chất hoặc chất gây kích ứng.
Mặc dù loại đau răng trên này là dấu hiệu của ung thư, nhưng các chuyên gia từ Mayo Clinic cho biết đây cũng có thể do viêm xoang, theo Best Life .
Nha sĩ Alan B. Carr, bác sĩ phẫu thuật nha khoa của Mayo Clinic, viết: “Đau ở răng hàm trên là một triệu chứng khá phổ biến với các bệnh lý về xoang. Ông giải thích: “Xoang là khoang trống trong hộp sọ nối với khoang mũi. Nếu bị viêm xoang, các mô trong những khoang đó sẽ bị viêm, thường gây đau”.
Video đang HOT
Bác sĩ Carr cho biết thêm rằng răng hàm thường bị ảnh hưởng vì nằm gần xoang. Do đó, tổn thương hoặc nhiễm trùng răng có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính.
Cách phân biệt giữa viêm xoang và ung thư
Biết các triệu chứng khác của ung thư xoang và khoang mũi có thể giúp phân biệt giữa ung thư và viêm xoang.
Nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu của viêm xoang. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các bác sĩ tiết lộ, ung thư xoang và khoang mũi thường gây ra các triệu chứng sau, theo Best Life :
Có cục u hoặc vết loét bên trong mũi không khỏi
Tê hoặc ngứa ran ở mặt
Xoang bị tắc nghẽn hoặc cảm thấy áp lực trong xoang
Đau tai hoặc áp lực trong tai
Các vấn đề về thị lực
Theo Health Central , hãy đi khám ngay nếu nhận thấy các triệu chứng chỉ xảy ra ở một bên xoang hoặc hốc mũi hoặc một bên răng.
Đầu và cổ là hệ thống ghép nối – cấu trúc của chúng đối xứng hoặc giống nhau ở cả bên trái và bên phải. Ví dụ, tắc nghẽn dai dẳng chỉ ở một bên mũi là nguyên nhân đáng lo ngại.
Đầu tiên hãy đi khám răng trước.
Bác sĩ Carr cho biết, nếu bị đau răng, cần phải đi khám răng đầu tiên.
Chuyên gia nha khoa cho biết thêm, nha sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây đau răng – có phải do bệnh nướu răng, sâu răng hoặc các bệnh nhiễm trùng khác không.
Tuy nhiên, nếu nha sĩ loại trừ các nguyên nhân sâu răng, chấn thương hoặc nhiễm trùng, thì đã đến lúc phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra thêm, theo Best Life .
Thực phẩm hữu cơ - thực phẩm mang nhiều lợi ích cho cơ thể và môi trường sống
Dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất từ chị/em nội trợ vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại.
Dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất từ chị/em nội trợ vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại. Thế nhưng lại ít người hiểu được thế nào là thực phẩm hữu cơ là gì, những lợi ích nào về mặt dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại, cũng như cách lựa chọn các loại thực phẩm này.
1. Thực phẩm hữu cơ là gì?
Thuật ngữ này dùng để chỉ các thực phẩm được trồng, xử lý và chế biến theo cách an toàn cho môi trường. Đối với nông sản đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì không được tiêm kháng sinh hoặc hormone.
2. Lợi ích của thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ thường tốt cho môi trường. Tuy nhiên nó cũng đắt hơn một cách tương đối: USDA (bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) thống kê rằng chi phí của trái cây và rau hữu cơ thường cao hơn 20% so với những sản phẩm thông thường. Đôi khi sự chênh lệch còn có thể cao hơn rất nhiều, đặc biệt đối với một số mặt hàng như sữa hữu cơ và trứng.
Những người ủng hộ thì nói rằng thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, có thể bổ dưỡng hơn và thường ngon hơn thực phẩm không hữu cơ. Họ cũng nói rằng quá trình sản xuất hữu cơ mang lại lợi ích bền vững cho môi trường và cũng an toàn hơn đối với động vật.
Và ngày càng nhiều người tiêu dùng dường như bị thuyết phục bởi điều đó. Mặc dù thực phẩm hữu cơ thường có giá cao hơn - hoặc cao hơn rất nhiều - doanh số trong ngành này vẫn tăng đều đặn.
Nhà Tiến sĩ về thực phẩm Alyson E. Mitchell, và đồng nghiệp của ông tại Đại học California, Davis đã nghiên cứu các hợp chất gọi là flavonoid. Bằng chứng gần đây cho thấy những vi chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.
Flavonoid cũng là hợp chất có tác dụng bảo vệ thực vật. Chúng bảo vệ chống lại bức xạ UV. Chúng giúp chống lại nấm và vi khuẩn. Ngoài ra flavonoid không phải vị ưa thích sâu bệnh. Bình thường nếu một cây bị bọ xít tấn công thì bắt đầu tạo ra nhiều flavonoid. Mitchell cho rằng thực vật phun hóa chất diệt côn trùng và nấm sẽ không tạo ra nhiều flavonoid như thực vật được trồng hữu cơ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu của cô đã so sánh mức độ flavonoid trong trái cây và rau quả được trồng ở cùng một nơi nhưng bằng các phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy Flavonoid được tìm thấy nhiều hơn ở loại rau quả được trồng hữu cơ.
