Đậu phụ thối từ món ăn bỏ đi đến đặc sản của Đài Loan
Mặc dù có mùi hăng nồng khó chịu, đậu phụ thối vẫn là món ăn nhanh được người dân và du khách yêu thích ở Đài Loan.
Đậu phụ thối – từ món ăn bỏ đi đến đặc sản của Đài Loan
Khi dạo bước qua những con phố ở quận Xinyi, thành phố Đài Bắc, du khách rất dễ ngửi thấy mùi hăng nồng của món đậu phụ thối, tỏa ra từ các nhà hàng. Một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất ở Đài Bắc là Nhà đậu phụ Dai. Wu Hsu Pi-ying, khoảng 70 tuổi, đã điều hành nhà hàng truyền thống này suốt 30 năm. Cùng với công thức lên men gia truyền, bà có thể làm ra 10 món đậu phụ thối khác nhau.
Đậu phụ thối được xem là món ăn đường phố đặc trưng của Đài Loan. Ảnh: BBC.
Theo truyền thuyết, đậu phụ thối được làm ra ở Trung Quốc từ hàng trăm năm trước, khi một người bán đậu mở những thùng hàng thừa của mình và phát hiện chúng đã bị lên men. Người đàn ông lấy hết can đảm để ăn thử món đậu thiu và cảm thấy rất ngon. Sau đó, ông bắt đầu bày bán đậu lên men này và món ăn nhanh chóng trở nên phổ biến. Thái hậu Từ Hy còn thêm đậu phụ thối vào danh sách những món ăn trong cung nhà Thanh lúc bấy giờ.
Đậu phụ thối du nhập vào Đài Loan trong thời kỳ nội chiến Trung Quốc. Hiện nay, món này có mặt ở nhiều quốc gia châu Á với các phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có ở Đài Loan, đậu phụ thối mới được yêu thích đến vậy. Ở những khu chợ đêm trên đảo, đậu phụ thối chiên, tẩm ướp nhiều loại hương vị khác nhau, được bày bán phổ biến ở các quầy hàng.
Một trong những khu chợ lớn nhất ở Đài Bắc, chợ đêm Shilin, đậu phụ thối được chế biến thành các món chiên, om, hấp và xiên qua cùng khoai tây và rau củ. Phía đông của vườn bách thú Đài Bắc, khu phố cổ Shenkeng là điểm tập trung của món đậu phụ thối. Ở đây có nhiều quầy hàng rong bán món đậu sốt cay đóng hộp hay cả đậu phụ vị kem. Các nhà hàng bán đậu phụ thối như một món ăn kèm hoặc bán chung với tiết canh vịt.
Đậu phụ thối được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như chiên, hấp, xiên que cùng rau củ. Ảnh: BBC.
Khác với các khu chợ đêm, nhà hàng Dai bán món ăn này với cách chế biến độc đáo. Đậu phụ ướp lạnh và thêm bột rong biển, hành lá, nước sốt nâu. Để tăng sức hấp dẫn cho món ăn, thực đơn của nhà Dai còn phục vụ kèm súp Tứ Xuyên, thịt xào cùng rau cải muối. Đây là sự kết hợp mới do nhà bà Wu Hsu Pi-ying nghĩ ra. “Tôi thích đậu phụ thối từ khi tôi còn nhỏ, tuy nhiên tôi chỉ thích ăn loại có mùi đủ nồng”, bà Wu chia sẻ.
Hiện nay, gia đình bà Wu vẫn kinh doanh theo hộ gia đình. Con trai và con dâu của bà phụ giúp làm đậu phụ và phục vụ khách hàng. Còn em trai của bà sẽ đảm nhiệm khâu ép đậu. Bà Wu, người lưu giữ công thức gia truyền làm món đậu hũ thối bằng tay.
Những người yêu thích đậu phụ thối cho biết, nếu bạn không để ý đến mùi hôi, món ăn này thực sự rất ngon, chúng không hề giống với các loại pho mát lên men. Đối với người Đài Loan, đậu phụ thối có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng không chỉ có lợi cho đường tiêu hóa mà còn giúp điều trị những cơn cảm lạnh.
