Dấu hiệu cơ thể đang kháng insulin
Các triệu chứng kháng insulin có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không kịp nhận biết và điều trị, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng báo hiệu cơ thể đang kháng insulin nhưng rất dễ nhầm lẫn. Ảnh: Unsplash.
Kháng insulin xảy ra khi tế bào trong cơ thể phản ứng kém với insulin. Đây là hormone do tuyến tụy sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giúp các tế bào hấp thụ glucose (đường) trong thực phẩm để tạo ra năng lượng.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng kháng insulin rất khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng. Nhiều người không nhận ra mình có tình trạng này cho đến khi xét nghiệm máu. Ở giai đoạn muộn, kháng insulin có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.
Theo Health, mọi người có thể phát hiện sớm tình trạng này thông qua những dấu hiệu sau.
Đường huyết cao
Đường huyết cao (hay nồng độ glucose trong máu cao) thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tình trạng kháng insulin.
Mọi người chỉ có thể phát hiện ra tình trạng đường huyết cao thông qua xét nghiệm hemoglobin A1C để kiểm tra lượng đường trong máu cao và đo lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng qua.
Insulin giúp cơ thể sử dụng và lưu trữ chất béo và cholesterol một cách cân bằng. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho kết quả về lượng cholesterol trong cơ thể. Nếu có một trong 3 kết quả: tăng triglyceride (mỡ máu), tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt), bạn có thể đang mắc tình trạng kháng insulin.
Khi có tình trạng kháng insulin, cơ thể bạn sẽ khó sử dụng đường làm năng lượng hơn, dẫn đến lượng glucose trong máu cao hơn. Để phản ứng lại hành động này, cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin hơn để bù đắp cho lượng đường trong máu cao. Lượng hormone dư thừa này có thể gây tích mỡ, đặc biệt là vùng quanh eo, dẫn đến tăng cân.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng đặc trưng của tình trạng kháng insulin, tiền tiểu đường và tiểu đường. Kháng insulin khiến cơ thể khó hấp thụ glucose để tạo năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Ngoài ra, tình trạng này có thể gây ra những thay đổi bất thường ở lượng đường trong máu. Điều này cũng góp phần khiến mọi người thấy mệt mỏi hơn.
Đi tiểu thường xuyên
Video đang HOT
Đây là phản ứng cơ thể đang cố loại bỏ lượng glucose dư thừa, cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường.
Khi lượng glucose cao, thận phải tăng cường làm việc để loại bỏ lượng glucose dư thừa ra khỏi máu. Thông thường, glucose được lọc ra khỏi máu và vào thận, sau đó thận sẽ hấp thụ lại đường vào máu.
Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu cao liên tục, thận không thể hấp thụ lại glucose nên đẩy vào nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể khiến nhiều người bệnh đi tiểu thường xuyên.
Khi dư thừa đường trong máu, mọi người đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn qua nước tiểu. Việc đi tiểu thường xuyên khiến bạn có cảm giác khát để bù lại lượng nước đã mất.
Ngứa lòng bàn chân
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, một tình trạng gây tổn thương thần kinh. Trong hầu hết trường hợp, tổn thương thần kinh thường bắt đầu ở bàn chân và gây ra cảm giác ngứa ran, tê như bị kim châm.
Thường xuyên khát nước, bé 8 tuổi bất ngờ được phát hiện căn bệnh phải dùng thuốc cả đời
Đái tháo đường type 1 thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em, có thể khởi phát từ vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh...
Ca bệnh điển hình đái tháo đường type 1 với biểu hiện khát nước, sụt cân...
BS. Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa Nội tiết Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Đái tháo đường type 1 là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh nghiêm trọng.
Chính vì thế, đái tháo đường type 1 thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Nếu không có insulin, glucose trong máu không thể đi vào tế bào và tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng đường máu. Trong khi các tế bào lại bị "đói năng lượng" do không thể tiếp nhận được glucose. Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
Mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh bé gái 8 tuổi, nhập viện trong tình trạng đường huyết cao 26,1 mmol/l, cao gấp nhiều lần người bình thường kèm theo dấu hiệu mất nước. Sau khi vào viện và được làm các xét nghiệm, các bác sĩ đã chẩn đoán bé mắc đái tháo đường type 1. Bé đã được điều trị tích cực, bù dịch, kiểm soát đường huyết bằng insulin, tư vấn và điều chỉnh thực hiện chế độ dinh dưỡng.
Theo như lời kể của người mẹ, trước đó, bé có các biểu hiện thường xuyên khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, thường bị đái dầm... Gia đình thấy bé có các triệu chứng như vậy nên đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Sau gần một tuần điều trị hiện tại tình trạng của bé đã cải thiện rất tốt, đường huyết đã ổn định và được ra viện, điều trị bệnh ngoại trú.
Lấy máu xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường.
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp đái tháo đường type 1 ở trẻ em đã được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Theo thông tin từ Khoa Nội tiết, trong những tháng gần đây, riêng tại khoa đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân từ 7 - 18 tuổi nhập viện với chẩn đoán đái tháo đường type 1 đều ở mức đường huyết rất cao. Có những ca bệnh mắc đái tháo đường type 1 được chẩn đoán lần đầu.
Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1?
Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5 - 10% trong số người mắc bệnh đái tháo đường. Có 95% trường hợp mắc đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn và 5% không rõ nguyên nhân.
Do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở tuyến tụy. Một vài yếu tố nguy cơ như nhiễm virus coxsackie, rubella, cytomegalo... Một số kháng thể kháng tế bào beta của tụy cũng có thể tìm thấy ở phần lớn bệnh nhân đái tháo đường type 1.
