Đau lòng chuyện dư 500 giáo viên
Mới đây, dư luận lại có những bàn luận nóng về lĩnh vực giáo dục: Huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) tuyển ồ ạt dư tới 500 giáo viên.
ảnh minh họa
Căn nguyên được lý giải là do “quy định mới”: Từ năm 2011, việc tuyển giáo viên được giao toàn quyền cho Chủ tịch huyện nên mới xảy ra việc tuyển ồ ạt dẫn đến dôi dư. Trước đây, mọi việc tuyển dụng, bổ nhiệm đều phải thông qua Ban Thường vụ Huyện ủy. Sau năm 2011 Huyện ủy không giám sát nên mới xảy ra việc ký ồ ạt như vậy.
Theo đó, ngày 9/3 đã chấm dứt mọi hi vọng của hàng trăm giáo viên dạy hợp đồng tại huyện Krông Pắk vì họ được thông báo sau ngày 30/4 họ phải rời bục giảng sau nhiều năm làm việc. Điều này đang gây hoang mang lo lắng cho giảo viên diện hợp đồng đang dạy tại huyện này.
Bức xúc trước vụ việc, nickname Hiểu Anh xót xa: “Một câu chuyện đau lòng, giáo viên ở đây đáng thương nhưng cũng đáng trách. Họ không hiểu rõ quy chế tuyển dụng mới để xẩy ra tình trạng dở khóc này. Vì theo phân cấp, việc tuyển giáo viên bậc THPT do sở quản lý; dựa vào chỉ tiêu, đề xuất các trường, mỗi năm sẽ tổ chức thi, xét tuyển và phân bổ. Từ cấp THCS trở xuống sẽ do Chủ tịch UBND huyện quyết định. Nhưng việc này phải có sự tham gia của phòng giáo dục để biết rõ trường này thiếu bao nhiêu chỉ tiêu, ở môn học nào cho trùng khớp với nhu cầu”.
“Thời gian gần đây ngành Giáo dục có nhiều vấn đề quá: Từ chuyện bắt cô giáo quỳ, bóp cổ cô giáo, bây giờ đuổi việc gần 500 giáo viên… Gần 7 năm nay các thầy, cô này dạy ở đâu? Huyện lấy tiền ở đâu trả lương cho họ, sao bây giờ lại dôi, dư ra nhiều vậy? Tại các trường thầy cô giáo này dạy, ai sẽ thay thế các thầy, cô này… thật không hiểu nổi”, một nickname bày tỏ.
Đề nghị cơ quan chức năng điều tra vụ việc vì đây là chuyện lớn rồi, có hay không lợi dụng trách nhiệm quyền hạn để trục lợi (ký quyết định tuyển dụng); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (tuyển dụng dư thừa); Lãng phí tài sản Nhà nước (dư thừa gây lãng phí); nhiều người tham mưu cho Chủ tịch huyện ký tuyển dụng (Trưởng phòng giáo dục, Trưởng phòng Nội vụ; Hiệu trưởng các trường). Ngành Giáo dục là ngành cao quý, không thể để những người làm trong lĩnh vực cao quý thành trò cười hay đẩy họ vào tình cảnh trớ trêu như thế.
Theo Giadinh.net
Nên chọn ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường như thế nào?
Phụ huynh đại diện cho ban cha mẹ học sinh mà hành xử như vậy thì liệu có xứng đáng vai trò, trách nhiệm mà mọi người tin tưởng, giao phó hay không?
Đại diện cha mẹ học sinh (Ảnh minh họa: Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam).
LTS: Một giáo viên ở Trường tiểu học Bình Chánh (Long An) bị phụ huynh học sinh bắt phạt quỳ gối 40 phút đang khiến dư luận và những người làm giáo dục bàn luận trong những ngày qua.
