Mùa Vu Lan: Nàng dâu mất 10 năm để hiểu được mẹ chồng
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu được ví như ‘bông hoa trong tủ kính’, bởi chỉ cần vô ý, sơ sẩy là rất dễ héo úa, tàn phai.
Những khác biệt về lối sống, suy nghĩ giữa hai thế hệ nhiều khi khiến mối quan hệ giữa hai người phụ nữ trở nên căng thẳng.
Mẹ chồng và nàng dâu – câu chuyện muôn thuở
Chị Trang (39 tuổi, quê Nghệ An) vẫn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ, chơi vơi những ngày đầu về làm dâu. Việc sống chung với mẹ chồng khiến chị rất áp lực vì phải thích nghi với những thói quen sinh hoạt mới. “Để nói về những khó khăn thì nhiều lắm. Từ việc chăm sóc con cái, cho tới những nếp ăn uống hàng ngày, thêm tí mắm, dặm tí muối, nêm chút đường sao cho vừa vị cả nhà là cả một thử thách khiến mình phải cố gắng để hòa nhập” – chị Trang nghẹn ngào chia sẻ.
Về làm dâu không dễ gì mà có thể thích nghi ngay với nhà chồng được.
10 năm ở chung với bố mẹ chồng trên Hà Nội, chị Trang luôn tâm niệm “mẹ anh cũng là mẹ mình”, cố dung hòa những quan điểm trái chiều với mẹ chồng. Thế nhưng, những thay đổi về cảm xúc, tâm lý khi chị Trang sinh em bé thứ hai khiến mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày một căng thẳng. Trong một lần nóng giận, chị Trang không kiểm soát được đã nói với chồng: “Anh bảo mẹ về quê đi, em không muốn sống chung với mẹ nữa”. Chẳng may, mẹ chồng chị đứng gần cạnh đó đã nghe thấy được. Qua tấm gương phản chiếu, chị thấy mẹ im lặng, hai hàng nước mắt chảy dài. Chị biết mình đã sai và rất ân hận về cách cư xử, thế nhưng có nói thế nào thì hai ông bà vẫn nhất quyết dọn đồ đạc về quê bằng được.
Những ngày mẹ chồng về quê chị mới nhận ra rằng mẹ thương hai vợ chồng như thế nào, luôn lo lắng con cái đi làm vất vả, không dám ăn, dám tiêu. Sự cách biệt giữa hai thế hệ, những khác biệt về lối sống nhưng cả hai mẹ con đều tìm cách nhẫn nhịn mà chưa từng một lần nói ra khiến hiểu lầm nối tiếp hiểu lầm.
Từ ngày ông bà về quê, gia đình thiếu đi tiếng cười, thiếu cả những lời cằn nhằn… mình mới nhận ra mẹ thương hai vợ chồng nhường nào.
Thẳng thắn, thật thà… không thua thiệt
Video đang HOT
Biết được tâm tư của vợ và mẹ, anh Hưng – chồng chị Trang đã thu xếp công việc để đưa chị Trang về quê đón bố mẹ trở lại Hà Nội sống. Đêm đó, hai anh chị đã nói chuyện rất lâu với mẹ chồng, động viên lẫn nhau rằng sau này phải trao đổi thẳng thắn khi có chuyện gì vướng mắc, mâu thuẫn. Hiểu được tâm ý của con cái, bố mẹ cũng vui vẻ thu dọn đồ lên thành phố. Quãng đường đi xe khách từ quê lên Hà Nội mất 5 – 6 tiếng đồng hồ, mỗi lần nhắc tới việc đi xe khách, bố mẹ lại ngại. Chị Trang gặng hỏi, ông bà bèn thú thật là do xe khách hay chạy liên tục, ít dừng nghỉ, trong khi bố mẹ hay tiểu són, sợ phiền hà đến mọi người. Anh chị lặng người, hóa ra bố mẹ đã già, bắt đầu gặp các vấn đề lão hóa tự nhiên ở người cao tuổi. Vậy mà anh chị vô tâm không hề hay biết.
Hai vợ chồng khuyến khích bố mẹ sử dụng sản phẩm Tã quần – sản phẩm tã người lớn đầu tiên dành cho người vẫn tự đứng, đi lại được nhưng bắt đầu gặp các vấn đề về rối loạn bài tiết
Nhớ lại có một người bạn của anh chị đã từng giới thiệu sản phẩm Tã quần – sản phẩm tã người lớn đầu tiên dành cho người vẫn tự đứng, đi lại được nhưng bắt đầu gặp các vấn đề về rối loạn bài tiết, chị Trang liền đi mua để bố mẹ sử dụng. Chuyến xe vui vẻ, thoải mái khiến hai ông bà nói rằng đây là lần đầu tiên đi xe mà không phải nhấp nhổm đi vệ sinh.
Về tới Hà Nội, hai anh chị chủ động tìm hiểu các phương pháp hiện đại giúp bố mẹ không còn lo lắng với chứng rối loạn bài tiết. Ngoài việc mua các thực phẩm bổ dưỡng, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, chị Trang còn mua sẵn Tã quần để bố mẹ sử dụng khi cần thiết.
