Đặt mâm cỗ cúng, nàng dâu bị mẹ chồng trách “chỉ biết tiêu tiền chồng” cho đến khi bà biết thu nhập thật sự của cô
“ Mẹ chồng nói khiến tôi nóng bừng cả mặt. Tôi cảm thấy tủi thân vô cùng”, con dâu kể.
Những câu chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Kể cả một vấn đề nhỏ đôi khi cũng thổi bùng lên tranh cãi. Trong những ngày cuối năm, chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán lại càng có nhiều những màn tranh cãi giữa cả hai.
Một nàng dâu tên Phương đăng tải chuyện xảy đến trong ngày cúng ông Công ông Táo hôm nay lên một diễn đàn mạng xã hội.
Theo đó, Phương đang làm trưởng nhóm ở một công ty quảng cáo. Công việc cuối năm khá bận rộn nhưng vì gia đình chồng truyền thống, vẫn yêu cầu cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 Âm lịch nên Phương đành nghỉ việc ở nhà để chuẩn bị mâm cúng.
Phương kể: ” Mẹ chồng tôi là người kỹ tính và khó tính. Bà là kiểu người hay xét nét từng chút một, tôi lại thẳng tính nên mẹ chồng cũng không ưng ý lắm.
Vì ngày cúng ông Táo giữa tuần nên tôi phải sắp xếp lại lịch làm việc. Tuy vậy sáng sớm sếp đã gọi điện nhắn tôi cần có mặt để họp gấp với đối tác. Đang định ra nhờ mẹ chồng chuyện cỗ bàn thì bà gạt đi, bảo rằng em chồng nhờ bà sang chăm con giúp vì cô ấy có hẹn đi làm tóc. Thấy tôi băn khoăn, mẹ chồng còn bảo luôn: ‘Nhà có con dâu là cần vào lúc như thế này, giờ cái gì cũng tôi làm thì không thể nào coi được’. Nói xong, bà đi ra ngoài luôn.
Lúc này tôi hơi cuống vì dự án sếp muốn họp là dự án nhóm tôi đảm nhận ngay từ đầu. Giờ việc cứ lưng chừng lỡ dở thế này rất khó xử.
Nhà chồng tôi cỗ bàn lúc nào cũng tươm tất, cần đủ món từ gà luộc, món xào, món canh, món rán đầy đủ. Lúc đó tôi gọi điện cho chồng đang ở công ty, hỏi anh nên thế nào vì tôi đang có việc gấp quá. Chồng tôi nghe xong, phán luôn tôi cứ lên công ty họp. Bây giờ anh sẽ về nhà mua cá mua hoa quả bày ban thờ, mâm cỗ anh cũng đặt luôn, không việc gì phải lăn tăn cả”.
Ảnh minh họa.
Trong thời đại bây giờ, chuyện người ta đơn giản hóa mọi chuyện bằng việc đặt cỗ là điều rất thường thấy. Với mức giá như thế nào thì cũng sẽ có mâm cỗ chất lượng tương ứng. Bởi vậy nhiều gia đình đã lựa chọn đặt cỗ để cỗ cúng được đa dạng hơn, ngon hơn mà còn “chữa cháy” lúc bận rộn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đôi khi chuyện nhỏ như thế cũng đủ khiến mâu thuẫn trong nhà tăng lên.
Với Phương, mẹ chồng lúc biết chuyện cỗ cúng ông Công ông Táo là cỗ đặt thì đã rất tức giận.
Cô chia sẻ tiếp: ” Họp xong là tôi chạy ù về nhà ngay để còn chuẩn bị. Lúc đó chồng tôi đã bày xong ban thờ tươm tất. Đúng lúc người ta giao hàng đến, mình đặt mâm, soạn đồ ra để chuẩn bị cho anh cúng. Từ gà luộc, xôi gấc cho đến các món khác đều được đóng đẹp mắt và tươm tất vô cùng.
Tôi đang bày biện thì mẹ chồng về. Nhìn thấy tôi đang bày đồ cúng ra, xung quanh có bao bì thì bà biết là đồ đặt bên ngoài nên tức giận vô cùng. Bà hỏi tôi sao lại đặt cỗ, có mỗi một mâm cỗ cũng đặt. Con dâu bây giờ không thể giao cho được việc gì cả. Thậm chí mẹ chồng còn có vài câu nặng lời với tôi.
Bà bảo: ‘Ôi trời ơi, cái nhà này tôi sểnh ra là chẳng đâu vào đâu cả. Cô sang xem con dâu nhà A. nhà B. một mình nấu cả mấy chục mâm cỗ kia kìa. Hoặc đơn giản như cái N. mỗi việc cỗ ông Công ông Táo nó đã biết đường chuẩn bị từ hôm qua. Còn cô, cô làm được gì? Cô đặt cỗ bên ngoài để chống đối tôi à hay cho rằng hai vợ chồng cô lắm tiền quá. Cô chỉ biết tiêu tiền chồng thôi. Thằng con tôi quá khổ khi lấy phải cô vợ không biết làm chỉ biết tiêu như thế này. Mỗi một mâm cỗ cúng ngày ông Táo cũng đặt cơ đấy’.
Mẹ chồng nói khiến tôi nóng bừng cả mặt. Tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. Bây giờ công việc đột xuất, mua một mâm cỗ có vấn đề gì đâu. Tôi chưa biết nói sao thì chồng tôi bê chậu cá vàng ra đứng ở sân khiến bà sững người”.
Ảnh minh họa.
Mẹ chồng Phương lúng túng ngay từ lúc đó. Có lẽ bà nghĩ con trai không ở nhà nên mới to tiếng nói như vậy. Chồng Phương nói luôn: “Hôm nay cúng ông Công ông Táo nhưng vào giữa tuần nên vợ con có việc đột xuất trên công ty. Chính con tự đặt mâm cúng đấy mẹ. Cuối năm rồi, công việc tất bật, mấy chuyện này mình cũng châm chước được mà. Hơn nữa cỗ này đặt chỗ uy tín, lần sinh nhật Bê con cũng đặt vài món ở đó, mẹ ăn còn khen đấy.
Hơn nữa mẹ nói sai rồi, vợ con không có tiêu tiền chồng. Bây giờ cô ấy lên làm quản lý rồi, thu nhập gấp đôi con. Nguyên năm nay con mới là người chật vật, lương không đủ tiêu và còn phải tiêu đến lương vợ nữa. Mẹ cứ so sánh lương bổng thế chính con mới là người xấu hổ.
Nghe chồng tôi nói xong, mẹ chồng có vẻ cũng ngại ngùng, cúi đầu ra chiều nghĩ ngợi lắm. Tôi vẫn cảm thấy buồn nên cúi đầu lúi húi dọn. Lúc sau mẹ chồng mới tiến đến, bà bảo: ‘Thôi mẹ xin lỗi, mẹ già rồi suy nghĩ cổ hủ, chỉ là tiếc tiền cho hai con thôi. Mẹ nặng lời quá, thôi con bày cỗ ra đi rồi còn cúng cho kịp giờ’.
Tôi nghe xong cũng thấy đỡ hơn nhiều. Trên hết, tôi cảm thấy yêu chồng nhiều hơn. Có sự thấu hiểu và bảo vệ từ anh ấy thì còn sợ gì nữa đâu nhỉ”.
Trong những ngày cuối năm có nhiều vấn đề xảy đến mà không giải quyết khéo léo thì có thể chẳng còn tâm trạng mà ăn Tết. Hy vọng rằng, tất cả mọi chuyện trong cuộc sống này sẽ được giải quyết theo cách thức êm đềm nhất để những mối quan hệ sẽ càng bền chặt hơn.
Sắp Tết, nàng dâu mới òa khóc khi nghe tuyên bố sốc của mẹ chồng
Năm nay, tôi là nàng dâu mới bước chân về nhà chồng. Chuẩn bị đón Tết xa nhà sau 27 năm luôn ở cùng bố mẹ, vậy mà nghe mẹ chồng nói, tôi đã khóc sưng mắt.
Tôi sinh ra ở làng quê thanh bình vùng cao Tây Bắc. Từ nhỏ đã lớn lên trong hương vị của núi rừng và tình yêu thương của bố mẹ. Tuy sống ở vùng cao nhưng bố mẹ tôi lại không phải là người dân tộc. Quê gốc của tôi ở vùng Hà Tây cũ.
Năm xưa, bố mẹ tôi rời xa nơi chôn rau cắt rốn đi khai hoang vùng kinh tế mới. Ở vùng cao lập nghiệp, kinh tế khó khăn nên bố mẹ tôi xác định chỉ sinh một con. Ông bà luôn quan niệm bậc làm cha làm mẹ phải có trách nhiệm với con cái, thà nuôi dạy một đứa con thật tốt còn hơn đẻ một bầy nheo nhóc.
Trong ký ức của tôi, quanh năm suốt tháng gần như không lúc nào thấy bố mẹ tôi nghỉ tay. Từ sáng sớm tới tối mịt, bố mẹ tôi ở trên nương rẫy chăm sóc hàng trăm cây mận đặc sản của nông trường, tranh thủ trồng thêm lúa thêm ngô.
Ảnh minh họa: L.Giang
Dù công việc nhọc nhằn vất vả, nhưng bố mẹ tôi vẫn luôn yêu chiều tôi. Bố mẹ cho tôi đi học trường nội trú của tỉnh, với hy vọng sau này tôi sẽ có một tương lai tươi sáng. "Con cố gắng học tập thật tốt, sau này về Hà Nội học rồi kiếm một công việc nhẹ nhàng ổn định chứ đừng ở đây như bố mẹ vất vả lắm", mẹ vẫn thường động viên tôi.