Video đang HOT
Theo đó, là một nhà giáo với nhiều năm kinh nghiệm, trong bài viết này tác giả Kiên Trung đã có những đề cập, về vai trò của đại diện ban cha mẹ học sinh trường, lớp hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trước vấn nạn lạm thu các khoản thu đầu năm xảy ra ở nhiều đơn vị trường học trên cả nước đã khiến các phụ huynh và dư luận vô cùng bất bình, bức xúc.
Trong tháng 8, 9 của năm học này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có rất nhiều viết phản ánh, phân tích, mổ xẻ vấn nạn trên với nhiều góc độ khác nhau.
Trong đó, nêu bật sự yếu kém, vô dụng, hình thức...của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường không thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều đó được quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh để cho một số hiệu trưởng lợi dụng, biến họ thành tấm bình phong, cố tình thực hiện việc thu - chi sai trái, vô tội vạ từ nguồn tiền đóng góp "tự nguyện" của phụ huynh học sinh.
Lúc xảy ra vụ việc cô giáo Nhung ở Trường tiểu học Bình Chánh, thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An bị phụ huynh Võ Hòa Thuận (một đảng viên, luật sư) bắt quỳ đến 40 phút tại trường để trả đũa cô giáo này phạt con ông và con các phụ huynh khác quỳ vì các em học sinh có những biểu hiện chưa ngoan trong giờ học (ngày 28/2).
Sự việc cũng có sự hiện diện của 2 người là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường.
Mặc dù, ông Phạm Hữu Vốn, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có thuyết phục ông Thuận và gọi mời giáo viên đến trình bày hoàn cảnh cô Nhung mới sinh con nhưng đều bất lực, không ngăn được hành vi sai trái nghiêm trọng của vợ chồng ông Thuận. Còn bà trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp thì bỏ ra ngoài....
Trao đổi với Phóng viên ngày 7/3, ông Vốn từng tâm sự, qua sự việc xảy ra là đại diện cha mẹ học sinh của trường, tôi thấy rất đau xót.
Tôi tin chắc rằng nếu 2 người thuộc ban đại diện cha mẹ học sinh ở đây mà kiên quyết, có hiểu biết pháp luật hơn thì sẽ làm cho vợ chồng Thuận chùng bước, không có hành động xúc phạm, làm nhục cô giáo Nhung đến như vậy.
Với ảnh chụp ông Vốn của tác H.L đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tôi đoán ông Vốn đã lớn tuổi, có thể trên 70 tuổi.
Như vậy, rất có thể phụ huynh trường này cử ông làm trưởng ban khi ông trong vai là người ông có cháu nội, cháu ngoại hoặc con nuôi... đang học ở đây, chứ không phải là con ruột.
Trong Thông tư số 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không đề cập cụ thể đến đối tượng ban đại diện, Trưởng, Phó trưởng ban đại diện của lớp, của trường phải là cha mẹ đẻ (hoặc cha mẹ nuôi) của con em.
Nên các bậc phụ huynh và nhà trường có quyền bầu cử và đồng ý với những người là giám hộ, ông bà nội, ngoại... làm nhiệm vụ, vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thực tế, lâu nay, nhiều trường mầm non, trường phổ thông, tình trạng không phải là cha mẹ ruột tham gia vào ban đại diện của lớp, trường (như cụm từ trong Thông tư số 55: cha mẹ học sinh) khá nhiều.
Bởi tại buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, việc bầu chọn ban đại diện của các cha mẹ học sinh đi họp thường diễn ra chóng vánh và hình thức.
Giáo viên chủ nhiệm thậm chí phải vận động, năn nỉ, thuyết phục rất lâu mới có đủ người trong ban đại diện của lớp. Vì nhiều lý do khác nhau, cha mẹ ruột vắng họp nên người thân, cô, dì, ông, bà đi thay.
Kêu gọi tinh thần xung phong thì chẳng có ai, chỉ người này thấy được song họ lại từ chối đủ kiểu. Phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm buộc phải "bắt" những ông, bà, cô, dì để tham gia vào ban đại diện, có khi là danh nghĩa, có khi trở thành chính danh.