Bệnh có thể khởi phát từ vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên, nhiều trẻ không được phát hiện sớm bệnh ngay từ đầu, do người thân chủ quan với các triệu chứng...
Cũng theo BS. Tuấn trước đây nhiều người nhầm lẫn rằng đái tháo đường type 1 là một bệnh lý di truyền, nhưng điều này không đúng. Đái tháo đường type 1 không được xếp vào nhóm bệnh rối loạn di truyền. Nhưng một người có khả năng mắc đái tháo đường type 1 cao hơn nếu có người thân trực hệ chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này.
Do vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: Khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm mới ở trẻ chưa bị trước đây... đặc biệt, khi xuất hiện kèm theo một số triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của đái tháo đường type 1: Đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây chín (táo chín...) thì người bệnh phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán xác định và điều trị một cách kịp thời, kể cả khi trong gia đình không có người mắc đái tháo đường.
Điều trị đái tháo đường type 1 bằng cách nào?
BS.Tuấn cho hay: Hiện tại để điều trị đái tháo đường type 1, việc sử dụng insulin vẫn là bắt buộc. Sử dụng insulin sớm còn giúp bảo tồn chức năng tế bào beta còn sót lại. Kiểm soát đường huyết tốt góp phần giảm các nguy cơ biến chứng sau này.
Mục tiêu điều trị chung cần đạt trong điều trị đái tháo đường type 1:
HbA1c dưới 7% được coi là mục tiêu chung.
Đường máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 - 7,2 mmol/l.
Đường máu sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/l.
Huyết áp dưới 140/90mmH. Nếu có biến chứng thận thì huyết áp dưới 130/80 mmHg.
Lipid máu:
LDL-C dưới 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
LDL-C dưới 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
Triglycerid dưới 1,7 mmol/l.
HDL-C trên 1.0 mmol/l ở nam và trên 1,3 mmol/l ở nữ.
Ngoài ra, cần phải điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt cho phù hợp với từng cá thể. Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường.
Đối với người có chế độ hoạt động thể lực vừa phải nên duy trì khoảng 30 - 35kalo/kg/ngày. Cân đối giữa các tỷ lệ carbonhydrat, protid, lipid giúp kiểm soát đường huyết nhưng cũng đảm bảo về sinh hoạt làm việc cho người bệnh. Đặc biệt ở trẻ em, ngoài kiểm soát đường huyết ra còn phải đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
Người bệnh đái tháo đường type 1 nên theo dõi đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày để có thể điều chỉnh liều lượng insulin dựa theo đường máu tại nhà. Bên cạnh đó, người đái tháo đường type 1 nên thay đổi luân phiên vị trí tiêm cũng như vị trí thử đường huyết để có kết quả tốt nhất.
Chỉ định tiêm insulin cần cá thể hóa, liều lượng phụ thuộc mức độ bệnh cũng như chế độ ăn và luyện tập.
Lưu ý khi điều trị đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là bệnh lý mạn tính, cần được điều trị suốt đời. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đái tháo đường type 1 thường gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi và có nhiều trường hợp là trẻ em. Những đối tượng này chưa đủ hiểu biết về bệnh và khó khăn hơn trong tuân thủ điều trị. Do đó cần có sự phối hợp của người lớn trong gia đình cùng với bác sĩ điều trị mới đạt được hiệu quả.
Nên thay đổi vị trí tiêm insulin, vì nếu insulin được tiêm vào cùng một vị trí quá nhiều lần có thể khiến vùng da đó bị nổi cục cứng, sưng tấy, da dày lên và trở nên sần cứng hơn. Điều này sẽ cản trở khả năng hấp thụ insulin. Vì vậy, bắt buộc phải xoay vòng các vị trí tiêm.
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 cũng dễ bị hạ đường huyết do sử dụng insulin không phù hợp. Chẳng hạn như quá liều insulin. Phác đồ sử dụng và liều lượng insulin được các bác sĩ tính toán để phù hợp với đặc điểm bệnh lý của từng bệnh nhân cũng như chế độ ăn và tập luyện. Một số bệnh nhân ăn kiêng, ăn quá ít tinh bột hoặc hoạt động thể chất quá mức có thể gây hạ đường huyết.
Không sử dụng thiếu hoặc ngừng điều trị insulin đột ngột. Khi ngừng tiêm insulin, đường huyết sẽ tăng cao sẽ kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như nhiễm trùng, chấn thương, stress, nhồi máu cơ tim... Từ đó thúc đẩy nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Đây là một biến chứng nặng thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và có thể để lại các di chứng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
BS. Tuấn nhấn mạnh: Hiện nay có rất nhiều người dân nhầm tưởng rằng đái tháo đường có thể chữa khỏi và tin vào nhiều nội dung quảng cáo không chính xác từ các trang mạng xã hội và từ bỏ điều trị theo phác đồ.
Đây là một việc làm cực kỳ nguy hiểm, bởi có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại chưa có biện pháp dự phòng đặc hiệu cho bệnh đái tháo đường type 1. Khi có các biểu hiện vừa nêu ở trên người dân nên đến thăm khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Việc thăm khám định kỳ đối với người bệnh đái tháo đường type 1 là rất quan trọng giúp theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị cho người bệnh.
Nửa năm không ăn cơm, người đàn ông nhận tin buồn khi đi khám Ông Chen không ăn cơm, tránh xa các thực phẩm giàu tinh bột vì lo lượng đường huyết cao. Nhưng kết quả khi đi khám cho thấy ông vẫn mắc bệnh tiểu đường. Đầu năm nay, ông Chen đọc được thông tin rằng lượng đường trong máu cao do ăn quá nhiều cơm. Bởi vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,...