Dấu ấn cuộc thi Giáo viên giỏi B-Master 2022 do B-Smart tổ chức
Tiếp nối hành trình tìm kiếm và tôn vinh những Giáo viên ưu tú, sáng ngày 27/11 vừa qua đã diễn ra cuộc thi Giáo viên giỏi quốc gia B-Master do Học viện Toán B-Smart Việt Nam tổ chức.
Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm theo dõi của hơn 4000 Giáo viên Toán tư duy trên cả nước. B-Master là sân chơi bổ ích lành mạnh giúp các giáo viên Việt Nam có điều kiện giao lưu, học hỏi, được tiếp nhận và trang bị những giáo cụ, kiến thức bổ ích. Giáo viên có cơ hội thể hiện tài năng, nghiệp vụ Nhà giáo, đồng thời tìm kiếm những thầy cô có phẩm chất, năng lực chuyên môn để trở thành giảng viên chất lượng cho đất nước. Ngoài ra, chương trình còn là sự gắn kết giữa cộng đồng giáo viên trên toàn quốc nói chung và cộng đồng giáo viên nguồn Học viện B-Smart.
Vượt qua 4000 thí sinh trên toàn quốc, hơn 100 Giáo viên xuất sắc nhất đã có mặt tại Vòng chung kết, được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
B-Master là cuộc thi thường niên do B-Smart triển khai từ 2020 và là mùa Giải thứ 3. Ban Tổ chức của cuộc thi: Ông Nguyễn Đình Quân – Chủ tịch học viện Toán B-Smart; Bà Nguyễn Thị Hạnh – Kỷ lục gia Toán tư duy, CEO Học viện Toán B-Smart; Bà Đặng Thùy Linh – GĐCM Học viện Toán B-Smart còn có sự hiện diện của các vị khách quý là Giám đốc đại diện các Trung tâm – đơn vị Nhượng quyền trực thuộc hệ thống B-Smart.
Cuộc thi năm nay với 2 phần thi chính là: Nhìn tính và phần thi Rung chuông vàng. Nếu màn tranh tài của các thí sinh nhí tại cuộc thi “Tiểu thần toán” để lại trong lòng phụ huynh và người hâm mộ những ấn tượng đặc biệt với sự nhanh nhạy, thông minh của các em học sinh thì B-Master cũng hồi hộp và gay cấn không kém bởi những giáo viên xuất sắc, người huấn luyện đào tạo nên những “Tiểu thần toán” tài năng.
Kiểm tra niêm phong đề thi
Bên cạnh các phần thi chính, năm nay Ban Tổ chức B-Smart đã sáng tạo, tăng tính hấp dẫn và mới lạ cho B-Master bằng những phần thi phụ như: Video sáng tạo. Đặc biệt, dưới mô phỏng trong 1 lớp học hay nhóm hoặc dạy 1:1, mỗi thầy cô thể hiện phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức ở các bộ môn Toán tư duy, kỹ năng sống,… theo cách sáng tạo và chuyên nghiệp nhất. Tất cả được ghi hình bằng một đoạn video dài 3-5 phút, đăng tải lên Fanpage B-smart và nhận được sự bình chọn từ cộng đồng.
Tiết mục múa xinh tươi Việt Nam tới từ đội ngũ giáo viên nguồn B-Smart
Video đang HOT
Chung cuộc Ban Tổ chức cũng đã tìm ra những nhân tố xuất sắc của mùa thi 2022 với kết quả chi tiết tại đây: https://toanbsmart.edu.vn/tin-tuc/ket-qua-chung-ket-giao-vien-gioi-bmaster-2022.html
Giáo viên giỏi Quốc gia B-Master 2022 đã chính thức khép lại một mùa thi trọn vẹn khởi đầu cho những kế hoạch mới, hy vọng mới, hành trình mới của Học viện B-Smart cùng với đó là sự đồng hành của các thầy cô trên con đường thực hiện xứ mệnh “Vì triệu trẻ em Việt tài năng và hạnh phúc”.
Một lần nữa chúc mừng tất cả các thầy cô đã vượt qua chính mình, chiến thắng chính mình luôn trở thành những ngôi sao sáng trong lòng các bạn nhỏ!
Ban Tổ chức trao giải cho những thí sinh xuất sắc đoạt giải thưởng trong cuộc thi
Kể từ khi thành lập 2019 tới nay Học viện B-Smart đã đào tạo gần 10.000 giáo viên trên cả nước, và 1 bộ phận phụ huynh gốc Việt hiện đang sinh sống tại nước ngoài. B-Smart được biết đến là cái nôi đào tạo giáo viên và bồi dưỡng học sinh nâng cao năng lực tư duy Toán học với gần 30,000 học sinh đang theo học tại các Trung tâm Toán tư duy B-Smart trên Toàn quốc và các lớp học do giáo viên B-Smart giảng dạy. B-Smart không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng đào tạo, sự linh hoạt để thích ứng với từng vùng miền khác nhau, giúp các em có một nền tảng Toán học vững chắc, quan trọng hơn cả là niềm đam mê, yêu thích đối với toán học từ đó nâng cao năng lực học tập của trẻ em Việt Nam. Đây cũng chính là mong muốn và sứ mệnh của B-Smart “Vì triệu trẻ em Việt tài năng và hạnh phúc”. Không chỉ dừng lại ở đó, với mong muốn xa hơn khi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các bạn nhỏ đang theo học Toán tư duy B-Smart tại Việt Nam, B-Smart mong muốn lan tỏa những giá trị của phương pháp học này tới các bạn nhỏ tại các nước láng giềng trong khu vực. Tháng 11 vừa qua Ban Lãnh đạo Học viện B-Smart ông Nguyễn Đình Quân – Chủ tịch học viện và bà Nguyễn Thị Hạnh – Kỷ lục gia, CEO B-Smart đã có chuyến công tác tại nước bạn Lào thông qua lời mời và sự kết nối của các Tổ chức người Việt sinh sống tại Lào, B-Smart đã có cơ hội được gặp và trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo cấp cao của Lào: Nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục và thể thao PGS.TS Kongsy Sengmany. Kết thúc buổi làm việc PGS.TS Kongsy Sengmany bày tỏ sự quan tâm dành cho Toán tư duy B-Smart cùng tình cảm quý mến dành cho Ban Lãnh đạo, hé mở những tín hiệu tích cực cho chương trình hợp tác sắp tới.