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu gần đây, ăn đậu phụ thối còn giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Đặc biệt, một loại đậu phụ thối lên men xanh còn có thể giúp da mềm và mịn hơn. Tuy nhiên, chúng có mùi rất khó chịu, có thể lưu lại trong khoảng 7 giờ sau khi thoa.
Theo Ivivu
Xôi trứng kiến - Món ngon không dành cho người yếu tim
Xôi trứng kiến là một trong những đặc sản của người Tày. Mùa Xuân là thời điểm lý tưởng để thưởng thức món ăn "không dành cho người yếu tim" này. Nếu bạn chưa bao giờ được nếm thì hãy một lần thử để có thêm những trải nghiệm thú vị.
Đất nước Việt Nam rộng lớn với 54 dân tộc anh em, bởi thế nền ẩm thực cũng rất đa dạng và phong phú. Có nhiều món ăn, vừa nhìn thấy là bạn đã muốn nếm thử ngay bởi màu sắc bắt mắt, hình dáng ngon miệng và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng có một số món ăn, vừa nhìn đã không thấy có thiện cảm, thậm chí còn hơi "đáng sợ" bởi hình dáng kì lạ, màu sắc không hấp dẫn và cảm giác có vẻ không ngon mắt.
"Xôi trứng kiến" là một món ăn mang hết những đặc điểm đó. Tuy nhiên, đừng để vẻ bên ngoài đánh lừa, bởi vì hương vị thơm, ngon, béo, hấp dẫn sẽ "đánh gục" bạn ngay từ lần đầu tiên nếm thử đấy. Vậy thì còn ngần ngại gì nữa mà không một lần "Nếm thử xôi trứng kiến, đặc sản của người Tày - một món ăn ngon không dành cho người yếu tim".
Xôi trứng kiến - Món ngon không dành cho người yếu tim. Ảnh: Dantri.com
Xôi trứng kiến là món ăn có rất nhiều ở các dân tộc miền núi Tây Bắc. Tuy nhiên, để bàn về độ ngon thì không đâu có thể qua được dân tộc Tày. Dân tộc Tày hay còn gọi là người Thổ, là một dân tộc có số lượng người khá đông, chỉ xếp sau dân tộc Kinh. Người Tày chủ yếu sinh sống ở xung quanh các con suối, gần rừng núi ở các vùng trung du. Bởi tập tính sinh sống đó phần nào làm nên hương vị núi rừng đặc biệt cho món "Xôi trứng kiến".
Món ăn này được làm từ trứng của con kiến đen. Ảnh: Ngaynay.vn
Món "xôi trứng kiến" có gì hấp dẫn?
Món xôi trứng kiến là một đặc sản đặc trưng của người Tày. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu bình dị sẵn có trong rừng núi mà người Tày sinh sống. Cái ngon của món này chính là từ những nguyên liệu tự nhiên, sạch sẽ, tinh khiết và bởi dưới bàn tay chế biến khéo léo của người Tày. Khi thưởng thức món ăn đặc biệt này, chắc chắn hương vị độc đáo của nó sẽ khiến cho bạn khó mà quên được.
Tuy nhiên, với hình thức không được "bắt mắt" cho lắm, nguyên liệu chính là trứng của những con kiến sống trên rừng, bạn sẽ phải trở nên can đảm hơn mới có thể thưởng thức được. Do đó, món ăn này còn được gọi là "đặc sản không dành cho những người yếu tim" đấy.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc nhiều về hương vị của món ăn này đúng không? "Bật mí" cho bạn là món xôi trứng kiến có mùi thơm hấp dẫn, xôi dẻo nhưng ráo đặc trưng của món xôi nấu từ gạo nếp nương, béo ngậy, nhai kỹ còn có vị ngòn ngọt và tiếng lép bép của trứng kiến rừng nữa.
Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt nhẹ, bùi, thơm, béo rất thú vị. Ảnh: 24h.com
Nguyên liệu tạo nên món ăn "đặc biệt" này
Nguyên liệu được dùng để tạo nên món ăn thú vị này gồm có: gạo nếp được người dân tộc Tày tự trồng trên nương, và trứng của con kiến đen sống ở trong rừng. Nhưng chỉ như thế thì không đủ làm nên "món xôi trứng kiến" trứ danh được. Thành phần còn có thêm các gia vị để gia tăng hương vị món ăn gồm củ kiệu được phơi khô sau đó phi thơm với mỡ gà. Đặc biệt, xôi nóng phải được gói trong lá chuối ngự, lá chuối ngự sẽ giúp giữ nóng cho xôi và làm cho xôi không bị nhão, ráo hơn, dẻo hơn, thơm hơn.
Nếp nương là thành phần được dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Nhưng linh hồn của món xôi này là trứng kiến. Trứng kiến làm nên hương vị đặc biệt cho món ăn, khiến cho hương vị của nó không lẫn vào đâu được.
Nguyên liệu chính của món ăn này là trứng của những con kiến đen ở rừng. Ảnh: Baomoi.com
Thời điểm và cách lấy trứng kiến
Không phải mùa nào cũng có trứng kiến và không phải thời điểm nào trong mùa trứng kiến cũng ngon. Chọn được mẻ trứng kiến ngon và đủ độ thì món ăn xôi trứng kiến đã chiếm được 80% độ ngon rồi.
Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch trứng kiến đen trong rừng đó là vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, khi đó trời đã chuyển mình sang xuân ấm áp, kiến bắt đầu quá trình sinh sản mạnh mẽ, trứng của kiến đen lúc này vừa to, béo, chắc nịch, ăn rất ngon.
Để lấy được những mẻ trứng ngon nhất thì cũng cần có bí quyết. Theo kinh nghiệm của những già làng sống lâu năm ở bản, kiến đen rất thích sinh sống trên những cây xoan nên cứ tìm những cây xoan nào to lớn, hoa xoan nở rộ thì sẽ có nhiều trứng kiến nhất, chắc mẩy nhất, béo ngậy nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi thu hoạch trứng vào những ngày nắng ráo, vì nếu hôm nào có mưa trứng kiến sẽ bị ướt, nát, ăn bị óp và nhạt, sẽ không ngon.
Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để thu hoạch trứng kiến. Ảnh: Baomoi.com
Dụng cụ để thu hoạch trứng kiến cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị câu liêm, dao rựa, thúng, sàng bằng mây tre. Chọn một ngày nắng đẹp, người dân tộc Tày sẽ đi vào rừng sâu để lấy trứng kiến. Quá trình này còn được gọi là "đánh trứng". Công cuộc lấy trứng kiến cũng rất gian nan và nguy hiểm. Để lấy trứng kiến ra khỏi tổ kiến, người dân tộc Tày dùng câu liêm hoặc que dài chọc thủng tổ kiến cho kiến rơi xuống, rồi đập vỡ tổ thành nhiều mảnh. Sau đó, cầm từng mảnh rũ nhẹ vào trong sàng rồi lọt xuống thúng. Trứng kiến và con kiến sẽ cùng rơi xuống thúng. Để tách kiến ra khỏi thúng, họ dùng các cành cây để cho kiến bám vào. Bao giờ kiến bám đầy cành thì họ sẽ vứt cành cây đi.
Theo kinh nghiệm thì những tổ kiến nào to, hình tròn hoặc bầu dục, có mặt tổ đen và kín, nhẵn thín thì sẽ cho nhiều trứng. Còn tổ kiến nào xốp và hở thì sẽ cho ít trứng hơn.
Tùy từng tổ mà họ có thể lấy được trứng với số lượng khác nhau. Có tổ nhỏ thì được hai ba chén trứng, nhưng có tổ to thì cũng được hai đến ba bát. Trứng kiến có màu nâu nhạt hoặc màu trắng sữa và kích thước nhỏ hơn hạt gạo một chút.
