Nàng dâu vụng được mẹ chồng đối xử đặc biệt, còn chủ động tâm sự bí mật 30 năm
Dù vụng về và khá bận rộn không có nhiều thời gian nữ công gia chánh nhưng Ánh lại được mẹ chồng ưu tiên, bênh vực.
Lấy chồng, con được gọi “Mẹ ơi!”…
Đó là câu chuyện xúc động của Minh Ánh (22 tuổi, Hà Nội) – nàng dâu luôn tự hỏi tại sao bố mẹ chồng lại đối xử tốt với mình đến vậy.
Tiếng gọi mẹ cũng trở nên xa xỉ với cô bé 10 tuổi
Năm lên 10, Ánh mất mẹ. Khi ấy với một cô bé chỉ mới 10 tuổi khái niệm về “cái chết” còn rất mơ hồ. Mãi đến đêm hôm sau, đi ngủ không còn có mẹ để ôm Ánh mới thấy khóe mắt cay, nỗi mất mát lớn lao đầu tiên của cuộc đời đè nặng lên đứa trẻ bé nhỏ. Ánh trốn vào góc nhà để khóc, nỗi đau nghẹn đến khó tả vì cô bé không muốn ai thấy mình trong tình cảnh này.
“Mình trải qua quãng thời gian trưởng thành chẳng giống ai. Mình không có nhiều bạn, đúng hơn là chỉ có 1 người bạn thân duy nhất.
Minh Ánh cùng mẹ chồng
Thời gian sau đó còn bất hòa với người vợ thứ hai của bố là những năm tháng đáng sợ nhất trong đời mình. Không phải vì dì tệ với mình, mà chính mình không chấp nhận được việc mẹ đã mất, không chấp nhận có người thay thế mẹ”, Ánh tâm sự.
Nhưng 2017 là năm hạnh phúc và nhiều điều thay đổi trong mối quan hệ giữa Ánh và mẹ kế. Gia đình cô đón chào thành viên mới, thế là giữa dì và Ánh có một tình yêu chung. Cô dần mở lòng, mọi mâu thuẫn không còn nữa.
Ánh quen Khương – người đàn ông hơn cô 8 tuổi. “Ban đầu, mình chỉ thích vì anh đẹp trai, sau đó mới tiếp xúc, trò chuyện nhiều. Có những tối bọn mình đi vòng vòng mấy chục cây số chỉ để nói chuyện. Điều mình ấn tượng về anh nhất chính là thái độ của anh đối với bố mẹ. Anh luôn hỏi và lắng nghe bố mẹ từ những điều nhỏ nhất. Với mình chẳng có gì là đáng cười cả, vì mình thấy đó là điều tuyệt vời nhất ở anh”.
Viết Khương và Minh Ánh
Ánh mừng thầm trong lòng “với những người thân, ruột thịt trong gia đình anh đối xử tử tế, yêu thương và tôn trọng thì chắc rằng anh là một người đàn ông đáng tin cậy”.
Video đang HOT
Sau vài lần về nhà Khương chơi, Ánh rất thích cách mọi người nhà anh quan tâm, tình cảm với nhau.
Màn ra mắt hài hước và câu nói cảm động của mẹ chồng tương lai
“Mình vẫn nhớ một lần về nhà anh ăn giỗ, khi mọi người bảo mình bổ dưa hấu, mình đứng hình chưa biết xoay xở như nào thì mẹ Lan tinh tế lắm. Mẹ biết mình không biết làm, liền nhẹ nhàng dạy mình từng chút một. Mẹ Lan khi ấy động viên: ‘Không biết làm thì học cháu ạ, không sao cả’. Mình xúc động lắm, đứa con gái thiếu hơi ấm của mẹ bao năm qua lần đầu có được cảm giác dạy dỗ và yêu thương nhiều đến thế”.
Sau 9 tháng yêu, Minh Ánh và Viết Khương quyết định về chung 1 nhà. Ánh coi mẹ Lan như mẹ ruột của cô, không có khoảng cách mẹ chồng – nàng dâu hay phân biệt mối quan hệ.