Ban Lãnh đạo B-Smart có món quà văn hóa của Việt Nam gửi tới PGS.TS Kongsy Sengmany thay cho lời cảm ơn
Cũng trong chuyến công tác này BLĐ B-Smart đã có chuyến thăm tới trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du, Hội đồng nhà trường rất mong muốn trường Nguyễn Du sẽ là một trong những ngôi trường đầu tiên được phổ cập phương pháp học Toán tư duy B-Smart. Trong thời gian tới B-Smart sẽ kết hợp cùng với các Tổ chức người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Lào thành lập các Trung tâm Toán tư duy B-Smart đầu tiên phục vụ trẻ em Việt Nam tại địa phương và chuyển đổi ngôn ngữ để các bạn học sinh bản địa cũng có thể tiếp cận với phương pháp học giá trị này.
BLĐ B-Smart chụp ảnh kỷ niệm cùng Hội đồng nhà trường
Mong cuộc thi nhân rộng tới giáo viên và học sinh cả nước
Cô giáo Nguyễn Thị Hải (tỉnh Quảng Trị) chia sẻ tình cảm về cuộc thi 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải trong lần tặng quà hỗ trợ nhân vật.
Cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2022, cô Nguyễn Thị Hải - giáo viên Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, gửi bài "Viết về em - cô học trò mang họ Hồ".
Nhân vật trong câu chuyện cô Hải kể là em Hồ Thị Hải Yến (ở thôn Mã Lai - Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa).
Cô Nguyễn Thị Hải kết nối cộng đồng để giúp đỡ học sinh nghèo.
Chia sẻ về nhân vật và nội dung tác phẩm, cô Nguyễn Thị Hải cho biết: "Đây là học trò của lớp tôi chủ nhiệm 2 năm liên tiếp. Trong những học trò tôi dạy trong 8 năm qua, Hải Yến là người Vân Kiều nhưng nói tiếng Việt rất thông thạo. Em là học sinh rất năng nổ trong các hoạt động, là đại biểu cháu ngoan Bác Hồ, đại diện cho hàng nghìn học sinh Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa. Quá trình học tập, em là học sinh xuất sắc. Bản thân tôi đã đồng hành với học sinh của mình nhiều năm nên có không ít kỷ niệm. Hơn nữa, cô và trò đã gắn bó với nhau trong thời gian dài nên tôi chọn chia sẻ câu chuyện về em tại cuộc thi viết năm nay".
Chia sẻ cảm nghĩ của mình về cuộc thi, cô Nguyễn Thị Hải cho hay, đã 2 lần tham gia cuộc thi và đều may mắn đạt giải nên cô cảm thấy cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" rất ý nghĩa. Đặc biệt, cuộc thi được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, dịp toàn xã hội tôn vinh thầy, cô giáo.
"Cuộc thi là cơ hội để giáo viên như tôi chia sẻ những kỷ niệm như một trang nhật ký trong hành trình sự nghiệp "trồng người" của mình. Những kỷ niệm sâu sắc ấy giúp tôi có động lực yêu nghề, mến trẻ. Ban tổ chức đã cho tôi trải nghiệm thú vị, được thể hiện bài viết và chia sẻ tới đồng nghiệp cùng học trò. Mong rằng, cuộc thi được nhân rộng tới giáo viên và học sinh cả nước", cô Hải chia sẻ.
Cô Hải đến từng nhà học sinh để bổ trợ kiến thức cho các em.
Cũng theo nữ giáo viên, cuộc thi này giúp cô cố gắng hơn trong dạy học, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình để thành công hơn trong sự nghiệp. Qua cuộc thi cũng rèn các kỹ năng và lưu giữ những kỷ niệm ấn tượng cho sau này, từ đó cảm thấy tự hào về nghề giáo.
Là giáo viên trẻ, cô Hải luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Được biết, cô Nguyễn Thị Hải đã tham gia giảng dạy tại Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa 8 năm. Cô Hải cho biết, nhiều năm sinh sống, học tập ở địa bàn miền núi, cô có cơ hội hiểu thêm về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
"Lúc tốt nghiệp rồi đi dạy, tôi được nhà trường phân công dạy học ở các điểm lẻ, dạy ở vùng bản xa. Học sinh nơi đây chủ yếu là con em đồng bào Vân Kiều nên vô cùng nhút nhát vì ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thời gian đầu chưa biết tiếng bản địa nên gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, được gia đình và mọi người động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành nhiệm vụ", cô Hải chia sẻ.
Gắn bó dạy học ở địa bàn vùng khó, cô Hải luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc. Cô Hải nói rằng, với tấm lòng yêu nghề, nhìn thấy những đứa trẻ ngây thơ khát khao học chữ nên tôi cảm thấy có động lực để vượt qua mọi khó khăn, bám bản dạy chữ cho học sinh.
Hà Tĩnh nhận cờ xuất sắc Cuộc thi 'An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai' năm học 2021-2022 Tham gia Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Honda Việt Nam phối hợp tổ chức, 9 giáo viên, học sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết đã đạt 2 giải nhất và 7 giải nhì. Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (đứng...