Đau nhức ở 9 vị trí này là hậu quả sau nhiều tuần làm việc tại nhà sai tư thế: Điều chỉnh ngay để không ảnh hưởng tới năng suất làm việc
Trong thời gian phải ở nhà vì cách ly xã hội, không ít người đã làm việc sai tư thế như ngồi khom lưng, nằm bò trên giường, ngả người trên ghế sô pha, dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe vô cùng nguy hiểm.
Do lệnh cách ly xã hội, nhiều người buộc phải chuyển sang làm việc tại nhà trong suốt nhiều tuần qua. Bất cứ nơi nào trong nhà cũng có thể trở thành góc làm việc cho họ: ngồi trên giường, nằm bò trên ghế sô pha, đặt máy tính lên bụng. Kết quả là, sau đó cơ thể họ phải trả giá bằng những cơn đau nhức thấu xương vì ngồi sai tư thế.
Khi bạn ngồi quá lâu mà không vận động đủ, “kheo gân của bạn sẽ bị căng kéo, tạo áp lực bất thường lên cột sống gần thắt lưng”, Jonas Rudzki – bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Washington D.C – cho biết. Kết hợp với các cơ lõi yếu, điều này sẽ khiến cho bạn khó chịu ở lưng dưới, đau quanh hông và làm trầm trọng thêm bệnh đau thần kinh tọa.
BS. Rudzki khuyên mọi người khi ngồi làm việc nên đặt gót chân trên sàn nhà, đầu gối thẳng và hơi hướng ra phía trước cho tới khi bạn thấy căng phía sau đùi và bắp chân. Khi ngồi, bạn nên dựa vào ghế để toàn bộ cột sống được nâng đỡ lên tới xương bả vai. Nếu ghế thiếu chỗ tựa, hãy cuộn tròn khăn tắm và đặt nó giữa lưng và ghế.
Căng vai và lưng trên
Dù đã cố gắng ngồi thẳng lưng, bạn sẽ nhanh chóng quay lại tư thế cũ chỉ trong 10-15 phút. “Khi chúng ta làm việc trong một môi trường không tối ưu, các cơ vùng lưng, cổ và vai dễ bị căng và mỏi”, Rudzki. Để làm mềm cơ, ông khuyên mọi người nên dùng dây đàn hồi để tập động tác “chèo thuyền”. “Ngồi thẳng lưng, sao cho đầu và cột sống thẳng hàng, kéo chiếc dây lại về phía bạn như thể bạn đang cố nhét xương bả vai vào túi quần sau của mình”, ông hướng dẫn.
Đau đầu và cổ
“Nhìn màn hình máy tính quá nhiều gây áp lực rất lớn cho xương sống, gây đau đầu liên tục”, Jame Koshy – trưởng bộ môn Công thái học tại Văn phòng An toàn Môi trường Làm việc tại ĐH Duke – cho biết. Đầu người nặng khoảng 4,5kg, nhưng khi cúi xuống một góc 45 độ, áp lực lên đốt sống cổ sẽ tăng đáng kể, khiến cổ bị mỏi.
Để ngồi đúng tư thế và phòng tránh đau cổ và lưng trên, chuyên gia Karen Erickson của Hiệp hội Trị liệu Thần kinh Cột sống Mỹ khuyên mọi người nên đặt màn hình ở ngang tầm mắt. Bạn có thể đặt một chồng sách ở phía dưới màn hình. Lý tưởng nhất, trung tâm màn hình phải thấp hơn tầm nhìn của bạn 15 độ. Nếu đang dùng laptop, bạn nên mua thêm bàn phím riêng để có thể tùy chỉnh vị trí đặt màn hình.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số bài tập cổ cũng giúp ích ít nhiều: nghiêng đầu để tai chạm vai, ngửa mặt lên nhìn trần nhà.
Đau cổ tay
Những người dùng laptop còn rất dễ bị đau cổ tay. “Làm việc trên laptop có thể khiến cổ tay bị lệch nhẹ. Mọi người xoay lòng bàn tay ra bên ngoài, tạo áp lực lên dây thần kinh giữa, Koshy cho biết. Khi dây thần kinh giữa bị ép và đè nén, nó có thể gây nên hội chứng ống cổ tay.
