Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói?
Chậm nói đơn thuần là chứng suy giảm ngôn ngữ và khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ em khá phổ biến hiện nay.
Tuy không liên quan đến việc chậm phát triển trí tuệ nhưng không ít bậc phụ huynh thật sự lo lắng bởi không rõ nguyên nhân, chữa trị làm sao? Và sau này trẻ có thể nói bình thường không?
Nhận biết
Các cột mốc ngôn ngữ Đối với một trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường, có một số cột mốc đáng ghi nhớ:
* 0-3 tháng tuổi: phát âm theo bản năng những âm thanh vô nghĩa
* 6 tháng: bắt đầu bập bẹ các âm môi như papa, mama…trẻ có thể nghe được và đã biết hóng chuyện.
* 12 tháng tuổi: nói được các từ đơn và thể hiện nhu cầu qua các từ đơn đó, có vốn khoảng 10 từ và chỉ được các đồ vật mà trẻ muốn.
* 18 tháng: vốn từ tăng lên 30-40 từ * 2 tuổi: có vốn từ khoảng 200 từ và đa số là các danh từ
* 3 tuổi: vốn từ tăng lên nhanh chóng, khoảng 3.000-4.000 từ, nói được các câu ngắn.
So sánh với cột mốc trên, nếu trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói thì được xếp vào dạng chậm nói.
Khác với việc chậm nói của hội chứng tự kỷ, trẻ chậm nói đơn thuần có thể hiểu lời nói và thực hiện được một số mệnh lệnh đơn giản của người lớn. Trẻ mắc chứng chậm nói có nhiều biểu hiện khác nhau. Có trẻ chỉ phát ra những tiếng vô nghĩa, lặp đi lặp lại không dứt và không thể nói được một số từ đơn giản. Có trẻ phát âm rõ ràng nhưng chỉ nói những từ đơn, không có khả năng ghép hai từ hoặc hơn hai từ với nhau. Trẻ thường nói những từ đơn để bày tỏ nhu cầu và đối với một số từ ghép hai từ, trẻ chỉ nói được từ cuối của từ đó, thường gọi là kiểu nói vuốt đuôi.
Video đang HOT
Một số trẻ phát âm không rõ ràng nhưng lại có khả năng sử dụng từ và các cụm từ để diễn đạt thông tin giao tiếp, chẳng hạn như dùng ngôn ngữ một cách chính xác, gọi tên được nhu cầu, cảm xúc để người lớn đáp ứng.
Có trẻ phát âm tốt, nói được những câu tương đối dài nhưng lại không thể hiểu ngôn ngữ để trả lời hoặc đáp ứng mệnh lệnh của người lớn. Trẻ có thể đọc một đoạn thoại quảng cáo khá dài trên tivi, nói lại những câu nói mà người lớn chỉ dẫn khá chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên, đó chỉ là khả năng nói một cách máy móc, tư duy về ngôn ngữ của trẻ không phát triển. Trẻ không có khả năng trả lời câu hỏi của người khác mà chỉ lặp lại câu hỏi một cách máy móc hoặc lặng im không đáp.
Can thiệp
Ngoại trừ những trường hợp trẻ chậm nói có nguyên nhân xuất phát từ những thương tổn thực thể như mất thính lực, dị tật cơ quan phát âm, chậm phát triển tâm thần ở những trường hợp khác, các bậc phụ huynh đều cố đi tìm câu trả lời cho việc chậm nói của con mình. Nhiều người tỏ ra ân hận và tự dằn vặt mình rồi dằn vặt nhau vì đã không để ý đầy đủ đến con: cho trẻ chơi một mình, giao con cho người giúp việc giữ, xa lánh, hắt hủi con, gia đình bất hòa làm tổn thương tâm lý trẻ…
Kiên trì dạy cho trẻ học phát âm – Ảnh: N.C.T.
Đó không hẳn là những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói mà chỉ là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên giúp trẻ tìm thấy ngôn ngữ hơn là việc tìm nguyên nhân của hiện tượng này để rồi lại hoang mang khi việc tìm hiểu ấy chệch hướng.
Hiện nay can thiệp đặc biệt là một biện pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị chứng chậm nói ở trẻ em. Người ta cũng đang tiến hành tìm hiểu và áp dụng phương pháp PECS – hệ thống các phương tiện giao tiếp thông qua hình ảnh – để giúp những đối tượng gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.
Các bậc phụ huynh góp phần rất lớn trong việc can thiệp với trẻ chậm nói. Nhiều phụ huynh vẫn chưa hợp tác tốt với chuyên viên can thiệp trong việc điều trị ngôn ngữ cho trẻ, không quan tâm và phó mặc trẻ cho chuyên viên can thiệp. Cũng có phụ huynh quá bao bọc trẻ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh và tỏ ra e dè khi để trẻ ra môi trường bên ngoài mà không có mình. Đặc biệt, không ít phụ huynh tạo ra áp lực cho chuyên viên can thiệp, cho trẻ và cho bản thân khi đặt ra yêu cầu là trong một thời gian ngắn, trẻ có thể học phát âm và nói được như trẻ bình thường.