“Mình vui lắm, từ ngày hai mẹ con cởi mở trò chuyện với nhau mình và mẹ hiểu nhau hơn. Ngay cả việc khuyến khích bố mẹ sử dụng tã quần cũng không gặp khó khăn. Bố mẹ rất hài lòng vì sản phẩm Tã quần mỏng nhẹ như một chiếc quần lót thông thường mà vẫn thấm hút tốt, giúp phụ huynh không còn ngại ngần mỗi lần đi chơi xa. Bên cạnh đó, sức khỏe của bố mẹ cũng được cải thiện rõ rệt do không còn phải dậy liên tục đi vệ sinh vào ban đêm”.
Là những người phụ nữ quan trọng trong gia đình, con dâu hay mẹ chồng có khác biệt về thế hệ, lối sống, suy nghĩ nhưng chỉ cần khéo léo chia sẻ thẳng thắn mọi vấn đề để thông cảm và thấu hiểu nhau, tự khắc sẽ trở nên hòa hợp.
“Đã là một gia đình, có chuyện gì thì cả nhà cùng phải thẳng thắn chia sẻ. Mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết nếu các thành viên biết ngồi lại cùng trao đổi, lắng nghe và thông cảm cho nhau. Đặc biệt, hãy luôn chăm sóc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để thấu hiểu được điều cha mẹ mong muốn” – đây cũng chính là những điều ngọt ngào bé nhỏ chị Trang muốn gửi gắm nhân dịp lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan, cùng tã quần Caryn chăm sóc và trao gửi lời yêu thương chân thành tới Cha Mẹ.
Caryn hy vọng bạn sẽ dành thời gian để quan tâm tới sức khỏe của cha mẹ, và đừng quên trao gửi thật nhiều yêu thương, bởi họ luôn là người che chở ta vô điều kiện.
Con dâu vừa cưới về đã muốn bố mẹ chồng sang tên cho nhà cửa đất đai
Bố mẹ làm thì cũng là để cho con cái cả, thế nhưng tôi cũng không thể dại dột để người ta nói sao mình cũng phải làm vậy được!
Tôi luôn nghe người ta nói và đọc trên mạng xã hội rất nhiều về chuyện mẹ chồng nàng dâu, bởi vậy mà tôi luôn tự nhủ với lòng mình rằng sau này khi có dâu con về nhà rồi thì phải luôn là người chủ động cải thiện mối quan hệ này tốt nhất.
Tôi cũng nghĩ rằng có lẽ phần lớn mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu đều xuất phát từ những người làm cha làm mẹ mà ra chứ con cái vừa ít tuổi vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng thì làm sao mà dám làm gì ầm ĩ ảnh hưởng nhà cửa cơ chứ. Bởi vậy mà có lẽ chỉ cần ở phía tôi cố gắng hơn một chút thì có lẽ mọi chuyện sẽ đâu vào đó cả thôi.
Thế nhưng, tôi không ngờ rằng ở đời chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Tôi vẫn áp dụng quan điểm ấy khi cô con dâu thứ nhất về nhà, cuộc sống yên ả trôi đi dù tôi vẫn biết giữa tôi và con bé có chút khoảng cách. Cái này thì cũng khó mà nói được, dù gì thì vẫn là hai người xa lạ đùng một cái về ở chung nhà, không thể cái gì cũng hợp nhau hết được. Tuy vậy tôi và con dâu cũng không có mâu thuẫn hay chiến tranh ngầm gì, tình cảm có thể từ từ vun vén.
Thế rồi hai vợ chồng chúng nó ăn nên làm ra, mua được cái nhà thì xin ra ở riêng, tôi cũng có buồn nhưng tôn trọng quyết định của con cái chứ mình cũng không áp đặt. Đã không giúp được gì thì thôi đừng để vợ chồng chúng nó căng thẳng với nhau.
Không biết là cái nhà mới ấy hợp thế nào mà từ ngày vợ chồng chúng nó ra ở riêng chỉ vỏn vẹn có 7 năm trời mà ăn nên làm ra hẳn. Mua thêm mấy cái nhà nữa cơ mà, tháng nào cũng cho tiền bố mẹ, mà khổ nỗi vợ chồng chúng tôi có tiêu xài được cái gì đâu. Con cái cho lại cất đi cho chúng nó.
Có bận Tết về, hai vợ chồng thằng lớn ngồi nói trước ban thờ rằng cái nhà ông bà đang ở sau thằng út mà lấy vợ thì cũng cho nó hết, anh chị cũng hỗ trợ thêm ít vốn liếng mà làm ăn.
Thật lòng lúc đó tôi cùng mừng, chúng nó lớn vừa có hiếu với cha mẹ lại biết nghĩa cho anh em thì cha mẹ nào chẳng mừng cơ chứ. Tôi lúc đó cũng nói vun vào rằng nhà cửa của bố mẹ thì cũng để cho con cái hết chứ chết đi rồi có chôn xuống theo được đâu.
