Đâu phải môn phụ
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên.
Ảnh minh họa
Vừa rồi, tại Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025 giữa Bộ GDĐT và Đài Truyền hình Việt Nam, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên.
Theo ông Nhạ, khi thiết kế chương trình giáo dục thể chất, tài liệu sách giáo khoa (SGK) chỉ có tính chất hướng dẫn còn tạo dựng đam mê hiệu quả phải thông qua các hoạt động thể thao thực chất.
Vậy giáo dục thể chất hiện nay trong các nhà trường ra sao? Nếu làm một khảo sát nhỏ với học sinh, câu trả lời không phải chờ đợi lâu, đó là em không thích học môn thể dục.
Có nhiều lý do được đưa ra: Môn học này không hấp dẫn, hoặc các em không được chọn môn thể thao đúng sở trường. Đa phần những tiết học thể dục hiện nay rất buồn tẻ, đơn điệu.
Thậm chí từ thời các phụ huynh đi học cho tới hôm nay, vẫn là những môn vận động chạy xa, nhảy cao… Gần đây, trước yêu cầu phổ cập bơi trong trường tiểu học, một số nhà trường đã có bể bơi di động hoặc lắp ghép.
Nhưng do nhiều phụ huynh thấy không an toàn (về tiêu chuẩn nước sạch, về không gian…) nên cũng không mặn mà cho con em theo học.
Video đang HOT
Lâu nay, các nhà trường lấy gì làm căn cứ để đánh giá thể lực học sinh? Rõ ràng vẫn chưa có quy định bắt buộc các trường phải có sự kiểm tra thể lực, sức khoẻ đầu mỗi năm học và đánh giá lại thể lực, sức khoẻ sau quá trình rèn luyện vào cuối năm học.
Rèn luyện thể chất trong nhà trường có ý nghĩa về nhiều mặt đối với sức khỏe và sự phát triển của học sinh. Nó không chỉ giúp các em có sức khỏe tốt mà còn rèn tính kỷ luật, ý thức tập thể, rèn luyện ý chí và tinh thần đồng đội, giúp các em phát triển toàn diện, giảm stress…
Thế nhưng đáng buồn thay là thể dục nói riêng, giáo dục thể chất nói chung vẫn chỉ bị coi là môn phụ, là việc phụ.
Tâm tư chung của nhiều giáo viên dạy bộ môn thể dục cũng vậy, bởi xét trong tương quan các môn khác, môn của họ có phần “lép vế” hơn rõ rệt. Âu cũng bởi xuất phát từ quan niệm chưa đầy đủ về giáo dục thể chất, về môn thể dục. Nhiều giáo viên đã tuyên bố rằng các em cần phải học tốt Văn, Toán, Ngoại ngữ… điểm thể dục có thể cô sẽ “xin” giúp…
Vô hình trung, quan niệm của người lớn đã làm mất đi cơ hội rèn luyện thân thể/tinh thần của trẻ em, mất đi cơ hội thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện, môi trường học tập và hoàn cảnh xã hội của mỗi học sinh.
Biên soạn SGK lớp 2: Cẩn trọng không thừa
Từ 15/11 - 30/11/2020, Bộ GDĐT nhận hồ sơ đề nghị thẩm định đợt 2 sách giáo khoa (SGK) lớp 2. Đợt thẩm định lần 1 đã diễn ra từ giữa tháng 8 và đến nay đã xong vòng 1, các tác giả cũng đã chỉnh sửa và Bộ đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2.
Quá trình biên soạn SGK tới đây, Bộ GDĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận.
Tăng cường tranh luận
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GDĐT, ở vòng 2, Bộ yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định.
Đối với SGK lớp 2 ở vòng thẩm định đầu tiên, Bộ GDĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 NXB với 33 bản mẫu SGK của 9 môn học, hoạt động giáo dục lớp 2.
Trong đó, môn Toán có 4 bản mẫu; các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, mỗi môn có 3 bản mẫu; môn Tiếng Anh có 8 bản. Trong đó, NXB Giáo Dục Việt Nam đăng ký thẩm định 2 bộ SGK lớp 2 đầy đủ dù trước đó, NXB và các đơn vị thành viên đã tiến hành biên soạn SGK lớp 2 theo hướng 4 bộ độc lập.