Để bảo vệ cổ tay, ông khuyên mọi người nên tập một vài bài tập giãn cơ đơn giản. Bạn có thể lặp lại nhiều lần động tác nắm tay lại rồi xòe bàn tay ra. Ngoài ra, bạn có thể bóp chặt tất đang cuộn tròn, giữ như vậy trong 5 giây rồi thả tay ra, lặp lại 10 lần liên tiếp.
Tư thế không phải là thứ duy nhất bị ảnh hưởng khi bạn nhìn màn hình quá lâu. “Giả sử đằng sau màn hình máy tính của bạn là cửa sổ và bên ngoài sáng hơn trong phòng. Mắt của bạn sẽ liên tục phải điều chỉnh như máy ảnh để phù hợp với các mức sáng khác nhau”, Koshy giải thích. Tương tự, ánh sáng bên ngoài liên tục phản chiếu trên màn hình máy tính, gây mỏi mắt cho bạn.
Vì vậy, bạn nên đặt bàn ở vị trí vuông góc với cửa sổ. Bên cạnh đó, đừng quên để cho mắt nghỉ ngơi bằng cách đặt thời gian theo quy luật 20-20-20: Cứ 20 phút lại nhìn một vật cách xa 20 feet (6m) trong vòng 20 giây.
Nội tạng bị chèn ép
Ngồi ngả ngốn trước máy tính trong nhiều giờ đồng hồ có thể tạo áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn, gây ảnh hưởng tới chức năng phổi và tiêu hóa. “Khi bạn ngả người về phía trước, bụng sẽ bị ép và đẩy mọi thứ trở lại thực quan. Tư thế này rất có hại với những người bị trào ngược dạ dày”, Erickson.
Để kéo căng cơ hoành và các cơ trong khoang tiêu hóa, bà khuyên mọi người nên xoay người sang hai bên, tay rướn lên trời. Ban đầu, bạn làm lần lượt từng động tác, sau đó làm cả hai cùng lúc, trong tư thế ngồi hoặc đứng.
Xuất hiện cục máu đông
“Đôi khi, bạn quá tập trung vào những thứ ở trước mặt mà quên mất việc nghỉ ngơi hay vận động”, Koshy nói. Điều này có thể gây thuyên tắc tĩnh mạch sâu, xảy ra khi cục máu đông hình thành ở chân di chuyển lên phổi.
“Máu thường thường dồn xuống chân khi bạn ngồi quá nhiều. Với những người dễ bị đông máu, đây là một mối lo ngại”, ông cho biết. Dù bận rộn đến mức nào, bạn cũng cần đặt nhắc nhở để đứng dậy và vận động trong lúc làm việc.
Nhức bàn chân
Nếu nhà bạn có sàn gỗ cứng, bạn không nên đi chân trần trong nhà, vì điều này có thể gây khó cho chân. Để giảm thiểu nguy cơ đau gót chân và viêm cân gan chân, Koshy khuyên mọi người nên thử bài tập giãn cơ cơ bản của những người tập chạy: lao về phía tường với một chân ở phía trước trong khi duỗi mắt cá chân của chân sau.
Vì sao những cơn đau đầu cứ mãi nặng thêm mà không thể chấm dứt?
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao những cơn đau đầu cứ mãi nặng thêm mà không thể chấm dứt dù đã uống thuốc chưa? Bởi nó xuất phát từ một việc ai cũng mắc phải trong thời hiện đại này.
Trước đây chắc hẳn ai cũng từng nghe về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) với những cơn đau, ví dụ như dùng nhiều thì mỏi mắt hay nhức đầu chẳng hạn. Tuy nhiên thì từ đó đến giờ, những quan điểm ấy chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết và phỏng đoán, bởi vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào.
Dùng điện thoại di động liệu có thật sự liên kết với các cơn đau đầu không?
Thế nhưng mới đây, một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ấn Độ công bố rằng, dùng smartphone nhiều thật sự có can dự đến việc đau đầu lẫn mức độ nghiêm trọng của nó. Có thể hiểu một cách khác là, càng dùng smartphone thì chứng đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Họ đã tiến hành điều tra trên 400 người mắc bệnh đau đầu nguyên phát bao gồm đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng và các loại khác không do bệnh gây ra. Kết quả cho thấy, những người tình nguyện dùng smartphone có xu hướng dùng nhiều thuốc giảm đau hơn so với những người không dùng smartphone.
