Đậu phụ tưởng lành tính với mọi người, thế nhưng với một số người nó lại là món ăn gây bệnh tật
Đậu phụ là món ăn ngon, dễ làm và chế biến được nhiều món. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này.
Món đậu phụ được chế biến từ đậu nành với công thức đơn giản, dễ làm ngay tại nhà. Đậu nành rất tốt cho sức khỏe, vậy tại sao đậu phụ lại trở thành “vũ khí” gây ra bệnh tật ở nhiều người? Cùng tìm hiểu những người thế nào ăn đậu phụ không những không tốt còn dễ sinh bệnh hơn nhé.
Ảnh minh họa: Internet
Purine là hợp chất có nhiều trong các loại thịt đỏ, hải sản và đồ uống có cồn. Khi chúng ta tiêu hóa purine, chúng tạo ra các axit uric (một chất chống oxy hóa) giúp thúc đẩy sự phát triển và vận động của não bộ. Thế nhưng purine lại là “chất cấm” với những người bị bệnh gout. Đậu phụ, vô tình lại chứa lượng purine khá lớn, do đó nếu người bị bệnh gout ăn đậu phụ sẽ làm tăng lượng purine trong cơ thể, khiến bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Những người có chức năng thận yếu
Đậu nành có chứa hàm lượng protein dồi dào, khác với protein từ động vật, protein thực vật trong đậu nành càng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, món đậu phụ cũng cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi ăn, protein thực vật được chuyển hóa thành hợp chất chứa ni-tơ và bài tiết qua thận. Do đó những người có chức năng thận yếu, người cao tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh thận, cần được lọc máu thường xuyên nên tránh xa đậu phụ nếu không muốn thận của bạn bị “quá tải”.
Ảnh minh họa: Internet
Đậu phụ rất giàu oxalat, sau khi ăn đậu phụ, oxalat được hấp thu vào cơ thể, bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa nên nó sẽ kết hợp với canxi, kết tủa tạo thành sỏi thận.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa
Protein thực vật có trong đậu phụ tuy là loại protein tốt hơn protein từ động vật, thế nhưng chúng lại dễ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Đặc biệt với những người bị thiếu máu, nó có thể khiến họ càng bị bệnh nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, ăn đậu phụ cũng không tốt cho những người có bệnh về tiêu hóa bởi đậu phụ dễ gây đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Người đang giảm béo
Đậu phụ chứa nhiều protein thay thế protein từ động vật. Vậy nên nếu bạn đang ăn kiêng, việc ăn đậu phụ là một phương pháp tồi bởi nó không khác gì bạn đang nạp một lượng lớn thịt, cá vào cơ thể. Ngoài ra, trong đậu phụ còn chứa một lượng lớn carbohydrate – nguyên nhân khiến bạn tăng cân ở các loại thực phẩm hàng ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Người thiếu i-ốt
Thiếu i-ốt là một vấn đề khá nghiêm trọng ở trẻ em và cả người lớn. Trẻ em bị thiếu i-ốt dễ bị chậm lớn, nói ngọng, chậm phát triển trí tuệ… trong khi người lớn dễ bị bướu cổ, ảnh hưởng tới tuyến giáp và sự hoạt động của cơ thể (mất sức lao động, mệt mỏi)…
Ảnh minh họa: Internet
Đậu phụ chứa saponin, là một chất có tác dụng hấp thu i-ốt của cơ thể vậy nên nó không dành cho những người đang bị thiếu i-ốt.
Gây rối loạn tình dục ở nam giới
Theo nghiên cứu của một nhà dinh dưỡng học tại Ấn Độ, đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới nếu ăn chúng nhiều và trong một thời gian dài. Đậu phụ khiến lượng testosterone – hoóc-môn quan trọng ở nam giới – bị thay đổi, giảm ham muốn “yêu” và giảm cả số lượng, chất lượng của tinh trùng./.
Tại sao đậu nành tốt cho người này nhưng lại gây hại cho người kia?
Thỉnh thoảng bạn sẽ được khuyên là "nên ăn" nhiều các sản phẩm đậu nành vì nó rất tốt, nhưng ở đâu đó bạn cũng có thể nghe thấy "không nên ăn" vì sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Thực hư là như thế nào?
Các sản phẩm từ đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của nhiều người, đặc biệt là đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xoay quanh đậu nành, chẳng hạn như nó làm thay đổi hormone giới tính, gây ra nguy cơ ung thư và sức khỏe tổng thể.