Nàng dâu có sở thích nhổ tóc sâu cho mẹ chồng
Vì công việc của Ánh là Coach Online (chăm sóc sức khỏe chủ động), làm việc tại nhà nên Khương là người chuẩn bị không gian đọc sách mỗi sáng và mọi thứ decor đều theo ý vợ. Trước khi cưới, anh chàng này vô cùng chu đáo thông báo với vợ: “Anh tính toán hết rồi, anh muốn em về nhà anh được thoải mái nhất có thể”.
Từ khi yêu tới lúc cưới, Khương luôn khéo léo kể về Ánh với bố mẹ. Cô cho biết, bản thân có thể được bố mẹ chồng yêu thương và hiểu cho sự vụng về ấy cũng nhờ 1 phần vun vén của chồng.
Khương biết vợ thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm từ bé nên cố gắng làm mọi điều để vợ có 1 ngôi nhà thứ 2 đầy ắp hạnh phúc.
Bí quyết “lấy lòng” mẹ chồng của nàng dâu vụng
Ánh cũng rất chủ động trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ. “Có nhiều hôm mình ngồi nhổ tóc sâu cho mẹ, lấy cớ nhổ tóc sâu để được nói chuyện với mẹ nhiều hơn. Có lần 2 mẹ con nói chuyện cả tiếng buổi trưa quên cơn buồn ngủ. Mẹ bảo, ‘30 năm qua mẹ mới đánh chồng 1 lần’. Mình bất ngờ nhưng mình tin, vì tiếp xúc với mẹ mình phần nào hiểu tính cách mẹ. Mình ngưỡng mộ sự kiềm chế cảm xúc của mẹ. Hóa ra chồng mình kiểm soát cảm xúc tốt là nhờ học tập mẹ.
Khi đó, mình đã nói với mẹ: ‘Con chỉ ước được bằng một phần của mẹ, sau này con có con, mẹ phải dạy con cách chăm con nhé mẹ’. Mẹ chỉ cười”.
Dù vụng về và khá bận rộn không có nhiều thời gian nữ công gia chánh nhưng Ánh lại được mẹ chồng ưu tiên, bênh vực.
” Lần đó, vợ chồng cãi nhau, anh ôm gối sang phòng khác ngủ. Hôm sau, lúc không có mình, mẹ hỏi anh sao vợ chồng mới cưới lại ngủ phòng khác. Mẹ còn bảo: ‘Con Ánh nó mới về nhà mình, cái gì cũng lạ, đừng có làm nó tủi thân’. Chồng mình kể lại cho mình với giọng hơi ấm ức, vì lần đó lỗi là ở mình”, Ánh kể.
Ánh cho biết cô chưa bao giờ sợ sống chung với mẹ chồng. “Chỉ cần nghĩ vì có mẹ nên mới có chồng để mình yêu thương thôi đã đủ để mình kính trọng mẹ rồi. Mình ở với người mẹ kế còn hòa thuận được thì chẳng có lí do gì để mâu thuẫn với mẹ chồng cả”, Ánh bộc bạch.
Bí quyết của nàng dâu này là sự chân thành, “học cách để trò chuyện cũng là một kỹ năng mà ai cũng cần học nếu muốn cải thiện những mối quan hệ với người thân yêu”.
Con dâu cưng đòi công bằng
Sự bất công của mẹ với 2 nàng dâu cũng giống một "điểm mù" trong hành xử mà ai cũng có thể mắc phải.
Cùng là con dâu nhưng mẹ chồng đối xử "bên trọng - bên khinh" (ảnh minh họa)
Thư là dâu út, chị Tuyết là dâu trưởng. 2 chị em bằng tuổi nhau, cùng là con dâu, nhưng mẹ chỉ thương Thư và xét nét với chị Tuyết.
Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, Thư đã nhận ra sự phân biệt của mẹ. Hễ Thư về đến nhà, mẹ sẽ vồn vã hỏi con đói không, đi đường có nắng không, ăn gì mẹ nấu, mẹ có cái a, cái b trong tủ lạnh nè... Rồi mẹ bày ra cả mâm đồ ăn để con dâu tha hồ ngồi nghỉ mệt, giải khuây và tận hưởng cuộc sống.
Nhưng khi chị Tuyết về, mẹ lại hỏi: "Anh Tuấn (chồng chị Tuyết) đâu, mấy đứa nhỏ đâu, có mua cái a, cái b cho mẹ không?". Hỏi xong, mẹ sẽ bày ra một mớ việc "không có ai phụ" ra cho chị làm giúp. Có khi tạt qua thăm mẹ mà chị Tuyết phải còng lưng làm mấy hũ hành phi để mẹ đem phát cho mỗi đứa con 1 hũ.
Ban đầu, Thư nghĩ sự khác biệt này là do chị Tuyết vốn đảm đang nên mẹ có tâm lý nhờ cậy. Còn Thư thì trông có vẻ mong manh, "vô dụng" nên mẹ có tâm lý muốn bảo bọc, chăm sóc. Thế nhưng, khi cả hai nàng dâu cùng sinh ra một cặp cháu đủ nếp đủ tẻ thì sự bất công của mẹ càng "lộ liễu".
Đều là 2 cặp cháu nội ruột sàn sàn tuổi nhau, nhưng mẹ bao dung, ngọt ngào với con của Thư bao nhiêu thì khắt khe, đề phòng với con chị Tuyết bấy nhiêu. Bọn trẻ cùng làm bể đồ, vung vãi nước đầy sàn hay lục đồ ăn của bà nội... nhưng hễ là con Thư thì mẹ sẽ "để đó bà nội lau cho/lấy cho...", còn con chị Tuyết thì mẹ nghiêm giọng: "Quậy vầy thì mốt bà nội không cho về chơi nữa nghe không!".
Nhà bà nội vẫn là tụ điểm yêu thích của bọn trẻ nên cuối tuần nào anh em nhà Thư cũng đem con về chơi. Có lần, Thư để ý thấy mẹ để riêng kẹo cho "2 loại cháu". Con của Thư được loại kẹo đắt tiền mẹ giấu kỹ trong tủ trang điểm. Còn con của chị Tuyết thì được cho loại kẹo rẻ tiền mẹ để ngay ở bếp.
Thư vốn rất bất bình và muốn đấu tranh với điều này, nhưng hễ kể với chồng thì lại bị anh gạt đi: "Em sướng quá hóa rồ hả?". Ngay cả chị Tuyết cũng chủ trương "Dù sao mẹ cũng thương cháu thương con, cũng không làm gì có hại". Sự mẫu mực của mẹ trong gia đình khiến ai nấy đều xuê xoa với chút "tính xấu" của mẹ. Nhưng khi chứng kiến quá lâu, Thư quyết định hành động.
Tết 2023, mẹ chồng chuẩn bị rất nhiều bánh trái để đón con cháu. Hạnh phúc của mẹ là được nấu nướng, tổ chức cho các con ăn chơi. Thư biết thừa rằng trong những dịp này, mẹ sẽ càng "phân biệt đối xử một cách có tổ chức". Vậy nên, cô thu xếp về nhà chồng trước, còn đón cả các con chị Tuyết về cùng.
4 đứa trẻ ùa vào nhà cùng một lúc, mẹ chồng liền hỏi: "Ăn gì nào, ăn gì nào?" và bọn trẻ lao nhao đòi "kẹo bà nội". Thư liếc vội lên bếp, thấy hũ "kẹo bà nội dỏm" đã được đổ đầy. 4 đứa trẻ lao nhao, bà nội định chạy lại lấy hũ kẹo dỏm thì Thư nói: "Bà nội cho ăn kẹo xịn đi, Su, Bin (2 đứa con của Thư) xưa giờ đâu có ăn kẹo này. Đúng không Su?".