Can thiệp với trẻ chậm nói đòi hỏi một thời gian lâu dài, kiên trì và có sự hợp tác tốt giữa giáo viên và phụ huynh. Không phép mầu nào có thể xảy ra nếu không có sự nỗ lực không mệt mỏi của cả chuyên viên can thiệp lẫn các bậc phụ huynh.
Theo tuổi trẻ
Trẻ suy giảm thị lực vì xem tivi quá nhiều
Hiện nay, tivi là phương tiện nghe nhìn phổ biến tại nhiều gia đình. Với sự phong phú của các chương trình cũng như sự đa dạng của các loại kênh.
Nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra thích thú hoặc chủ quan khi thấy con mình chăm chú theo dõi các chương trình tivi mà chúng yêu thích, thậm chí nhiều người còn khuyến khích trẻ bằng cách mua thêm các băng đĩa hoạt hình, phim... cho trẻ. Vậy, cho trẻ xem quá nhiều ti vi có hại gì đến sức khỏe của trẻ?
Làm trẻ chậm nói
Nếu trẻ trên 2 tuổi xem nhiều ti vi (chỉ có thông tin một chiều) có thể trẻ vẫn nghe hiểu tốt nhưng không có phản xạ ngược lại và lâu dần sẽ làm chậm nói (vì không có sự giao tiếp), kéo theo chậm phát triển về trí tuệ do không có điều kiện phản ứng. Ở trẻ từ 2 - 5 tuổi cũng chỉ nên xem tối đa 1 giờ mỗi ngày cha mẹ cần chọn lọc chương trình phù hợp với lứa tuổi của trẻ (chương trình dành cho thiếu nhi) nhưng phải có người thân giao tiếp với trẻ, bởi truyền hình không thể thay thế việc đọc cho nghe hoặc chơi - điều rất cần thiết cho lứa tuổi này.
Còn ở trẻ dưới 2 tuổi không nên xem ti vi, Hàn lâm Viện Nhi khoa Mỹ đã nghiên cứu và khuyến cáo không cho trẻ dưới 2 tuổi xem truyền hình vì những âm thanh thường kích thích quá đáng tới màng nhĩ. Trẻ bị kích thích liên tục sẽ có biểu hiện khóc đêm, rối loạn giấc ngủ, biếng ăn, không tăng trưởng, chậm phát triển nhận thức.
Không nên cho trẻ xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày. Ảnh: TL
Giảm khả năng tập trung, nhận thức
Nếu trẻ em xem nhiều ti vi trên 2 giờ đồng hồ trên ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung của trẻ. Trẻ bị cuốn hút vào màn hình tivi, và bỏ qua hết tất cả những hoạt động khác xung quanh chúng ít chạy nhảy hơn, song lại dễ bị trì trệ, tiếp nhận thông tin một cách thụ động và kém linh hoạt trong các hoạt động khác. Các triệu chứng như thái độ bốc đồng, giảm sức tập trung, hiếu động thái quá... thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ đến tuổi đi học.
Theo các nhà khoa học Trường Y Pittsburgh (Mỹ) cho biết: Nếu nam thiếu niên xem tivi và chơi điện tử nhiều phải đối mặt với nguy cơ bị trầm uất cao khi đến tuổi trưởng thành. Vì thời gian cho các hoạt động xã hội, thể thao, trí tuệ sẽ bị rút ngắn lại.
Suy giảm thị lực và nguy cơ mắc các bệnh khác
Trẻ suy giảm thị lực do xem ti vi quá nhiều (ảnh minh họa)
Nếu xem nhiều tivi khiến cho mắt phải hoạt động liên tục (chăm chú theo dõi). Sự tập trung cao độ vào các chương trình trên tivi, không muốn nhìn đi chỗ khác, lâu ngày có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển thị lực. Nếu xem ti vi ở khoảng cách nhìn không hợp lý (Thông thường ngồi xa ti vi ít nhất là 2,5 - 3m) sẽ gây nguy cơ mắc các tật về mắt ( tật lác, cận thị...).
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, nếu xem tivi nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi so với các trẻ khác tới hơn 80% so với những trẻ xem tivi dưới 2 tiếng/ngày. Xem tivi nhiều hơn hai giờ một ngày sẽ có nguy cơ bị béo phì (17%), hút thuốc (17%), hoạt động hệ tim mạch gặp vấn đề (15%), tăng cholesterol trong máu (15%).
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Phước (Sức khỏe đời sống)
Chết vì ồn! Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính lực. Một tiếng súng nổ ở cự ly gần có thể làm bạn mất sức nghe vĩnh viễn ngay tức khắc. Tiếp xúc lâu, lặp đi lặp lại với tiếng ồn lớn của máy móc, xe cộ có thể ảnh hưởng đến sức nghe con người. WHO đã khuyến...