"Hiệp hội chúng tôi đã nhận thấy rằng, việc sử dụng smartphone là nguyên nhân tiềm ẩn khiến cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng nhiều vấn đề khác chưa được khám phá mà chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ" - Tiến sĩ Deepti Vibha, trưởng nhóm nghiên cứu kiêm PGS thần kinh học tại Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (New Delhi) cho hay.
Đã đau đầu mãn tính còn dùng smartphone quá nhiều thì chỉ khiến bệnh tình thêm nặng thôi chị em nhé.
Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu khác tại một trung tâm chăm sóc Ấn Độ về vấn đề này. Cụ thể, những người tình nguyện sẽ được phát bảng câu hỏi đánh giá về việc sử dụng smartphone và lịch sử của những cơn đau đầu gần đây. Sau khi tổng hợp, các nhà khoa học nhận thấy có đến 96% những người thường dùng smartphone hay uông thuốc giảm đau hơn so với 81% nhóm người không dùng.
Chưa hết, nhóm người tình nguyện dùng smartphone cũng cho biết họ hoàn toàn dứt cơn đau đầu đến 84% sau khi uống thuốc giảm đau. Nó cũng đồng nghĩa với việc, smartphone chính là nguồn cơn của mọi chứng đau đầu từ nhẹ cho đến dai dẳng mãn tính. Ngoài ra, họ cũng luôn có cảm giác như được "cảnh báo" trước là sẽ đau nửa đầu hay thậm chí là động kinh nếu xài smartphone liên tục.
Dù nghiên cứu đã khẳng định việc xài smartphone có thể gây đau đầu, nhưng nó vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân tại sao. Trước tình hình này, Bệnh viện Brigham and Women thuộc trường Y Harvard (Mỹ) cho biết có thể một vài hành vi vô thức đã khiến cho việc sử dụng smartphone gây đau đầu. Ví dụ như là ưỡn cổ ra phía trước để bấm điện thoại hay căng mắt quá vào màn hình.
"Chứng căng mắt lẫn đau đầu sẽ xảy ra và có thể trở nặng hơn nếu sử dụng điện thoại quá mức cho phép hoặc để quá sát mặt. Tuy căn nguyên của vấn đề này chưa rõ ràng, nhưng có thể điểm qua một vài lý do cơ bản nhất như là do ánh sáng từ màn hình, mỏi mắt, căng thẳng khi liên tục dùng smartphone..." - Tiến sĩ Heidi Moawad, nhà thần kinh học giảng dạy tại Đại học Y khoa Case Western Reserve và Đại học John Carroll, cho biết trong một bài xã luận nghiên cứu.
Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này?
Theo tiến sĩ Christopher Gottschalk - trưởng khoa Thần kinh học Đại học Yale cho biết, nghiên cứu vẫn chưa khẳng định hoàn toàn dùng smartphone là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau đầu. Nhưng những người dùng smartphone vẫn nên chú ý hơn về việc, chứng đau đầu có trở nên tồi tệ hơn theo thời gian hay không.
"Người dùng smartphone hãy thử kích hoạt các chế độ rảnh tay hay giọng nói để có thể hạn chế cầm điện thoại nhưng vẫn làm được nhiều nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, hãy thử dùng các loại thuốc không kê đơn hay xông tinh dầu bạc hà, hoa oải hương để làm giảm cơn đau đầu. Việc bổ sung magiê cho cơ thể cùng thực hiện các kỹ thuật thư giãn cũng làm giảm bớt tình trạng này" - Ông Moawad, đại diện Trường Y Harvard cho biết.
Trước mắt các nghiên cứu tiếp theo sẽ hướng đến việc hiểu đầy đủ về tác động của smartphone đối với sức khỏe con người. Tóm lại, cái gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực, nên việc sử dụng smartphone cần phải hợp lý và không nên lạm dụng để bảo vệ bản thân khỏi các cơn đau đầu dai dẳng.
Theo CNN/Báo dân sinh
Da nhăn nheo, tử cung suy yếu chỉ vì một thói quen tai hại trước khi ngủ cả triệu phụ nữ đều mắc Thói quen nguy hiểm này trẻ già gì cũng mắc phải do sự phát triển của xã hội, không điều chỉnh sớm bạn sẽ phải hối hận khi thấy sức khỏe xuống cấp. Trong cuộc sống hiện tại, hầu hết mọi người đều sở hữu cho riêng mình một chiếc điện thoại để đọc báo, xem phim, chơi game và đặc biệt là......