Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay – chân – miệng trở nặng
Cũng như nhiều bệnh do virut khác, bệnh tay-chân-miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.
Bệnh tay-chân-miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban… giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh.
Do vậy, cần theo dõi tình trạng của trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo như đã nói trên để đưa trẻ nhập viện điều trị kịp thời. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không.
Hầu hết bệnh tay-chân-miệng tự khỏi. Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần bệnh do nhiễm loại virut khác nhau. Người lớn có thể bị bệnh tay-chân-miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ.
Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường. Cũng như nhiều bệnh do virut khác, bệnh tay-chân-miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau phải nhập viện ngay:
Video đang HOT
Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi;
Nôn;
Quấy khóc, bứt rứt;
Ngủ lịm;
Cơ co giật (lúc mới ngủ);
Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng;
Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ);
Chân, tay yếu;
Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn);
Da nổi vằn (giai đoạn muộn).
Theo TPO
TPHCM: Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn đỉnh dịch
Bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, qua 4 tháng đầu năm số ca nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng 1 là hơn 2.000 ca, cao hơn số ca sởi nhập viện. Hiện tay chân miệng đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014.
Bệnh tay chân miệng đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014
Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, bệnh Tay chân miệng đang tăng rất nhanh. Số trẻ nhập viện vì tay chân miệng trong tháng 4 gấp hai lần so với tháng 3 (từ 257 ca bệnh lên đến 478 ca). Trong vòng 10 ngày tính từ ngày 1-11/5/2014 bệnh viện đã có 194 trẻ phải nhập viện.
Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, đầu năm đến nay TPHCM đã có 3.373 ca TCM phải nhập viện, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, nhận định "bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014".
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, qua 4 tháng đầu năm số ca tay chân miệng nhập viện là hơn 2.000 ca, cao hơn cả số ca sởi nhập viện. Hiện bệnh sởi và thủy đậu vẫn chưa giảm, trong khi đó tay chân miệng đang tăng nhanh, sốt xuất huyết cũng sẽ tăng vào tháng 5, tháng 6. Do sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đã đề xuất tăng cường thêm 8 máy thở, 30 monitor theo dõi và máy chụp X-quang tại giường để phục vụ điều trị.
Sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở
Ngành y tế TPHCM vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh, Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế khẳng định. TPHCM sẽ tiếp tục tiêm ngừa vắc-xin sởi. Giữa tháng 5 sẽ tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ dưới 10 tuổi. Bên cạnh đó lịch tiêm chủng tại các trạm y tế vẫn tiếp tục duy trì.
Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các quận huyện triển khai vệ sinh khử khuẩn môi trường, trường học để phòng tay chân mệng, sốt xuất huyết; tuyên truyền người dân các biện pháp phòng bệnh, giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ, rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ để phòng bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Điểm giống và khác nhau giữa bệnh sởi và tay chân miệng Dịch sởi vừa có dấu hiệu lắng xuống, Bộ Y tế đã lập tức đưa ra những khuyến cáo về dịch tay chân miệng. Hai bệnh này đều có dấu hiệu phát ban, sốt cao... rất dễ làm các bậc phụ huynh nhầm lẫn. Theo Dân trí