Đập nước lớn nhất Iraq từng bị IS chiếm có nguy cơ sụp đổ
Mỹ đang theo dõi thêm các dấu hiệu xuống cấp tại đập Mosul, lớn nhất Iraq, có thể khiến nó sụp đổ và gây thảm họa.
Đập Mosul nhìn từ trên cao. Ảnh: Press TV.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đập Mosul trong năm 2014 dẫn đến có thiếu sót trong quá trình bảo dưỡng, làm kiến trúc con đập, vốn đã rạn nứt, suy yếu thêm. Baghdad đang tìm một công ty có thể sửa chữa lại con đập.
“Chúng tôi đang cố xác định khả năng con đập sụp đổ”, AFP dẫn lời Trung tướng Sean MacFarland, chỉ huy chiến dịch chống IS do Mỹ dẫn đầu, phát biểu với báo giới tại Baghdad hôm qua.
Đập Mosul từ lâu đã có nguy cơ sụp đổ và, theo giới chức Mỹ, có thể tạo ra một đợt sóng lớn quét qua Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq bị IS kiểm soát, cách đó khoảng 40 km.
Mỹ đặt các thiết bị đo lường tại đập Mosul từ tháng 12 để theo dõi nó “dịch chuyển hoặc xuống cấp ở mức độ nào”, MacFarland nói. “Chúng tôi vẫn đang đánh giá dữ liệu” nhưng nếu nó sụp đổ thì chuyện đó “diễn ra rất nhanh và tồi tệ”.
Theo MacFarland, Mỹ đã chia sẻ dữ liệu thu thập được với chính phủ Iraq và đang phối hợp cùng Baghdad lên kế hoạch sơ tán. “Họ hiểu có khả năng đập Mosul vỡ”, ông cho biết thêm.
Video đang HOT
Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên chiến dịch chống IS, nói các thợ lặn cũng đã tiếp cận và kiểm tra con đập.
Đập Mosul, hoàn thành năm 1984, được xây dựng trên nền đất liên tục bị xói mòn khi tiếp xúc với nước, làm xuất hiện các lỗ hổng phía dưới cấu trúc. Ngay sau đó, chính phủ Iraq đã tìm cách khắc phục bằng cách bơm vữa lỏng vào lòng đất, những lỗ hổng và kiểm soát rỏ rỉ.
Tuy nhiên, hoạt động bảo dưỡng định kỳ này bị gián đoạn vào năm 2014, khi IS chiếm con đập, lấy cắp thiết bị và đuổi các công nhân rời đi. “Sau khi chúng tôi giành lại con đập, các thiết bị đều biến mất còn công nhân thì chắc sẽ không bao giờ quay lại”, ông Warren nói. “Tốc độ xuống cấp gia tăng bởi chúng không bảo dưỡng con đập định kỳ”.
Năm 2007, đại sứ Mỹ tại Iraq và chỉ huy quân đội Mỹ ở Iraq đã viết thư cảnh báo đập Mosul sụp đổ, gây ra thảm họa. “Thất bại ở đập Mosul sẽ gây ngập lụt dọc theo khu vực sông Tigris đến Baghdad”, bức thư có đoạn. “Trong trường hợp xấu nhất, đập Mosul vỡ với mức nước tối đa có thể tạo ra đợt lũ cao 20 m tại thành phố Mosul”.
Vị tri đập Mosul. Đồ họa: VOA.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ bị nghi lập căn cứ không quân ở Syria
Các nguồn tin quân sự và an ninh Syria nói rằng Mỹ đang thiết lập một căn cứ ở đông bắc nước này, nhằm phục vụ chiến dịch chống IS.
Một nhân viên quân sự dẫn đường cho xe chở đạn dược cho máy bay C-17 Globemaster của Mỹ tại một căn cứ ở vùng Vịnh. Ảnh: The Times
Các nguồn tin nói với AFP rằng Mỹ đang mở rộng một sân bay ở Rmeilan, tỉnh Hasakah. Đây từng là nơi các máy bay từng cất cánh để phun thuốc trừ sâu, trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra cách đây 5 năm.
Một nguồn tin quân sự Syria cho biết gần 100 chuyên gia Mỹ, cùng với các lực lượng người Kurd ở Syria đã mở rộng đường băng và tân trang một số cơ sở hạ tầng.
"Căn cứ không quân sẽ được sử dụng cho máy bay trực thăng và máy bay chở hàng. Chiều dài đường băng hiện giờ là 2.700 m, sẵn sàng phục vụ các máy bay vận chuyển trang thiết bị và đạn dược", nguồn tin nói thêm.
Lầu Năm Góc không xác nhận thông tin này nhưng nói rằng quân đội Mỹ không nắm quyền kiểm soát bất kỳ sân bay nào ở Syria.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho phép triển khai khoảng 50 đặc nhiệm tới Syria để cố vấn cho lực lượng mặt đất của địa phương chiến đấu chống IS.
Các nguồn tin quân sự nói rằng quân đội Mỹ đã làm việc trên sân bay ở Rmeilan "trong hơn ba tháng". Một nguồn tin an ninh ở đông bắc Syria cho biết "lực lượng đặc nhiệm và cố vấn Mỹ đang sử dụng sân bay Rmeilan như một căn cứ để từ đó trực thăng cất cánh về phía mặt trận".
Nhóm Giám sát Nhân quyền Syria nói rằng đường băng đã được mở rộng và "gần như sẵn sàng cho máy bay Mỹ sử dụng".
Mỹ đang hỗ trợ một liên minh người Kurd - Arab gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), chiến đấu chống IS ở bắc Syria. Người phát ngôn của SDF, Talal Sello, bác bỏ thông tin quân đội Mỹ đã kiểm soát Rmeilan. Ông mô tả nó là "một sân bay nông nghiệp".
Trong một diễn biến liên quan, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay nói rằng Washington và Ankara đã chuẩn bị tiến hành giải pháp quân sự tại Syria để chống lại IS, nếu giải pháp chính trị không hiệu quả.
"Chúng tôi biết rằng tình hình sẽ tốt hơn nếu chúng tôi có thể đạt được một giải pháp chính trị, nhưng nếu không được, thì chúng tôi đang chuẩn bị giải pháp quân sự để diệt trừ IS", ông Biden nói tại một cuộc họp báo, sau khi gặp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu.
Một quan chức Mỹ làm rõ rằng phó tổng thống nói về một giải pháp quân sự đối với IS, chứ không phải với tổng thể Syria. Ông Biden cho biết ông và Davutoglu cũng đã thảo luận cách tiếp tục hỗ trợ lực lượng nổi dậy người Sunni chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Rmeilan nằm ở đông bắc Syria. Đồ họa: Aljazeera
Phương Vũ
Theo VNE
Pháp sẽ đẩy mạnh chiến dịch chống IS trong vài tháng tới Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống IS tại Syria và Iraq trong vài tháng tới. Các chiến đấu cơ Rafale trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Tàu này hiện tham gia chiến dịch chống IS tại Syria - Ảnh: Reuters Tổng thống Francois Hollande ngày 21.1 tuyên bố năm 2016 phải là năm...