Như vậy, đây là 2 bộ chọn lọc được trình thẩm định trước và 2 bộ còn lại, liệu có tham gia nộp hồ sơ thẩm định trong đợt 2 này? Câu trả lời sẽ có trong vài ngày nữa song điều dư luận mong mỏi là mỗi bộ SGK khi đến tay học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh là một sản phẩm hoàn chỉnh, không còn sạn, còn lỗi.
Để làm được điều đó, trước hết trách nhiệm thuộc về tác giả cần cẩn trọng trong quá trình biên soạn. Sau đó là vai trò phản biện của Hội đồng Thẩm định quốc gia.
Tại buổi khai mạc Hội đồng quốc gia Thẩm định SGK lớp 2 hồi giữa tháng 8, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý, do chương trình thiết kế theo hướng mở nên đề nghị các thành viên Hội đồng Thẩm định cần vận dụng linh hoạt các tiêu chí để đánh giá khách quan, chính xác, nhưng tôn trọng các ý tưởng sáng tạo và triết lý của mỗi bản mẫu SGK.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân định đâu là các lỗi sai cần sửa và không phải lỗi?
Đây cũng là băn khoăn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên) khi cho rằng lỗi trong SGK thì chỉ có sai hoặc đúng chứ không có lỗi "nội dung chưa phù hợp".
Trước đó, những hạt sạn trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều khiến dư luận bức xúc cũng đã được Hội đồng Thẩm định yêu cầu nhóm tác giả thay ngữ liệu này bằng ngữ liệu khác nhưng sau đó, các tác giả được quyền bảo vệ quan điểm của mình.
Quan điểm này được chấp nhận và các thành viên trong Hội đồng Thẩm định đã đánh giá cuốn sách ở mức độ "đạt".
Như vậy, nếu không phải Hội đồng dễ dãi cho qua thì là vấn đề nhận thức, quan điểm và nhất là quy định về nội dung thẩm định vẫn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng để xác định lỗi cần sửa, nội dung chấp nhận được...
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, cần quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng trong việc thẩm định. Không để quả bóng trách nhiệm đẩy qua đá lại nếu phát hiện ra sai sót sau này khi dùng sách.
Bởi rút kinh nghiệm từ việc SGK lớp 1 đang được sử dụng trong năm học này, khi đề cập đến trách nhiệm để "sạn" xuất hiện trong SGK, người thì cho rằng nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những "hạt sạn" trong cuốn sách đó vì Hội đồng đã khuyến cáo, nhưng nhóm tác giả vẫn giữ quan điểm của mình. Người thì đặt câu hỏi về trách nhiệm của Hội đồng...
Hãy để giáo viên chọn sách
Liên quan đến quy trình chọn SGK sắp tới, ông Nhĩ cũng cho rằng cần thay đổi để tránh lặp lại sai lầm như năm nay. Đó là cần để giáo viên chọn sách họ dạy một cách kỹ lưỡng, đủ thời gian nghiên cứu và có thể thí điểm ở chính nhóm lớp của mình trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Như vậy, mới biết có phù hợp hay không. Hơn nữa, chỉ khi bắt tay vào giảng dạy, thiết kế bài học, giáo viên mới nhận ra những hạt sạn để góp ý, chỉnh sửa trước khi chính thức đi vào giảng dạy.
Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm- thành viên tổ tư vấn cho Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục cho rằng việc chọn lựa SGK bản chất là của giáo viên và các nhà trường.
Dù là thực hiện theo luật nào, quy trình chọn sách cũng cần bắt đầu từ giáo viên đứng lớp, từ các nhà trường. Sắp tới, việc chọn sách theo quy định sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định liệu có xảy ra những bất ổn hay không nếu không phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp chọn sách?
Bên cạnh đó, ông Nhĩ lưu ý nếu để xảy ra lỗi sai trong SGK lớp 2, lớp 6 trong năm học sau, việc yêu cầu giáo viên mạnh dạn thay đổi dữ liệu giảng dạy cho phù hợp là rất khó.
Bởi tư duy SGK là pháp lệnh chưa thể thay đổi ở tất cả các giáo viên. Chưa kể, những ngữ liệu, nội dung đã được thẩm định, phê duyệt qua bao nhiêu cấp còn có sai sót, ai đảm bảo những nội dung giáo viên chọn là đúng, là đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về thể thao học đường Lần đầu tiên tại Việt Nam, một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc được thực hiện. Tối 5-11 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty truyền thông Unicomm đã ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền...