Đặt tên dễ nhớ cho các hành tinh
Cho đến nay, gần như tất cả các hành tinh được tìm thấy bên ngoài Thái dương hệ đã theo một quy ước đặt tên khá chặt chẽ, nhưng lại rắc rối vì lằng nhằng với nhiều ký tự ví dụ như OGLE235-MOA53 b. Do vậy, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) sẽ cho phép công chúng đặt tên hành tinh dễ nhớ, dễ hiểu hơn.
Ảnh: NASA
Một danh sách gồm 305 hành tinh được xác nhận là tìm thấy thật sự trước ngày 31.12.2008 đã được soạn thảo, đến tháng 10 năm nay sẽ đệ trình để lựa chọn một số cho việc đặt tên ngoài tên khoa học.
IAU có trụ sở chính ở Paris, đã từng không cho phép đặt tên hành tinh theo ngoại lệ. Đến nay IAU cũng nhận thức rằng hàng ngàn hành tinh liên tục được tìm thấy mà quá trình đặt tên đơn giản với các ký tự lại cho ra cái tên quá dài và phức tạp.
Video đang HOT
Vì vậy, IAU đã phối hợp với tổ chức Zooniverser đã quyết định cho phép một số hành tinh được đặt tên theo những tên công cộng, được gọi là cuộc thi NameExoWorlds (http://www.iau.org/news/pressreleases/detail/iau1404).
Theo đó, vào tháng 9 năm nay, các câu lạc bộ thiên văn học, và các tổ chức phi lợi nhuận sẽ được phép đăng ký với IAU để rồi đến tháng 10 sẽ được phép đặt tên cho 20-30 hành tinh trong tổng số 305 hành tinh được lựa chọn.
Tại sao chỉ 305 hành tinh ban đầu trong vô số phát hiện đến nay? Đơn giản là một số khám phá mới được công bố nhưng kiểm chứng thì không tồn tại. Vì vậy, IAU muốn cái gì cũng nên chắc chắn, nhất là việc đặt tên cho hành tinh.
Daily Mail cho biết đến tháng 12 năm nay thì thư mời chính thức của IAU sẽ gởi đến các tổ chức. Tên mới phải theo nguyên tác: Không quá 16 ký tự, không được phép xúc phạm bất kỳ ai, nó phải phát âm được và không được dùng tên người đang còn sống.
Vào tháng 3.2015, công chúng sẽ được phép bỏ phiếu cho các đề xuất, rồi đến tháng 8.2015 kết quả sẽ được công bố tại một buổi lễ tổ chức ở Honolulu (Mỹ). Tên mới của hành tinh dễ nhớ sẽ tồn tại cùng tên khoa học hiện có.
Theo TNO
Hành tinh anh em gần Trái đất nhất
Chỉ cách hệ mặt trời 13 năm ánh sáng, một sao lùn đỏ đang tăng tốc cách xa Trái đất, kéo theo 1 hành tinh có thể là phiên bản khổng lồ của địa cầu.
Mô phỏng 2 hành tinh đá của sao Kapteyn - Ảnh: NASA
Theo Space.com, một trong hai hành tinh quay quanh sao lùn đỏ Kapteyn có kích thước gấp 5 lần địa cầu và số tuổi cao gấp đôi, nằm trong khu vực có thể dung dưỡng sự sống.
Đây là hành tinh gần nhất lọt vào khoảng cách cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng, tiền đề cho sự sống sinh sôi.
Sao lùn đỏ, được đặt tên theo một nhà thiên văn học người Hà Lan đã phát hiện ra nó vào thế kỷ 19, là loại sao thường thấy trong dải ngân hà của chúng ta.
Trong khi nhiệt độ bề mặt mặt trời vào khoảng 5.500 độ C, bề mặt Kapteyn dao động quanh khoảng 3.220 độ C, nhưng nó được hình thành ngay sau khi vũ trụ khai sinh cách đây 13,8 tỉ năm, có nghĩa là sao lùn đỏ này thuộc vào dạng cổ đại.
Kapteyn và những ngôi sao nguyên thủy tương tự nằm ở vòng sáng ngay bên ngoài biên giới trung tâm của dải ngân hà, và hiện đang rời khỏi Trái đất với tốc độ 245 km/giây.
Mới đây, 20 nhà thiên văn học thuộc 3 lục địa đã kết hợp dữ liệu thu thập trong 10 năm dài từ 3 kính viễn vọng khổng lồ để tìm được 2 hành tinh đá xoay quanh Kapteyn, lần lượt được đặt tên là Kapteyn b và c, hiện di chuyển trên quỹ đạo 48 và 120 ngày.
Thoe TNO
Phát hiện thêm hành tinh ngoài Hệ Mặt trời giống Trái Đất Nhà thiên văn học người Thomas Barclay mới đây đã phát hiện một hành tinh giống Trái Đất bên ngoài Hệ Mặt trời và có thể tồn tại sự sống. Hành tinh mới được phát hiện có kích thước tương tự Trái Đất (chỉ lớn hơn khoảng 1/10) và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Red Dwarf . Theo nhận định, hành...