Thế mà tôi không thể ngờ chỉ vì câu chuyện này mà tôi có lúc phải rơi vào cái tình huống mà chắc là hiếm bà mẹ chồng nào gặp phải.
Cậu con út của tôi mới lấy vợ. Cô con dâu mới khác hoàn toàn với tính cách của dâu trưởng. Có lẽ do tuổi đời còn trẻ nên cách sống và suy nghĩ không thể giống nhau được.
Bản thân tôi vẫn giữ quan điểm cũ, mẹ chồng nàng dâu có hòa hợp được hay không phần lớn phụ thuộc vào cách hành xử của mẹ chồng. Bởi vậy nên thời gian đầu con bé mới về nhà, tôi rất thoải mái, gần như không quan tâm chuyện vợ chồng nó ăn uống, làm việc, sinh hoạt ra sao.
Hai đứa chúng nó mới lấy nhau được hơn 1 năm, trong khoảng thời gian này tôi cũng nhận ra rất khó để gần gũi với con dâu út. Con bé đi cả ngày mà đến chồng nó còn không biết vợ mình đi đâu nữa là hai ông bà già chúng tôi. Tất nhiên người già cổ hủ thì không thấy thoải mái nên tôi cũng có vài lần nhắc nhở. Tôi không cấm con cái đi đâu làm gì, nhưng chí ít cũng phải nói với người lớn một câu để vừa không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhau khi sống chung, vừa để cho bố mẹ đỡ phải lo lắng chờ cửa.
Không biết có phải do vài lần nhắc nhở ấy không mà con trai út của tôi mới xin ra ngoài ở riêng. Tôi không phải là không đồng ý chỉ là chẳng lẽ nhà mình thì có mà con cái lại phải ra ngoài thuê nhà ở à?
Nói đến đây thì cậu út mới ngỏ ý rằng vợ mình nhắc đến chuyện trước đây ông bà bảo sẽ cho cái nhà. Bây giờ thì chưa cần vì ông bà còn phải có chỗ ở nhưng vì hai vợ chồng chúng nó dọn ra ở riêng nên muốn xin ông bà sang tên cho cái nhà để vợ nó giữ sổ đỏ cho yên tâm.
Tôi nghe xong mà choáng váng đầu óc, vợ chồng tôi còn trẻ khỏe nên chưa từng nghĩ sẽ viết di chúc hay chia nhà chia tài sản gì cho ai. Vả lại tôi sinh được 2 đứa con, kể cả thằng cả có giỏi giang giàu có thì vẫn cứ phải chia đều cho hai đứa chứ. Còn anh nó không cần hay cho nó là việc của hai đứa nó chứ tôi thì vẫn phải công bằng.
Tôi nhẹ nhàng nói với thằng út là chuyện này là chuyện về sau bố mẹ nằm xuống rồi tính. Còn hai đứa nếu cần thêm vốn liếng thì bố mẹ sẽ thu xếp cho một khoản. Tôi biết tính con mình, nó là đứa chỉ cần nói lý lẽ sẽ nghe nên cũng chỉ nghĩ đơn giản là phân tích cho con nó hiểu thôi.
Ngờ đâu đến tối, tôi vô tình lướt Facebook thì thấy con dâu út đăng bài nói xa nói gần rằng tôi chỉ nói mồm thôi chứ tiền của toàn vơ vào người có cho con cái được đồng nào đâu, đợi đến lúc ông bà chết thì cũng đã già đời con cái rồi.
Tôi thật sự bị sốc nặng. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào tình huống như vậy. Tôi còn cố gắng tự trấn an mình rằng chắc mình cả nghĩ thôi nhưng ngay cả con dâu trưởng của tôi cũng bình luận thẳng vào bài hỏi rõ em đang nói ai thì dâu út thản nhiên trả lời rằng nói ai thì người ấy tự nhột.
Đến tận giờ phút này, khi ngồi gõ những dòng chữ tâm sự này, tôi cũng chưa biết nên phải làm sao cho đúng đây. Tôi không muốn trong lúc nóng giận nói gì hay làm gì để sau này phải hối hận nên vẫn cứ tạm coi như mình chưa biết gì.
Tôi không phải là người dại dột để ai nói gì cũng đều nghe theo, chuyện này xảy ra càng không thể có chuyện tôi sang tên nhà cửa cho con dâu út. Chỉ là bây giờ tôi nên phải làm sao để vẹn toàn mọi thứ đây?
Nàng dâu vụng được mẹ chồng đối xử đặc biệt, còn chủ động tâm sự bí mật 30 năm Dù vụng về và khá bận rộn không có nhiều thời gian nữ công gia chánh nhưng Ánh lại được mẹ chồng ưu tiên, bênh vực. Lấy chồng, con được gọi "Mẹ ơi!"... Đó là câu chuyện xúc động của Minh Ánh (22 tuổi, Hà Nội) - nàng dâu luôn tự hỏi tại sao bố mẹ chồng lại đối xử tốt với mình...