Rau, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật: loại bớt độc tố bằng cách nào?
Vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau, quả là nỗi lo thường trực của mỗi gia đình Việt.
Các chuyên gia khuyến cáo, cách làm sạch rau, củ quả là rửa rau xanh, quả chín dưới vòi nước sạch chảy mạnh loạt bớt hóa chất bám bề mặt, trứng giun sán, bụi bẩn.
1.001 mẹo loại độc tố… nhưng vẫn sai cách
Rửa rau trước khi chế biến là một bước quan trọng để đảm bảo ATTP và sức khỏe của gia đình. Thời gian qua, trên mạng xã hội chia sẻ mẹo rửa rau bằng chanh và giấm để làm sạch thuốc BVTV. Theo cách này, rau sẽ được ngâm trong nước có giấm hoặc chanh, được cho là sẽ tạo ra phản ứng trung hòa các độc tố hóa học trong rau.
Phân tích về việc sử dụng chanh và giấm để loại bỏ độc tố trong rau, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, việc sử dụng chanh và giấm để ngâm rửa rau củ quả ít phổ biến hơn. Mục đích chính của việc ngâm, rửa rau là làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn, khó có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc BVTV nếu có.
Chanh và giấm hiếm khi được dùng để ngâm rửa rau. Giấm với thành phần chính là axit axetic, nếu sử dụng đúng lượng thì không gây hại. Tuy nhiên, việc pha giấm đạt tỷ lệ lý tưởng để ngâm rau củ không đơn giản.
Đoàn liên ngành kiểm tra ATTP tại Hà Nội.
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, việc dùng chanh và giấm để ngâm rau củ nhằm loại bỏ chất bảo quản không mang lại nhiều lợi ích. Axit trong chanh và giấm khó có thể hòa tan các hợp chất hữu cơ (thuốc BVTV) có trong rau củ quả. Để phân giải hết độc tố của chất BVTV cần có thời gian nhất định. Thời gian an toàn sau khi phun thuốc trung bình từ 15 – 20 ngày trước khi thu hoạch.
Từ trước đến nay, các bà nội trợ vẫn tin rằng việc dùng nước pha với muối loãng để ngâm, rửa rau, củ, quả sẽ giúp rửa trôi được các chất độc từ thuốc BVTV, loại bỏ trứng giun sán, diệt vi khuẩn,… Tuy nhiên, nước muối loãng không có khả năng này như người dân lầm tưởng.
Đề cập đến vấn đề này, TS Từ Ngữ – Hội dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, trong môi trường nước muối sinh lý, các loại vi khuẩn bị ức chế phát triển chứ không thể tiêu diệt chúng. Khi vớt rau ra khỏi môi trường nước muối, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi trở lại.
Video đang HOT
“Hiện nay, chưa có một dung dịch nào có khả năng loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác. Như vậy, rửa rau bằng nước muối không hề giúp sạch vi khuẩn, thuốc trừ sâu mà còn làm hóa chất, vi khuẩn thẩm thấu ngược lại vào bên trong rau” – TS Từ Ngữ nói thêm.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, tình trạng rau, củ, quả còn tồn dư thuốc BVTV là do trong quá trình canh tác người dân sử dụng hóa chất.
Tuy nhiên, sau khi phun, người sản xuất không tuân thủ thời gian cách ly theo quy định. Vì thế, thuốc BVTV còn tồn tại trong rau, củ, quả. Điều này dẫn đến tình trạng rau, củ dù mang đi tiêu thụ nhưng hàm lượng chất BVTV cao. Do đó, cách tốt nhất khi mua rau, củ, quả về, người dân luôn phải tự xử lý nhằm loại bớt chất BVTV.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, với rau, củ, quả, cách duy nhất để làm sạch là rửa. Nguyên tắc là các bà nội trợ phải rửa rau, củ, quả nhiều nước, không rửa sơ sơ dù không có bùn, đất. Rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý rửa kỹ những khe cuống lá… để tách chất bẩn, đất cát và thuốc BVTV nếu có.
Rửa rau, quả đúng cách
Theo Cục ATTP, Bộ Y tế, trước khi sử dụng, việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Trong xử lý làm sạch rau xanh, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường…
Nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… Còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.
Cách duy nhất làm sạch rau, củ, quả là rửa rau xanh có lá to, quả chín dưới vòi nước sạch chảy mạnh.
Vì vậy, cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm ATTP nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Các loại rau lá nhỏ phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Quả tươi sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.
Cục ATTP lưu ý, người dân phải bảo đảm rửa rau dưới vòi nước chảy từ 3 lần trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau áp dụng khác nhau: Nếu là cọng rau lá to như cải xanh, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt còn lại rửa tương tự như vậy, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước.
Nếu là rau cọng nhỏ như cải xoong, rau muống… để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay 3 lần nước như vậy. Cuối cùng nếu cần thiết mới ngâm nước muối loãng hoặc sục trong nước ozon. Để bảo đảm ATTP trong tình hình hiện nay, các nhà hàng, quán ăn lớn có điều kiện nên rửa rau ăn sống bằng nuớc ozon với nồng độ cao.
Đối với các gia đình khi mua rau về, dù là rau sạch bán ở các siêu thị vẫn phải rửa thật sạch, tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hóa chất còn bám trên rau trôi đi trước khi sử dụng. “Muốn tránh nhiễm ký sinh trùng, người dân không nên ăn rau sống và các món gỏi. Dù đã xử lý cẩn thận nhưng muốn an toàn, các gia đình vẫn nên đun nấu chín, không ăn rau sống” – Cục ATTP khuyến cáo.