3. Đọc nhãn của các sản phẩm hữu cơ như nào?
Bạn biết cách đọc nhãn trên các sản phẩm hữu cơ giúp chúng ta có sự lựa chọn thực phẩm để sử dụng tốt hơn. Có 3 loại nhãn hữu cơ thường gặp:
"100% hữu cơ": tức là tất cả các thành phần trong thực phẩm được chứng nhận hữu cơ.
"Hữu cơ": ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
"Được làm bằng các sản phẩm hữu cơ": ít nhất 70% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
4. Sự thật về thuốc trừ sâu trong các sản phẩm hữu cơ
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết sự thật này, nhưng những thực phẩm hữu cơ không phải là những thực phẩm hoàn toàn không có hóa chất bảo vệ thực vật. Người làm nông dân không được phép sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc phân bón tổng hợp.
Nhưng họ hoàn toàn có thể sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và những sản phẩm này vẫn có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Cách hạn chế ở đây là bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, bạn sẽ không bị tiêu thụ một lượng lớn một loại thuốc trừ sâu nào đó (loại mà thường hay được sử dụng cho riêng một loại rau/quả nào đó).
5. Một số loại thực phẩm bạn nên chọn hữu cơ
5.1. Thịt bò hữu cơ
Gia súc được nuôi trong các trang trại phi hữu cơ thường được tiêm thêm hormone giới tính với mục đích kích thích tăng trưởng, chẳng hạn như estrogen và testosterone, vì vậy gia súc sẽ lớn nhanh hơn.
Thịt bò hữu cơ không chứa các chất độc hại giúp bảo vệ sức khoẻ người dùng
Một số chuyên gia cho biết những hormone này có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ gái, nhưng cũng một số chuyên gia khác cho rằng nó không có tác dụng nào đối với cơ thể. Một số gia đình mua thịt hữu cơ vì lý do này. Một số nghiên cứu cho thấy thịt bò hữu cơ có thể có nhiều chất béo omega 3 tốt cho tim hơn. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định kết luận trên.
5.2. Thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ
Các loại thịt gia cầm và lợn hữu cơ là thịt không được nuôi bằng các loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón tổng hợp. Các loại gia cầm và lợn này cũng không được phép sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trưởng.
Đây là tiêu chuẩn cơ bản cho các loại thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ. Còn đối với các loại thịt thông thường thì có khả năng các loại thịt này vẫn được dùng các loại kháng sinh thường xuyên với các mục đích tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh,...Điều này đang góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh hiện tại.
5.3. Bỏng ngô lò vi sóng
Trong nhiều năm, nhiều túi bỏng ngô vi sóng đã sử dụng axit perfluorooctanoic (PFOA) để ngăn chặn các hạt bỏng ngô dính vào. Sau khi phát hiện ra hóa chất này liên quan đến một số bệnh ung thư, FDA đã cấm nó. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng một thành phần trong bơ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo các bạn nên mua các sản phẩm hữu cơ đối với món bỏng ngô sẽ hạn chế được phần nào các nguy cơ về sức khỏe.
5.4. Lựa chọn hải sản
Tổ chức lương thực và thực phẩm Mỹ cũng như nhiều quốc gia hiện không có tiêu chuẩn dành cho hải sản hữu cơ. Vì vậy bạn chỉ cần mua hải sản thông thường. Tuy nhiên bạn nên lưu ý để lựa chọn những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Các loại hải sản kích cỡ nhỏ như tôm, cá hồi và cá cơm là những món có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn.
5.5. Trái bơ
Các nhà khoa học đã phân tích 48 loại trái cây và rau quả khác nhau, họ phát hiện ra rằng bơ có ít thuốc trừ sâu nhất. Và có 1 nguyên tắc thú vị là những trái cây mà bạn phải gọt vỏ trước khi ăn ví dụ dứa và dưa hấu thì có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp hơn. Bạn nên rửa sạch các thực phẩm này trước khi gọt bỏ vỏ hay cắt nhỏ.
5.6. Dâu tây và rau cải xoăn
Đây là hai loại nông sản hay được phun nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nhất do rất dễ bị sâu hại, vì thế bạn nên chọn các sản phẩm hữu cơ hoặc chọn một nông trại tin cậy để mua các sản phẩm này.
7 dấu hiệu ở chân "tố" bạn mắc bệnh nguy hiểm, đi khám ngay kẻo muộn Các chuyên gia chỉ ra, không ít bệnh nguy hiểm như: Tuyến giáp, bệnh tim, gan, thậm chí ung thư đều có những dấu hiệu bất thường ở chân, lòng bàn chân. Đôi chân là phương tiện thực hiện mọi hành trình của chúng ta, bàn chân không chỉ "gánh vác" cả trọng lượng cơ thể, mà nó còn có thể thông báo...