Dấu ấn bài thi “Thầy tôi”
Văn phong có thể suôn sẻ, trôi chảy nhờ người viết “cứng”, cũng có thể rất thật thà, đơn giản hoặc có phần lủng củng khi người viết quá mải mê kể chuyện, nhưng môi câu chuyên vê “Thây tôi” la môt cuộc đời, là nhưng trải nghiệm khó quên, là nhiêu ấn tượng ghi dấu mãi mãi…
Ban giám khảo làm việc sôi nổi, nghiêm túc để chọn ra các bài thi chất lượng nhất – Ảnh: Như Hùng
Đó là cam nhân chung cua bảy thành viên ban giám khảo cuộc thi “Thầy tôi” tại buổi họp chấm giải vừa diễn ra tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.
Nói như PGS.TS Trần Hữu Tá là “mỗi câu chuyện có một cái duyên rất riêng, khó có thể nói bài nào hơn bài nào”. Cái “duyên” ấy đến từ câu chuyện người con có cha là thầy giáo nhưng chưa từng học cha mình, chỉ được hiểu rõ về cha khi gặp học trò cũ của cha trên chuyến xe tình cờ. Đó là người thầy “có một không hai”, rất “lạ đời” khi bảo trò “không nên học nữa”.
Lại có những người thầy phải trải qua hoàn cảnh rất éo le, vẫn vượt lên nghịch cảnh của chính mình để đến với trò và dang đôi cánh tay nâng đỡ trò đến với bến bờ tri thức. Cô Trương Thị Việt Thủy, nguyên phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn TP.HCM và cô Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, lại ấn tượng và xúc động trước hoàn cảnh của cô giáo vùng cao mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo vẫn ngày ngày lên lớp.
“Nhiều bài thi nói về câu chuyện học trò vượt qua khó khăn, những éo le trong cuộc sống để vươn lên. Nhưng chính bản thân các thầy cô giáo muốn đứng lớp cũng phải vượt qua những nỗi đau, sự khắc nghiệt trong cuộc đời của chính mình. Họ phải quên đi cái đau của bản thân để đến với những học sinh đang ngày ngày chờ đợi mình. Có thể trong hoàn cảnh ấy, đối với người khác rất dễ gục ngã, nhưng với người giáo viên, vì lòng yêu nghề, vì sự chờ đợi của học trò, cô đã chiến thắng bản thân” – cô Việt Thủy nhận xét về bài viết “Hoa vẫn nở trên những niềm đau”.
Hay câu chuyện của một thầy giáo viết về chính học trò của mình, gọi học trò là… “thầy”. Trước mỗi buổi học, người học trò mù ấy đã vượt qua bóng tối để làm thầy, để mở trường cho những đứa trẻ tàn tật. Người thầy ấy thường đàn và hát rất nghệ sĩ trước mỗi giờ học, một chi tiết nhỏ nhưng khiến ban giám khảo rất nhớ và rất ấn tượng.
Video đang HOT
Tương tự, nhiều chi tiết nhỏ từ các bài thi khiến ban giám khảo hết sức xúc động. “Như chi tiết cuối cùng trong bài “Cây but thây cho” có ý nghĩa biểu tượng cao. Không chỉ là chuyện giữ cho bàn tay sạch mà còn là chuyện giữ cho lương tâm được trong sạch, ngay thẳng. Không chỉ là chuyện bàn tay sạch trong nhà trường mà còn là chuyện của xã hội. Chính chi tiết cuối cùng này đã nâng bài viêt lên, khiến người đọc phải “vỗ đùi” khen ngợi” – PGS.TS Trần Hữu Tá nói.
Qua tăng y nghia
Giám khảo Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn – Sở GD-ĐT TP.HCM, bày tỏ niềm hi vọng sau cuộc thi: “33 bài thi vào chung khảo là những trải nghiệm của những con người phải trải qua sóng gió của cuộc đời. Cảm xúc của họ đã trải qua thử thách của thời gian nên có sức lay động sâu xa. Cuộc thi đã cho giới trẻ hiện nay nhìn thấy hình ảnh người thầy xưa và nay, truyền thống và hiện đại. Cuộc thi cho thấy sự vận động của khái niệm “người thầy” qua thời gian. Dù người thầy ở giai đoạn, bối cảnh nào thì họ vẫn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho trò. Hi vọng rằng thế hệ học sinh sau sẽ hiểu hơn, có những nhìn nhận đúng hơn về người thầy qua cuộc thi”.
Ông Lê Thế Chữ, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu: “Qua hai tháng, cuộc thi có số lượng bài thi lên đến 770 bài. Điều đó cho thấy nội dung cuộc thi đã tạo nên dấu ấn trong lòng mỗi người. “Thầy tôi” là một đề tài rất gần gũi với mỗi người chúng ta. Chúng tôi muốn cho bạn đọc chia sẻ câu chuyện về những người thầy người cô đang thầm lặng cống hiến cho cuộc đời. Và, kết thúc cuộc thi đúng vào ngày 20-11 cũng là món quà ý nghĩa tặng các thầy cô”.
Ông Chữ cũng đề nghị đánh giá bài thi cần nhìn nhận quan điểm sư phạm mỗi thời, ưu tiên yếu tố mới lạ, đặc biệt, xúc cảm và bài viết phải có tứ. Bên canh đo, ban giám khảo không quá khắt khe ở vấn đề hành văn, diễn đạt.