Vậy thì, đậu nành rốt cuộc là tốt hay xấu? Bạn có thể tìm đáp án cho câu hỏi này sau đây:
Lợi ích của đậu nành
Đậu nành có nhiều lợi ích, nhưng bạn cần nhớ rằng không phải tất cả các sản phẩm từ nó đều có lợi ích giống nhau. Trong khi một số sản phẩm chế biến sẵn từ đậu nành có thể chứa chất phụ gia và chất bảo quản, thì edamame (đậu nành lông Nhật Bản), đậu nành thông thường được ăn thô chứa rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
Đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bản thân đậu nành là một nguồn protein thực vật rất lành mạnh, nó chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần nhưng không thể tự sản xuất. Trên thực tế, một số thực phẩm như đậu nành lên men, đậu phụ, cực kỳ quan trọng đối với người ăn chay, bởi nó chứa protein complete (protein hoàn chỉnh).
Danica Cowan, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y học tích hợp UCSF Osher (Mỹ) cho biết: " Những dưỡng chất trong đậu nành như chất xơ, canxi, vitamin A và C, sắt rất quan trọng cho cơ thể. Nếu bạn ăn tempeh, loại thực phẩm lên men vi sinh này rất tốt cho sức khỏe đường ruột".
Tại sao đậu nành gây tranh cãi?
Đậu nành chứa nhiều isoflavone, đây là một loại phytoestrogen hoạt động tương tự như estrogen. Mặc dù những isoflavone này mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi trong giai đoạn tiền hoặc sau mãn kinh. Điều này là do sự thiếu hụt các estrogen trong quá trình lão hóa. Vậy nên, phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều đậu nành sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, khó ngủ.
Tuy nhiên, một báo cáo được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ cho thấy phụ nữ trưởng thành nếu tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng. Điều này là do isoflavone bắt chước tác dụng của estrogen, khiến lượng estrogen tăng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng tự nhiên của cơ thể. Mặc dù là vậy, nếu phụ nữ ăn đậu nành với lượng vừa phải thì sẽ không gây ra mối nguy hại nào cho cơ thể.
Nếu phụ nữ ăn đậu nành với lượng vừa phải thì sẽ không gây ra mối nguy hại nào cho cơ thể.
Thêm một điều nữa khiến cho mọi người lo lắng là vào năm 2014, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy đậu nành có thể gây ra nhiều thay đổi trong cấu trúc gen, có liên quan tới ung thư vú. Tuy nhiên, nghiên cứu này tiến hành trên 140 phụ nữ, vì vậy kết quả này cần phải được nghiên cứu thêm mới đưa ra khẳng định cuối cùng.
Danica Cowan nói: " Những nghiên cứu tuy gây tranh cãi nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Vì vậy, mọi người không nên lo lắng về việc đậu nành gây ung thư vú".
Đối tượng nên tránh ăn đậu nành?
Những người bị tuyến giáp nếu ăn đậu nành sẽ khiến tình trạng nặng thêm. Chúng ta đều biết rằng iốt cần thiết nhưng cơ thể lại không sản xuất một cách tự nhiên được. Iốt rất quan trọng để tạo ra hormone tuyến giáp, nhưng ăn đậu nành lại làm giảm sự hấp thu iốt. Vậy nên, một khi cơ thể không đủ lượng iốt, có thể dẫn tới tình trạng suy giáp.
Danica Cowan nhắc nhở: " Người bị tuyến giáp nghiêm trọng nên tránh ăn đậu nành. Nếu tình trạng nhẹ thì ăn đậu nành có thể không sao, nhưng tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước".
Cũng có những tranh cãi xung quanh việc trẻ em có nên tiêu thụ đậu nành hay không. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên trang Research với 400 người tham gia. Họ phát hiện ra trẻ em ăn đậu nành có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ không tiêu thụ sản phẩm từ đậu nành. Được biết, bệnh Kawasaki gây viêm trong động mạch và hạch bạch huyết, phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn.
Tóm lại
Đậu nành là "tốt" hay "xấu" phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Những lời khuyên về ăn uống nên được cụ thể hóa cho từng cá nhân, bởi một số thực phẩm có lợi cho người này nhưng lại gây hại cho người khác.
Đối với những người ăn chay, việc tiêu thụ đậu nành mang lại nhiều lợi ích, chỉ cần không vượt quá 2 phần ăn mỗi ngày thì sẽ tránh được những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Ngoài ra, Cowan cũng khuyên mọi người nên xem xét từng sản phẩm đậu nành thay vì gộp tất cả lại thành cùng 1 loại. " Dù là đậu nành hay các loại nguyên liệu khác, thực phẩm nguyên chất luôn tốt hơn loại chế biến sẵn. Ngoài ra, mọi người cũng nên cân bằng chế độ ăn uống của mình một cách lành mạnh nhất".
5 loại rau giàu protein không kém gì thịt, tăng tác dụng chống ung thư Một chén đậu phụ, một cốc đỗ đen có thể cung cấp cho bạn lượng protein không thua kém gì thịt gà hay thịt bò. Nguồn đạm từ nguồn gốc thực vật còn có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Khi cần cung cấp protein cho cơ thể (đặc biệt là để phát triển cơ bắp), bạn thường nghĩ đến thịt. Tuy...