Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch
Khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh, phù chân, chóng mặt… là một trong những dấu hiệu thường gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch nhưng cũng có thể là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh tim mạch
Khó thở (cảm giác thiếu hơi đoản hơi)
Khó thở đột ngột, khó thở khi nằm, nằm không thở được phải ngồi dậy để thở, khó thở về đêm… Đặc biệt khó thở khi gắng sức chẳng hạn bạn thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng… Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất là đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
Ảnh minh họa
Đau ngực (đau vùng tim)
Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện.
Video đang HOT
Trên lâm biểu hiện cơn đau thắt ngực, có khi đau nhẹ và xẩy ra bất chợt cho nên có thể khó nhận biết và bị coi thường và bỏ qua, hoặc có được nhận biết thì cũng ít được quan tâm, trong khi đau thắt ngực có thể chuyển biến thành nguy hiểm.
Vì vậy nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện ra bệnh. Trong cơn đau thắt ngực, nếu điện tâm đồ sẽ thấy biểu hiện thiếu máu cơ tim.
Đau ngực chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim,
Hồi hộp, đánh trống ngực
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, bơi … nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần được bác sĩ thăm khám ngay.
Phù chân (mắt cá chân)
Đặc điểm của phù do tim là phù tím. Phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở mắt cá chân). Nếu phù của suy tim phải thì thường kèm theo các dấu hiệu ứ đọng tuần hoàn khác như tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm. Cần phân biệt với phù chân của suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: mức bệnh 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy phù biến mất và có thể đã kèm khập khiễng cách hồi.
Chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy hoặc có ngất
Hay chóng mặt vào buổi sáng thường gặp là tụt huyết áp tư thế đứng (hay huyết áp thế đứng), nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh parkinson, trụy tim mạch, hay phản ứng phụ của thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Hoặc có thể là chứng chóng mặt tư thế do rối loạn tiền đình ốc tai. Ngoài ra những người hay bị ngất cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Do vậy cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
Da niêm mạc tím
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xy da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím… rất có thể bạn đang mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đi khám xác định bệnh.
Thủ phạm khiến người phụ nữ bị tăng nhịp tim kịch phát
Nữ bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn nhịp tim 2 năm trước và đã được điều trị. Tuy nhiên, gần đây, bà không sử dụng thuốc đều đặn, bỏ qua dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Thông tin do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cung cấp. Các bác sĩ tại khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận bệnh nhân T.T.T., 57 tuổi, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, nhập viện trong tình trạng khó thở, hồi hộp, đau ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bà T. bị rối loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Nhờ xử trí kịp thời, bệnh nhân đã tạm ổn định và chuyển tuyến để tiếp tục điều trị.
Theo người nhà, bà T. có tiền sử rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh kịch phát cách đây 2 năm và đã được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân không sử dụng thuốc đều, không kiểm tra khi có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực.
Sức khỏe của bà T. đã tạm ổn định nên các bác sĩ chuyển tuyến cho bệnh nhân tiếp tục điều trị. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ cho hay rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá chậm hoặc quá nhanh, không đều, buồng tim co bóp không đồng bộ. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra các dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, ngừng tim khiến người bệnh tử vong. Do vậy, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh, trang bị kiến thức nhận biết cũng như xử trí kịp thời để giảm thiểu nguy cơ.
Những dấu hiệu rối loạn nhịp tim trong nhiều trường hợp khó nhận biết sớm để điều trị. Nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh dù không có triệu chứng báo hiệu cụ thể.
Biểu hiện phổ biến nhất ở người bị rối loạn nhịp tim là tim đập nhanh hơn bình thường, hoặc đập quá chậm. Nặng hơn, người bệnh cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, yếu, chóng mặt, hoa mắt, ngất hoặc gần ngất, đau ngực, khó chịu.
Do đó, nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim, cảm giác nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, người dân nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Chúng ta cũng cần duy trì thói quen, sinh hoạt điều độ, kiêng rượu bia, thuốc lá, tập thể dục thường xuyên.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám ngay và không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí tử vong.
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc chữa trị thành công cho bệnh nhân nhi mắc bệnh hiếm gặp Ngày 16-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã chữa trị thành công triệt để cho bệnh nhân nhi, 9 tuổi, mắc hội chứng bệnh tim mạch hiếm gặp. Đây cũng là trường hợp bệnh nhi đầu tiên mắc bệnh này, được đơn vị chủ động điều trị thành công. Trước đó, ngày 11-4, Bệnh viện...