Một khi ban đại diện cha mẹ học sinh ít hoặc không phải cha mẹ ruột của học sinh, công tác hỗ trợ, phối hợp giữa ban đại diện và nhà trường gặp những lúng túng, khó khăn nhất định.
Mức độ trách nhiệm, quan tâm của ban đại diện đến nhà trường, thầy cô giáo và giáo dục học sinh thường mờ nhạt, hạn chế.
Trong điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ:
"Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh".
Bên cạnh, nhiều ban đại diện cha mẹ học sinh thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với các hoạt động giáo dục học sinh của trường, lớp thì vẫn còn không ít ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động yếu kém, cầm chừng, nhà trường bảo sao nghe vậy, có trưởng, phó ban cả năm học chẳng tham gia buổi họp nào.
Thậm chí có người thuộc ban đại diện cha mẹ học sinh "máu" bạo lực như ở trường M vừa xảy ra vụ việc.
Nghe V. là con gái đang học lớp 10 gọi điện thoại về nhà nói, bị T. bạn nữ ngồi bên cạnh cùng lớp "bắt nạt" do tranh giành một đồ vật gì đó trong giờ thí nghiệm thực hành.
Chưa rõ đầu đuôi, sự thể thế nào mà ông B, phụ huynh của em V (ban đại diện của lớp và trường) đã hùng hổ kéo theo mấy người thân, bà con nữa đến thẳng trường, lớp đánh, tát túi bụi vào em học sinh T.
Cô giáo dạy lớp bên cạnh chạy sang can ngăn nhưng bất thành khiến em T. bị đau đầu và bầm tím cả mặt.
Thầy cô giáo và học sinh ngôi trường này vô cùng bức xúc, phẫn nộ về thái độ, hành vi đánh học sinh của vị phụ huynh ấy.
Lãnh đạo nhà trường này không muốn làm to chuyện, đang tìm cách dàn xếp, xử lý nội bộ.
Được biết, đến hôm nay, vị phụ huynh hồ đồ này đã chủ động lên nhà trường xin lỗi thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh bị đánh (vụ việc này, tác giả không tiện nêu đích danh và cụ thể).
Mới đây, tác giả Hưng Long lại có bài viết trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chỉ ra thêm những tình tiết về bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cô Nhung làm chủ nhiệm chính là người "đồng phạm" khi rủ ông Thuận đến trường làm cho ra lẽ.
Các bậc phụ huynh đại diện cho ban cha mẹ học sinh phải là những người bình tĩnh, thấu hiểu nhất để dàn xếp, xử lý mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp nhất.
Đằng này, họ hành xử như xã hội đen, rủ rê, xúi giục phụ huynh khác cùng vi phạm pháp luật.
Rõ ràng, họ không xứng đáng với tư cách là phụ huynh học sinh, với vai trò, trách nhiệm mà phụ huynh lớp, trường tin tưởng, giao phó. Có thể lỗi tại họ. Có thể lỗi tại phụ huynh đã chọn nhầm người.
Tôi thiết nghĩ, các phụ huynh và nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm cần định hướng, chọn lựa kỹ hơn, tốt hơn những cha mẹ học sinh tham gia vào ban đại diện cha mẹ học sinh tại buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học.
Hạn chế tối đa những người không thuộc cha mẹ ruột của các em.
Chọn lựa những phụ huynh làm việc nhiệt tình, trách nhiệm, có hiểu biết luật pháp, về lĩnh vực giáo dục, có uy tín và khả năng thuyết phục, giải quyết tốt các sự việc, tình huống xảy ra liên quan đến phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo và nhà trường.
Theo Giaoduc.net
Bộ GD-ĐT nói gì vụ 500 giáo viên có nguy cơ mất việc? Trước thông tin về vụ việc hơn 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) có nguy cơ bị mất việc khiến dư luận xôn xao những ngày qua, Bộ GD-ĐT đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Tạm dừng quyết định chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk Trao đổi với phóng...