Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường và cách phòng ngừa
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) dự đoán đến năm 2045 sẽ có 6,3 triệu người mắc bệnh, tăng 78.5%.
Nguy hiểm hơn nữa là tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người độ tuổi 25-30 mắc đái tháo đường mà không hay biết, thậm chí có những trường hợp trẻ 12, 13 tuổi bị đái tháo đường týp 2 đã được ghi nhận. Vì vậy điều quan trọng là cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám và điều trị, kiểm soát bệnh.
Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị người bệnh bỏ qua. Tuy nhiên, các dấu hiệu sau cảnh báo bạn đã mắc đái tháo đường.
Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước: Nếu đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, người bệnh còn rất hay khát nước và khô miệng. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn cảnh báo mắc ĐTĐ týp 2.
Đói cồn cào: Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.
Mệt mỏi: Mệt mỏi quá mức hoặc mạn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân ĐTĐ, cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Giảm thị lực: Mắt là một trong những bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bệnh ĐTĐ. Lượng đường trong máu cao khiến nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh, gây giảm thị lực hoàn toàn.
Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virut, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ.
Tê hoặc ngứa các đầu chi: Bệnh ĐTĐ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.
Giảm hoặc tăng cân không có lý do: Người bị bệnh ĐTĐ không có khả năng sử dụng insulin, gây nên một số rối loạn nên dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.
Chậm liền sẹo: Do lượng đường trong máu cao đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, nên làm chậm liền sẹo.
Video đang HOT
Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.
Biện pháp phòng bệnh
Ngăn chặn tiền đái tháo đường chính là phòng ngừa ĐTĐ từ xa, điều này thực hiện bằng giải pháp quan trọng. Đầu tiên là giải pháp không dùng thuốc, hay thay đổi lối sống, bằng cách bỏ đồ có cồn, ngưng hút thuốc lá, luyện tập thể lực đều đặn, ăn uống hợp lý (giảm đường, giảm tinh bột, giảm chất béo trans, ăn nhiều rau xanh…). Nếu áp dụng đúng, 50% người tiền đái tháo đường sẽ không chuyển sang ĐTĐ. Dưới đây là những gợi ý:
Không nên bỏ bữa sáng: Những người ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người bỏ bữa ăn sáng. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần tránh những thực phẩm giàu carbohydrate và tránh ăn quá nhiều dầu/mỡ trong bữa ăn sáng.
Giảm khẩu phần ăn: Để ngăn ngừa bệnh, hãy giảm ăn thịt, đặc biệt là những loại thịt đỏ. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích…
Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh trước bữa ăn sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.
Uống nhiều nước mỗi ngày: Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là phải uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà cơ thể uống mỗi ngày là 8 cốc.
Ăn các loại ngũ cốc: Ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch… không chỉ giúp bạn có một thân hình đẹp mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đái tháo đường týp 2, huyết áp cao và đột quỵ.
Giảm cân: Hay còn gọi là giảm trọng lượng cơ thể, giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bị bệnh ĐTĐ.
Khám bệnh thường xuyên: Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
Gia tăng hoạt động thể lực: Chơi thể thao đều đặn mỗi ngày, tập thể dục khoảng 1h/ngày, đi bộ từ khoảng 5.000 – 10.000 bước chân mỗi ngày, hoạt động thể lực giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cũng đẩy lùi nguy cơ ĐTĐ xa hơn.
BS. Nguyễn Bích Ngọc
Theo Sức khỏe & Đời sống
7 lý do khiến bạn luôn cảm thấy rất khát
Ai trong chúng ta cũng thấy khát nước vào lúc này hay lúc khác, nhưng thường thì một ly nước mát là đủ để xoa dịu tình hình. Thế nhưng điều gì xảy ra nếu ngay cả sau khi uống một cốc nước mà bạn vẫn thấy khát. Và mặc dù luôn có sẵn cả bình nước trên bàn làm việc, vẫn có vẻ như cơn khát thể dịu đi?
1. Mất nước
Thật ngạc nhiên là lý do số một khiến chúng ta cảm thấy khát là do không uống đủ nước. Đôi khi đó chỉ là thói quen ít uống nước; một số lần khác là chúng ta không nhận ra môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể như thế nào.
Trời nóng hay ẩm? Bạn có sống ở vùng núi cao không? Hôm nay bạn có tập thể dục không? Tất cả những điều này làm tăng nhu cầu nước của cơ thể, vì vậy sẽ cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Khi cảm thấy khát, thông thường cơ thể đã mất từ 1 đến 2% mất nước, vì vậy hãy lập kế hoạch trước và mang theo nhiều nước hơn bạn nghĩ là mình sẽ cần - việc có nước dự phòng luôn sẽ tốt hơn.
