Đậu phộng: tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng
Mặc dù đậu phộng ( lạc) là một loại thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất nhưng vẫn có những tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến việc tiêu thụ cần lưu ý.
Đậu phộng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng phải lưu ý đến các tác dụng phụ tiềm ẩn, đặc biệt đối với những người bị dị ứng, các vấn đề về tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe cụ thể.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn đậu phộng
Đậu phộng có thể gây phản ứng dị ứng
Đậu phộng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Đôi khi mọi người sẽ hết dị ứng thực phẩm theo thời gian nhưng có những người có thể bị dị ứng suốt đời. Đối với một số người bị dị ứng với đậu phộng, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Dị ứng đậu phộng là một trong những bệnh dị ứng thực phẩm phổ biến nhất và chúng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, từ các triệu chứng nhẹ như nổi mề đay và ngứa đến sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Những người bị dị ứng đậu phộng phải tuyệt đối tránh đậu phộng và các sản phẩm có chứa đậu phộng để ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
Video đang HOT
Đậu phộng có thể gây mụn trứng cá ở người có da dầu
Những người dễ bị da dầu nên tránh ăn đậu phộng trong thời niên thiếu, bởi vì loại hạt này có thể làm tăng độ nhờn của da và ủng hộ sự xuất hiện của mụn trứng cá. Ngoài ra, ở một số người đậu phộng có thể gây ợ nóng.
Đậu phộng có thể gây các vấn đề cho dạ dày và tiêu hóa
Hàm lượng chất béo trong đậu phộng dao động từ 44-56% và bao gồm chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, phần lớn trong số đó bao gồm acid oleic và linoleic.
Đậu phộng chứa nhiều chất xơ, có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với một số người, việc tiêu thụ một lượng lớn đậu phộng hoặc các sản phẩm từ lạc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày. Táo bón, tiêu chảy và đầy hơi là những vấn đề phổ biến liên quan đến việc ăn quá nhiều đậu phộng, đặc biệt nếu không quen với thực phẩm giàu chất xơ.
Vì vậy, nên dùng đậu phộng với số lượng vừa phải nếu đang mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.
Đậu phộng có thể gây phơi nhiễm aflatoxin
Đậu phộng dễ bị nhiễm aflatoxin, là những hợp chất độc hại do một số loại nấm mốc tạo ra. Các phản ứng dị ứng có thể chậm hoặc có thể xảy ra ngay lập tức, nó phụ thuộc vào loại nấm mốc đó. Mức độ phơi nhiễm aflatoxin cao có liên quan đến tổn thương gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
Để giảm thiểu phơi nhiễm aflatoxin, điều cần thiết là phải bảo quản đậu phộng đúng cách ở nơi khô ráo, thoáng mát và tiêu thụ đậu phộng trong khung thời gian hợp lý.
Hàm lượng oxalate trong đậu phộng có thể gây hại cho thận
Đậu phộng có chứa oxalat, hợp chất tự nhiên có thể hình thành tinh thể và góp phần phát triển sỏi thận ở những người nhạy cảm. Những người dễ bị sỏi thận có thể cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng oxalate cao như đậu phộng.
Đậu phộng có thể tác động đến lượng đường trong máu
Mặc dù đậu phộng có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp, nghĩa là chúng không gây tăng đột biến lượng đường trong máu nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm đậu phộng có đường hoặc có hương vị như bơ đậu phộng hoặc đồ ăn nhẹ bằng kẹo đậu phộng có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Đậu phộng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng phải lưu ý đến các tác dụng phụ tiềm ẩn, đặc biệt đối với những người bị dị ứng, các vấn đề về tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe cụ thể.
Xây dựng khả năng chống dị ứng đậu phộng cho trẻ em
Những trẻ sơ sinh bị dị ứng đậu phộng hiện đang được cung cấp phương pháp điều trị có khả năng thay đổi cuộc sống tại các bệnh viện trên khắp Australia trong một chương trình đầu tiên trên thế giới nhằm mục đích xây dựng khả năng chịu đựng cho trẻ.
Bệnh dị ứng đậu phộng đang ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Australia. Nguồn: Getty Images.
Với sự hợp tác của Trung tâm Xuất sắc về Dị ứng quốc gia Australia (NACE) và Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MCRI), đây là lần đầu tiên một chương trình trị liệu miễn dịch đường uống chống dị ứng đậu phộng cấp quốc gia được đưa vào dịch vụ chăm sóc chính thống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Chương trình ADAPT OIT dành cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi được chẩn đoán mắc chứng dị ứng đậu phộng. Theo thông báo của MCRI, phương pháp điều trị này sẽ miễn phí cho những người được coi là đủ điều kiện, bệnh nhân sẽ nhận được "lịch trình dùng bột đậu phộng hàng ngày được lên kế hoạch cẩn thận, dùng tại nhà, trong 2 năm". Mục tiêu chung là chuyển đổi cách tiếp cận dị ứng từ việc tránh ăn đậu phộng nghiêm ngặt sang xây dựng khả năng chịu đựng một cách an toàn, và hy vọng đạt được sự thuyên giảm.
Giáo sư Kirsten Perrett, giám đốc NACE, người đứng đầu về dân số dị ứng tại MCRI, cho biết: "Chúng tôi muốn thay đổi quỹ đạo của bệnh dị ứng ở Australia để nhiều trẻ em có thể đến trường mà không có nguy cơ bị phản ứng đậu phộng đe dọa tính mạng". Theo bà Perrett, Australia là "thủ đô" dị ứng của thế giới. Hiện có 5 triệu người mắc bệnh dị ứng và điều này ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở nước này.
Được tài trợ bởi chính phủ liên bang Australia, kết quả của chương trình sẽ được NACE đánh giá với hy vọng triển khai đến nhiều bệnh viện và phòng khám dị ứng hơn nếu thành công.
Dị ứng thực phẩm cũng là mối quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe cộng đồng tại Mỹ, nơi dị ứng đậu phộng ước tính ảnh hưởng đến khoảng 2% trẻ em hoặc gần 1,5 triệu người dưới 18 tuổi. Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, bao gồm nguy cơ phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng.
Đầu năm nay, một nghiên cứu của các chuyên gia tại London đã tiết lộ rằng, việc cho trẻ ăn bơ đậu phộng mịn trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu có thể giúp giảm nguy cơ phát triển dị ứng đậu phộng trong nhiều năm sau đó.
Lưu ý cách sử dụng các loại hạt có dầu Các loại hạt có dầu như mắc ca, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), điều... thường được gọi là những 'siêu thực phẩm' bởi chúng giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chất béo không bão hòa và axit béo omega - 3 rất tốt cho sức khỏe. Rất tiếc là chúng chưa thực sự trở thành thực phẩm phổ biến trong thực đơn của...