Trứng kiến sau khi lấy về cần được sàng lọc và chế biến kỹ càng. Ảnh: Baovinhlong
Cách chế biến "món ngon không dành cho người yếu tim" - Xôi trứng kiến
Công cuộc chế biến trứng kiến đòi hỏi sự khéo léo và công phu. Trứng kiến trong các thúng được vận chuyển nhẹ nhàng về đến bản. Sau đó, để loại bỏ các tạp chất và làm sạch trứng kiến thì họ thường ngâm trứng kiến vào nước ấm. Nước dùng để làm sạch trứng là nước suối được đun sôi và để nguội bớt. Ngâm trứng xong họ sẽ vớt ra để thật ráo. Xong xuôi, người dân tộc Tày sẽ xào trứng kiến với củ kiệu và mỡ gà. Họ đảo đều tay, nhẹ nhàng trên lửa to để trứng vừa chín tới, giữ nguyên được độ ngọt, dậy mùi thơm phức và không bị mất chất dinh dưỡng.
Trứng của kiến cần được ngâm nước ấm để loại bỏ tạp chất. Ảnh: Pinterest
Gạo nếp được dùng để làm xôi trứng kiến là gạo nếp nương, hạt to, mẩy, chắc và đều hạt. Gạo nếp được đãi thật sạch rồi ngâm trong nước ấm có cho thêm một chút muối hạt từ 5 đến 8 tiếng, rồi vớt ra để thật ráo. Sau đó cho gạo nếp đã ngâm vào chõ xôi để đồ. Lửa cũng phải chú ý cho đều, nếu lửa to quá sẽ nhanh cạn nước, xôi sẽ bị nhão, còn lửa bé quá thì xôi bị cứng và lâu chín. Khi mùi thơm nưng nức bắt đầu lan tỏa, mở nắp chõ thấy từng hạt nếp no tròn, bóng bẩy, màu trắng trong thì họ bắt đầu cho trứng kiến đã xào với mỡ gà và củ kiệu rồi trộn đều.
Trứng kiến vào mùa xuân là to và chắc nhất. Ảnh: wanderlust Tips
Bốc một miếng xôi trứng kiến đưa vào miệng và nhai kỹ, cảm giác thật sảng khoái khó tả. Mùi thơm phức, xôi dẻo ráo, củ kiệu ngọt ngào kết hợp mỡ gà béo ngậy, những hạt trứng kiến chắc nịch nhai kỹ nghe thấy cả tiếng lép bép...Tất cả hòa quyện khiến cho mọi giác quan của bạn bị đánh thức. Một hương vị thơm ngon khó cưỡng mà khi đã một lần nếm thử thì bạn khó có thể mà quên được.
Món trứng kiến còn được người dân tộc Tày bày bán ở chợ phiên để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: amthucvietnam
Món xôi trứng kiến không chỉ là một món ăn thường được người Tày tiếp đãi mỗi khi có khách quý đến. Mà món ăn này còn là lễ vật để người Tày dâng lên cúng tế Thành Hoàng làng vào mỗi dịp lễ hội và dâng lên thờ cúng ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính. Bởi vậy, khi thăm nhà người Tày, bạn vừa có thể thưởng thức món ăn độc đáo này, vừa được nghe những câu chuyện tâm linh lịch sử, một nét văn hóa đáng mến của người dân nơi đây.
Có thể bạn chưa biết, món xôi trứng kiến ngoài ăn chơi thì còn là một bài thuốc quý hiếm dùng để bồi bổ cho người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh nở nữa đấy, vì trứng kiến rất bổ và giàu dinh dưỡng. Trứng kiến cũng có thể chế biến thành các món ăn khác như xào với lá kiệu hoặc nấu cháo đều ăn rất ngon và dễ ăn. Nếu bạn là người yêu ẩm thực, đam mê khám phá nền văn hóa các dân tộc và thích du lịch thì đừng bỏ lỡ cơ hội đến với dân tộc Tày để một lần thưởng thức xôi trứng kiến - món ngon không dành cho người yếu tim này nhé!
Theo Thể Thao Việt Nam
Trứng bắc thảo từ món ăn bỏ đi đến đặc sản Được ngâm trong dung dịch trà đen từ 7 tuần tới 5 tháng, trứng bắc thảo mang mùi hăng nồng nhưng có vị ngon và bổ dưỡng. Trứng bắc thảo - từ món ăn bỏ đi đến đặc sản Trứng bắc thảo hay trứng thế kỷ, trứng nước tiểu ngựa là món ăn xuất phát từ Trung Quốc. Chúng được bán sẵn trong...