Bé Su không hiểu ý đồ của mẹ, nhưng vẫn nói: "Bà nội lấy hũ kẹo trong tủ trang điểm đi!".
Bà nội ngập ngừng một nhịp rồi cũng vui vẻ chạy đi lấy, làm như vừa sực nhớ ra: "À à, ăn kẹo khác nha!".
Bọn trẻ hớn hở được chia phần. Thư mở cờ trong bụng vì vừa "đòi công bằng" bước đầu cho bọn trẻ. Khi mẹ chồng quay qua định hỏi con dâu mệt không, ăn gì thì Thư nói:
- Mẹ có chuyện gì định sai chị Tuyết làm không, đưa đây con làm cho!
Mẹ ngớ người ra, nói không có gì, thôi con nghỉ ngơi đi, mẹ có chè, có kem, có bánh...
Thư nói:
- Chắc chắn là có mà, sao lần nào chị Tuyết về cũng có việc làm, còn con
thì không?
Mẹ cười lúng túng, Thư tiếp:
- Do mẹ không tin tưởng con, mẹ nghĩ con vô dụng phải không?
Mẹ phẩy tay nói Thư "xàm quá", rồi nói muốn làm thì lấy rau ra lặt cho mẹ, lặt đủ ăn cho 3 ngày tết luôn đi. Thế là Thư hớn hở ra cái nia sau nhà ngồi lặt rau.
Lặt rau được một lát, Thư bấm gọi video cho chị Tuyết, hớn hở khoe:
- Em về làm dâu đảm đang rồi nè, chị lo mà về thử làm dâu vô dụng. Nhà mẹ có sẵn chè, kem, bánh, có sẵn giường cho đứa nào vô dụng về ngồi yên đó mà ăn, mà nằm. Em giờ là chỉ làm dâu đảm đang thôi nhé.
Nói xong, Thư cười sảng khoái. Bên kia đầu dây chị Tuyết cũng cười, trêu Thư "đua đòi vào bếp". Thư nhìn qua, thấy mẹ cũng cười. Mẹ dường như đã nhận ra "âm mưu phản trắc" của cô dâu cưng nên nét cười pha vẻ ngượng nghịu. Cúp máy, Thư lật bài ngửa:
- Mẹ nha, năm cũ xé nháp, năm mới mẹ phải công bằng. Cùng là con dâu thì có phước cùng hưởng, có rau cùng lặt, không được bên trọng bên khinh nha!
- Mẹ cười: "Thì... mẹ nghĩ con cũng như con út trong nhà, mọi việc đã có mẹ và chị lo". Thư ngúng nguẩy: "Nhưng con không nghĩ vậy, chị Tuyết cũng sẽ không nghĩ vậy. Mẹ phải công bằng thì chị em mới đoàn kết được".
Mẹ cười cuời, cố vớt vát rằng mẹ rất công bằng, đứa nào mẹ cũng thương. Những nỗ lực vun vén cho các con là niềm tự hào không ngớt của mẹ. Thư hiểu điều này và có lẽ chị Tuyết cũng biết nên chị mới vượt qua được sự "bất công lộ liễu" của mẹ. Còn sự bất công nọ, cũng giống một "điểm mù" trong hành xử mà ai cũng có thể mắc phải. Sau màn "trở mặt" của Thư, chắc chắn mẹ sẽ tế nhị hơn để sửa "cán cân" cho bằng.
Mẹ chồng giục tôi đưa con trai về quê cho bà nuôi giúp nhưng lý do thật đằng sau quá sốc Tôi vốn có tư tưởng là "con mình thì mình nuôi" nên không bao giờ trông chờ vào sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại. Vợ chồng tôi kết hôn hơn 5 năm, có 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con trai thứ 2 mới được 1 tuổi rưỡi nhưng tôi đã quyết định cho con đi lớp mầm non. Thú thực,...