Hơn 10 tuổi, tôi đã sống xa bố mẹ để đi học rồi đi làm. Nhưng tôi luôn khóc mỗi khi nhớ nhà. Cứ được nghỉ là tôi lại tranh thủ về vùi đầu, hít hà mùi hương tóc của mẹ cho thỏa nỗi nhớ. Không giống như những đứa bạn thành phố, Tết với tôi là những khoảng thời gian đẹp và ấm áp nhất.
Tôi nhớ tình cảm yêu thương gắn bó của bà con làng xóm, nhớ không khí cả xóm hân hoan mổ lợn, gói bánh chung. Nhớ mùi khói lam chiều trong tiết trời se se lạnh...
Những ngày cuối năm, tôi chỉ mong mau chóng được về nhà để cùng bố mẹ dọn dẹp chuẩn bị đón Tết. Tôi chạy lăng xăng cắt lá, rửa lá cho bố gói bánh. Tôi cùng mẹ làm hàng trăm thứ việc tủn mủn không tên.
Thế nhưng, năm nay tôi vừa lấy chồng ở thành phố. Đại gia đình chồng tôi 4 thế hệ chung sống dưới một mái nhà, lúc nào cũng đông vui tấp nập người ra người vào.
Những lúc ấy, cứ nghĩ tới cảnh bố mẹ một mình ở nhà, tôi lại rưng rưng nước mắt. Gọi điện về hỏi thăm mẹ chuyện nhà, chuyện làng xóm xong tôi lại khóc như đứa trẻ lên ba.
Ảnh minh họa: P.X
Tết Nguyên đán năm nay, vì là dâu mới nên tôi cũng xác định không về quê dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ được. Nghĩ tới cảnh chỉ có bố mẹ lủi thủi vào ra, tôi lại không cầm được nước mắt.
Tôi định bụng sẽ xin nghỉ làm vài ngày trước Tết để về quê giúp đỡ bố mẹ. Vì hôm Tết Dương lịch, bà nội của chồng tôi tổ chức khao thọ nên tôi không thể tranh thủ về quê thăm bố mẹ được.
Trước khi kết hôn, chồng tôi có nói sau này về làm dâu, tôi chỉ cần nghe lời mẹ chồng là chắc chắn sẽ dễ sống trong gia đình tứ đại đồng đường. Vì thế, tôi nghĩ mẹ chồng tôi là người phụ nữ rất "quyền lực".
Sáng mùng 1 tháng Chạp, mẹ chồng bỗng rủ tôi đi lễ chùa và dạo phố. Bà bảo cuối năm rồi muốn mua sắm thêm một số đồ trang trí Tết, vì năm nay gia đình có thêm dâu mới.
"Ở nhà mình con cứ mở lòng, coi tất cả mọi người như người thân của chính con. Khi đó con sẽ thấy thoải mái. Gia đình mình không quá câu nệ khuôn phép, ưa hình thức như nhà người ta nên con không phải quá lo lắng", mẹ chồng nói với tôi.
"Mẹ bảo thằng Tuấn đi mua mấy lễ quả, đến hôm ông Công ông Táo dắt con sang nhà bác cả, nhà chú Ba lễ Tết sớm. Rồi sau đó 2 vợ chồng đi sắm đồ mang về Sơn La ăn Tết với bố mẹ bên đó nhé. Nuôi con gái mấy chục năm trời, đùng phát đi lấy chồng không về là ông bà nhớ lắm đấy. Con về bên đó cho ông bà thông gia đỡ nhớ".
Tôi còn đang bất ngờ chưa kịp phản ứng, mẹ chồng tôi nói thêm: "Năm nay nhà mình chỉ có 1 việc lớn, đó là mừng thọ cho bà nội Tuấn. Nhưng mọi việc đã xong xuôi hôm tết Dương lịch rồi. Kỳ nghỉ dài ngày tới là lúc mọi người nghỉ xả hơi để lấy lại sức cho năm mới làm việc tốt hơn. Nhà anh cả cũng đi du lịch, bố mẹ và bà cũng đi chơi với các bác hết rồi. Con cứ yên tâm về bên ngoại, không phải lo lắng gì nghe chưa".
Tôi òa lên khóc, không ngờ mẹ chồng tôi lại tâm lý như vậy. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao, gia đình chồng tôi đông người, đa thế hệ mà vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc. Tôi thật may mắn khi có một người mẹ chồng tuyệt vời như thế.
Thu nhập dưới 20 triệu/tháng, sinh con thứ hai thì 'cạp đất' mà ăn Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 4 năm. Ba năm trước, vợ chồng tôi đón bé gái đầu lòng trong niềm hạnh phúc vô bờ. Gần đây mẹ chồng mong có cháu trai để nối dõi nhưng tôi lo thu nhập không đủ tiền nuôi con. LTS: Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết theo số liệu ước tính, tổng...