Để chọn ra những bài thi xuất sắc trong tổng số 770 bài thi quả thật không mấy dễ dàng, nhất là khi mỗi bài thi đều chứa đựng trong đó biết bao xúc cảm thầy trò đáng trân quý, đều bắt nguồn từ sự tri ân, từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Ban giám khảo đã phải đi đến quyết định tăng thêm hai giải khuyến khích “đặc biệt” dành tặng hai bài thi ấn tượng của hai thí sinh nhỏ tuổi nhất có bài thi vào chung khảo và thí sinh lớn tuổi nhất cuộc thi (93 tuổi).
Theo Tuoitre
60.000 đồng đổi cả tương lai
Cuối học kỳ I, cô Phiến - giáo viên chủ nhiệm của tôi - phải chuyển công tác về xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, Phú Yên). Thầy thay cô chủ nhiệm.
Thầy Đặng Quang Hiên - nhân vật trong bài - hiện đang công tác tại Trường THCS & THPT Sơn Giang (huyện Sông Hinh, Phú Yên) - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cũng đúng lúc ấy, gia đình tôi gặp khó khăn. Mẹ tôi nằm viện liên miên. Anh trai thì bước vào giảng đường đại học. Ba phải nuôi cả gia đình tới bảy tám miệng ăn. Tiền thuốc men, tiền học hành, nợ nần cùng túng khiến gia đình rơi vào cảnh bế tắc. Là con gái lớn trong gia đình, tôi phải gánh vác rất nhiều. Mệt mỏi, thiếu thốn khiến tôi nản chí và có ý định bỏ học. Biết được lý do, thầy vận động lớp giúp đỡ tôi phần nào.
Tôi còn nhớ rất rõ tiết chủ nhiệm thứ hai sau khi thầy đảm nhiệm lớp. Thầy hỏi một câu rất ấn tượng: Em có biết trên cơ thể chúng ta bộ phận nào quan trọng không?
Chúng tôi người thì bảo đôi mắt, đôi tay, kẻ thì bảo chân... Thầy đều cho là không đúng.
- Đó là bờ vai các em ạ. Bờ vai cho một người đau khổ, buồn bã. Là điểm tựa vững chắc cho những người bị chênh vênh trong cuộc sống. Thầy thấy lớp chúng mình có một bạn gia đình rất khó khăn. Vì thế các em hãy nghiêng bờ vai mình để bạn khỏi bị chênh vênh. Việc làm thiết thực ngay bây giờ là các em hãy cùng nhau giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn trước mắt.
Cả lớp hầu như hiểu được ý thầy. Các bạn cùng nhau ủng hộ một hai ngàn tiền tiêu vặt trong ngày của mình.
Thế là ngày hôm sau, thầy gọi tôi đến gặp riêng, trao cho tôi 30.000 đồng của lớp quyên góp và bảo:
- Đừng nản chí em nhé. Thầy và các bạn luôn ở bên cạnh em.
Rồi những năm tháng cấp II lặng lẽ trôi qua, tôi bước vào cấp III. Cái nghèo vẫn bám riết và ám lấy gia đình tôi. Thầy vẫn luôn ngầm giúp đỡ tôi, vẫn dõi theo tôi như người cha dõi theo bước chân con mỗi lúc đến trường.
Con đường học hành trước mắt tôi ngày một gập ghềnh. Tôi chỉ biết học để mà học, chả biết tương lai sau này làm gì vì tôi chả mơ là mình sẽ bước vào giảng đường. Phía trước tương lai quá mù mịt như mảng mây xám trĩu nặng phủ kín cả bầu trời khi vẫn đang còn trong xanh.
Năm cuối cấp, tôi cũng nhắm mắt đăng ký dự thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Phú Yên. Trước ngày đi thi có nhiều lời bàn ra tán vào về việc học hành vì không có tiền trang trải. Lại một lần nữa chán nản, tôi quyết định không thi vào cao đẳng mà dự tính ở nhà bám ruộng bám vườn.
Chả hiểu ai nói cho thầy tin này. Chiều hôm trước ngày thi, thầy đến khuyên tôi hết lời và đưa cho tôi 60.000 đồng, bảo:
- Em cầm lấy số tiền này lo tiền xe cộ và ăn uống trong mấy ngày thi. Chuyện đâu còn có đó. Đến bước nào thì tính bước nấy. Mất một năm thì lỡ mất một cơ hội.
Ban đầu còn do dự nhưng sau đó tôi nhận lấy 60.000 đồng từ tay thầy. Nhận 60.000 đồng của thầy như nhận lấy cả tấm lòng của người thầy, người cha đáng kính.
Sáng hôm sau tôi quyết định đi thi và rất may đỗ vào trường. Nghe lời thầy, tôi cố gắng bám trụ việc học hành trong cảnh thiếu thốn.
Giờ đây tôi đã trở thành cô giáo. Nghĩ lại thấy thương thầy nhiều hơn và hình ảnh 60.000 đồng ngày ấy vẫn sáng mãi trong ký ức tôi. Thiết nghĩ ngày ấy tôi nhận 60.000 đồng của thầy chính là nhận cả tương lai xán lạn của mình. Và hình ảnh thầy vẫn dõi theo tôi trong sự nghiệp trồng người.
Theo Tuoitre
Phong trào luyện chữ đẹp: Lại bệnh thành tích? Thời gian gần đây, không ít phụ huynh đổ xô cho con đi luyện viết chữ đẹp. Chưa biết tác dụng của việc làm này đến đâu nhưng nhiều trẻ đã phải nhập viện do không chịu được áp lực tâm lý. Điều quan trọng nhất với trẻ khi tập viết là cầm bút và ngồi viết đúng tư thế Người bảo cần,...