2. Ăn quá nhiều muối
Nếu bạn có thói quen ăn vặt bằng đồ mặn hoặc bắt đầu một ngày với thức ăn nhiều muối, đó có thể là lý do khiến bạn cảm thấy khát. Tỷ lệ nước/muối là rất quan trọng trong cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ tự nhiên muốn pha loãng nó, và điều đó gây ra cơn khát.
Tuy nhiên, người ta còn tranh cãi là liệu uống nhiều hơn có thực sự giúp điều hòa lượng muối tăng trong cơ thể hay không, vì một nghiên cứu năm 2017 trên Journal of Clinical Investigation đã theo dõi 10 phi hành gia vũ trụ và phát hiện ra rằng họ bài xuất natri thừa qua nước tiểu bất kể họ uống bao nhiêu.
Nói cách khác, nếu lượng muối cao và có khả năng làm bạn khát nước, hãy thử muối xuống 2.300 mg một ngày theo khuyến cáo của Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ. Điều đó có thể giúp nhiều hơn việc tiếp tục uống nước như một con cá.
3. Đái tháo đường
Một trong những tình trạng bệnh phổ biến nhất có thể gây ra khát dai dẳng là đái tháo đường týp 2. Về cơ bản, nó hoạt động như thế này: Thận phải làm việc để xử lý hoặc loại bỏ lượng đường thừa trong cơ thể, và khi không thể, đường được bài xuất qua nước tiểu, sẽ kéo theo nước từ cơ thể bạn. Đi tiểu nhiều càng khiến bạn mất nước nhiều hơn, từ đó lại càng khát và vòng xoắn cứ tiếp tục mãi.
Vì vậy, nếu cảm thấy khát và nhận thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.
4. Khô miệng
Có khả năng là không phải bạn thực sự bị khát mà là bị khô miệng, một tình trạng xảy ra khi các tuyến nước bọt không thể tạo ra đủ nước bọt để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Đây là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, , dramamine, và thuốc huyết áp. Nó cũng có thể do tia xạ và hóa trị, sử dụng thuốc lá, tổn thương thần kinh, và các loại chất kích thích như cần sa và methamphetamine.
Để làm dịu các triệu chứng, bạn có thể ngậm kẹo chanh cứng, vì nó có thể giúp kích thích tiết nước bọt.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng gây mệt mỏi và rụng tóc, nhưng nó cũng có thể gây khát nhiều. Các trường hợp nhẹ có thể có ít hoặc không có triệu chứng, nhưng khi bệnh nặng hơn thì cảm giác khát có thể bắt đầu tăng lên.
Nếu bạn biết mình dễ bị thiếu máu thì nên thông báo triệu chứng này với bác sĩ để tìm xem liệu chúng có liên quan với nhau hay không.
6. Tuổi già
"Khi có tuổi, cơ chế khát và phản ứng khát sẽ không còn mạnh. Điều đó đơn giản có nghĩa là những người cao tuổi thường ít uống nước hơn, và người cao tuổi rất hay bị mất nước nhanh hơn nhiều so với người trẻ.
Nếu điều đó có vẻ giống với trường hợp của bạn, hãy thử đặt lời nhắc để uống nước hoặc đầu tư vào một chai nước công nghệ cao phát sáng khi đã đến lúc phải uống nước.
7. Đái tháo nhạt
Một bệnh hoàn toàn khác với đái tháo đường týp 1 và 2, bệnh đái tháo nhạt không liên quan đến lượng đường trong máu, mà là do thiếu một loại hoóc-môn chống bài niệu. Những bệnh nhân bị tình trạng bệnh hiếm gặp này không thể kiểm soát được lượng nước thải ra qua nước tiểu, khiến họ đi tiểu nhiều hơn nhiều so với người bình thường, dẫn đến tình trạng mất nước, khiến họ phải uống nhiều nước.
Nếu bạn nghĩ rằng đây là trường hợp của bạn, bác sĩ có thể muốn xét nghiệm máu và nước tiểu, hoặc thậm chí thử xét nghiệm không uống nước để xem lượng nước tiểu tạo ra khi bạn không uống bất cứ thứ gì. Từ đó, bác sĩ có thể giúp bạn quản lý bệnh bằng thuốc thích hợp và làm dịu các triệu chứng.
Cẩm Tú
Theo Woman's Day
Cậu bé 15 tuổi tăng vọt lên 110kg trong khoảng thời gian ngắn và mắc bệnh tiểu đường chỉ vì uống thức uống ngon lành này hàng ngày Tiểu Bằng mới 15 tuổi, đến từ thị trấn Dư Hàng, tỉnh Chiết Giang (TQ), có cân nặng nhảy vọt lên 110 kg trong khoảng thời gian ngắn ngủi và mắc bệnh tiểu đường type 2 chỉ vì nguyên nhân không ai ngờ đến. 1 tháng trước, Tiểu Bằng thường xuyên khát nước, vì không thích uống nước lọc nên mỗi lần khát...