'1 nhớ 2 không' để nhận biết rau quả ngậm thuốc trừ sâu
Nhiều loại rau quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể tồn dư một lượng không nhỏ thuốc trừ sâu.
Chuyên gia gợi ý mẹo hay để bảo loại bỏ thuốc dễ dàng.
Việc nhận biết rau an toàn là hết sức quan trọng. Thông thường, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kích thích..., bạn có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, ngửi thấy mùi vị khác thường. Khi ăn nếu để ý sẽ thấy rau có mùi vị khác thường. Theo đó, thể nhận biết loại rau quả nào có thuốc trừ sâu bạn không nên bỏ qua những cách hay sau đây:
Nói về cách nhận biết rau có thuốc trừ sâu TS Vũ Thanh Hải, Trưởng bộ môn Rau Hoa quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ với VTC News: "Về cảm quan, rất khó nhận biết rau nhiễm thuốc trừ sâu, chỉ có thể kiểm tra bằng kit test: Chiết lấy dịch trên rau, đưa các chất kiểm tra vào, nếu có sự thay đổi màu sắc thì trong loại rau đó chứa những nhóm hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật", TS Vũ Thanh Hải nói.
Thực tế nhiều người cho rằng, rau càng bóng đẹp, tươi xanh thì càng chứa nhiều chất kích thích, còn rau nhiều lá sâu mới là rau sạch. Theo TS Hải, điều này chỉ đúng trong một số trường hợp. Có những trường hợp dùng phân bón cách ly đầy đủ thời gian hoặc sản xuất hữu cơ theo công nghệ mới nhưng vẫn cho ra sản phẩm rau tươi ngon, bóng đẹp, không thua kém gì so với rau sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu thấy rau có mùi lạ, chỉ có thể đánh giá loại rau đó bất thường, không nên sử dụng, chứ không thể khẳng định nó nhiễm thuốc trừ sâu.
Đáng chú ý rau không có mùi lạ vẫn có thể tồn dư thuốc trừ sâu hay hóa chất khác. Người trồng rau không bảo đảm thời gian cách ly sau khi dùng phân bón hay thuốc kích thích khiến rau có mùi thì mùi đó cũng sẽ bay hết sau một vài ngày.
Vì vậy, việc nhận biết rau có thuốc trừ sâu bằng cảm quan rất khó. TS Vũ Thanh Hải khuyên người tiêu dùng chỉ nên mua rau ở những đơn vị cung cấp uy tín, có cam kết lấy từ nguồn đảm bảo.
Chuyên gia cũng khuyên không nên sử dụng rau trái vụ. Trái vụ thì điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cây rau sẽ sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh hại nhiều hơn, người trồng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vât, chất kích thích sinh trưởng.
Cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau quả trước khi ăn là rửa nước sạch. Ảnh minh họa.
Rau quả rất cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh thì điều lo ngại là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng một số phương pháp hiệu quả có thể giúp giảm đáng kể sự hiện diện của thuốc thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản.
Thời gian qua, để bảo vệ sức khỏe nhiều người mua máy hay dùng những thứ đắt tiền để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả nhưng các chuyên gia cho rằng tốt nhất là rửa bằng nước, theo tờ Daily Mail.
Giáo sư Marvin Pritts, từ Khoa Trồng trọt, Đại học Cornell (Mỹ), cho biết rửa bên ngoài không chỉ làm sạch bụi bẩn, sâu bọ và vi khuẩn, mà còn làm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Giáo sư Pritts cho biết, đầu tiên bạn nên chọn những thực phẩm ít bị nhiễm thuốc trừ sâu hơn như bơ, xoài, cà rốt... Sau đó, rửa và gọt vỏ có thể giúp giảm phơi nhiễm.
Cụ thể nghiên cứu năm 2000 cho thấy rửa rau quả có thể loại bỏ 9 trong số 12 loại thuốc trừ sâu. Và một nghiên cứu cùng năm cho thấy nước có hiệu quả loại bỏ thuốc trừ sâu tương tự như sử dụng các chất tẩy rửa khác.
Các nhà nghiên cứu khoa học và an toàn thực phẩm từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết: Rửa trái cây và rau quả không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và sâu bệnh cứng đầu mà còn giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Sử dụng các hóa chất khác không hiệu quả hơn nhiều trong việc làm sạch sản phẩm. Ngoài ra, trái cây và rau quả có khả năng hấp thụ những hóa chất này trong lúc rửa và có thể gây hại.
Đáng chú ý Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến nghị không nên sử dụng nước rửa trái cây và rau quả, xà phòng hoặc thuốc tẩy. Cách tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Nếu là rau quả mềm, có thể dùng tay lau nhẹ bề mặt khi nước chảy qua hoặc nếu là trái cây cứng, có thể dùng dụng cụ chà rửa rau củ.
8 bài thuốc giúp giảm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên Loét dạ dày là các vết loét hình thành trên niêm mạc dạ dày, dưới đây là một số phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị loét dạ dày. Trái cây tươi và rau quả Flavonoid (còn được gọi là bioflavonoid) là những hợp chất tự nhiên trong nhiều loại trái cây, rau củ, và đồ uống. Chúng...