Dấu hiệu cho thấy cơ thể quá tải độc tố, cần thanh lọc
Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ hay hôi miệng, đó có thể là những dấu hiệu cơ thể đang ‘kêu cứu’ vì tích tụ quá nhiều độc tố.
Các vấn đề về tiêu hóa: Theo Hindustan Times, đường ruột của chúng ta rất nhạy cảm và đường ruột không khỏe mạnh là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra một số vấn đề sức khỏe. Nếu bạn bị đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy mạn tính, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng quá tải độc tố. Ảnh: News Medical.
Tóc và móng giòn, dễ gãy: Nếu bạn nhận thấy tóc và móng tay của mình trở nên cực kỳ giòn, đó có thể là do việc tiếp xúc với hóa chất cản trở khả năng tự điều chỉnh và hoạt động bình thường của cơ thể. Một số hormone từ tuyến giáp rất cần thiết để tóc và móng phát triển thích hợp, và khi chất độc ngăn cản việc giải phóng những hormone này, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Ảnh: Bebeauty.
Video đang HOT
Các vấn đề về da: Nếu bạn thấy mình liên tục bị nổi mụn, có thể là do cơ thể đang cảnh báo bạn cần điều chỉnh là nhịp độ sinh hoạt và chế độ ăn uống, theo Livestrong. Quá tải độc tố có thể gây ra mụn trứng cá, phát ban và nhiều vấn đề khác. Đặc biệt, mụn trứng cá có thể liên quan đến độc tố trong thực phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da của chúng ta. Mắt sưng húp và bùng phát bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã vượt quá giới hạn độc tố của mình. Ảnh: Pexels.
Hôi miệng: Theo Medical News, nếu bạn đán.h răng đều đặn 2 lần, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng mỗi ngày nhưng vẫn không thể thoát khỏi tình trạng hôi miệng, điều đó có thể là do gan không thể loại bỏ độc tố hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa và vi khuẩn trong miệng bị ô nhiễm cũng khiến hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi khó chịu. Ảnh: Paradontax.
Nhạy cảm với mùi: Theo NDTV, nó có thể là bất kỳ mùi nào, nhưng tình trạng nhạy cảm thường xảy ra với những mùi nồng nặc như khói thuố.c l.á và nước hoa. Cơ thể bạn phải vật lộn để lọc các chất độc tích lũy nên nó trở nên quá nhạy cảm với chất độc từ môi trường. Đường hô hấp của bạn có thể bị suy giảm chức năng do tích tụ độc tố và ngoài việc nhạy cảm với mùi, sự thay đổi sinh lý này cũng có thể gây đau đầu và buồn nôn. Ảnh: Pexels .
Giữ nước: Theo Medical News, giữ nước phổ biến hơn ở những người mắc bệnh thận, nhưng nó cũng có thể gợi ý các vấn đề về gan. Nó biểu hiện bằng tình trạng viêm, sưng ở bàn chân, cẳng chân và các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng xác định bằng cách ấn ngón tay vào những bộ phận này; dấu ấn ngón tay vẫn ở đó trong vài giây và cho biết tình trạng giữ nước. Ảnh: Shutterstock.
Thay đổi màu sắc của nước tiểu và phân: Những thay đổi về màu sắc, mùi của nước tiểu và phân có thể là dấu hiệu cảnh báo của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu hoặc đường ruột, những dấu hiệu này cũng cảnh báo vấn đề về gan. Nước tiểu thường có màu vàng nhạt khi cơ thể được cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp vàng da, nước tiểu có thể chuyển sang màu vàng mù tạt. Tương tự, gan chứa quá nhiều độc tố có thể khiến phân chuyển sang màu nhạt hoặc thậm chí là đen. Ảnh: Shutterstock.
Mất ngủ: Theo India Times, một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất về tình trạng quá tải độc tố là mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc. Nếu cơ thể bạn chứa quá nhiều chất độc, điều này có thể ức chế khả năng giải phóng melatonin – hormone thư giãn giúp bạn ngủ. Các triệu chứng liên quan đến độc tính khác, như táo bón, cũng có thể gián tiếp góp phần gây ra chứng mất ngủ. Ảnh: Rafflesmedical.
Vì sức khỏe cộng đồng: Mối nguy từ thực phẩm bị nấm mốc
Khí hậu nước ta nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để cho các loại nấm mốc phát triển.
Trong đó, nhiều loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Thực phẩm bị nấm mốc, đặc biệt là các loại hạt ngũ cốc, không chỉ gây ngộ độc mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về công nghệ thực phẩm, thông tin, các loại thực phẩm đều dễ bị nấm mốc. Trong đó, có tới 40% nấm mốc tạo ra nhiều độc tố. Những độc tố này đều là tác nhân gây bệnh tật cho con người. Các độc tố từ nấm mốc có thể tích tụ lâu dài trong cơ thể gây ra nhiều bệnh tật khác như ung thư, suy thận. Đặc biệt, đối với các loại hạt bị nấm mốc như lạc, đỗ, gạo, ngô..., một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm được sản sinh ra là Alfatoxin. Loại độc tố này không chỉ gây ngộ độc cấp tính mà còn tích lũy dần dần trong cơ thể và gây ra bệnh ung thư gan.
Hiện nay, nhiều người vẫn còn thói quen, rửa bỏ nấm mốc trên thực phẩm rồi sử dụng. Điển hình như gạo, lạc, ngô, đậu hoặc ngay cả bánh nhiều người cũng sử dụng khi đã bị nấm mốc.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, rửa chỉ làm trôi đi nấm mốc bên ngoài còn bên trong những thực phẩm đã bị ẩm, sản sinh nấm, chất độc, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, vì độc tố nấm mốc rất bền với nhiệt nên nấu chín cũng không loại bỏ được. Do vậy, khi thực phẩm đã bị nấm mốc, người dân tuyệt đối không sử dụng để tránh nguy hại tới sức khỏe.
7 loại đồ uống giải độc buổi sáng để chống ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và uống một số loại đồ uống giải độc sẽ loại bỏ độc tố, bảo vệ đường hô hấp. Dưới đây là 7 loại đồ uống giải độc buổi sáng giúp chống ô nhiễm không khí mà bạn có thể thêm vào thói quen...