Đắp nhựa cây xương rồng trị viêm da, người đàn ông không cầm nổi đũa để ăn cơm
Ông Đ.V.T, 60 tuổi, quê Hưng Yên bị viêm da cơ địa, được mách ngâm nhựa của cây xương rồng sẽ khỏi hẳn nhưng hậu quả bệnh càng nặng hơn.
Ông T. bị viêm da cơ địa, được bác sĩ kê đơn thuốc chữa trị, nhưng sau uống thuốc, bệnh của ông vẫn tái đi tái lại nhiều lần.
Khoảng 2 tháng gần đây, tình trạng bệnh của ông ngày càng nghiêm trọng hơn. Lòng bàn tay bàn chân mọc rất nhiều mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim, da chân da tay bong tróc rất nhiều, một số tổn thương còn nứt chảy máu. Điều này khiến ông thấy ngứa, rát ảnh hưởng nhiều đến công việc và giấc ngủ.
Bàn tay bệnh nhân bị viêm cơ địa nặng.
Một lần khi đang lướt mạng xã hội, ông T. thấy có người đăng bài nói tắm và ngâm chân với nước chè xanh 30 phút mỗi ngày, sau đó đắp nhựa của cây xương rồng, bệnh viêm da cơ địa sẽ khỏi hẳn. Người này còn mách rằng, đây là mẹo dân gian và đã thực hiện, hiệu quả đáng kể.
Ông T. làm theo, nhưng chỉ sau 2 ngày thực hiện, ông thấy da ngứa nhiều hơn, phần da tiếp xúc với nhựa cây đỏ rát, nề, mụn nước trước đây nhanh chóng hoá mủ.
Nghĩ rằng ngâm chưa đủ, ông T. tiếp tục tăng thời gian ngâm tay và đắp nhựa xương rồng lên 40-60 phút. Sau khoảng 5 ngày, ông thấy xuất hiện những tổn thương loét, mụn mủ rải rác, gần như không cầm được đũa khi ăn cơm vì 2 bàn tay nề đỏ. Lúc này, ông mới hốt hoảng tìm đến chuyên gia da liễu.
Video đang HOT
BSCKII Nguyễn Tiến Thành, hội viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, trường hợp của ông T. chẩn đoán là viêm da cơ địa bội nhiễm do dùng các phương pháp điều trị chưa đúng cách. Việc ngâm tắm lá cây và đắp nhựa xương rồng, khiến tổn thương hàng rào bảo vệ da, kết hợp với chăm sóc chưa phù hợp nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm.
Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính, bệnh hay tái phát nên gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong dân gian thường truyền tai nhau những phương pháp như ngâm, tắm nước lá cây khế, trầu không, lá chè hay bôi nhựa cây xương rồng, đu đủ.
Theo đông y, các loại lá cây này có tính kháng viêm, giúp giảm tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên, sử dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố.
Với trường hợp ông T. bác sĩ kết hợp điều trị thuốc bôi, kháng sinh, thuốc giảm viêm và kết hợp chiếu laser giảm nề. Sau khoảng 2 tuần điều trị tích cực tổn thương đã cải thiện nhiều, chân không còn sưng nề, chảy dịch, vùng da loét đã lên da non, không còn mụn nước, mụn mủ. Tuy nhiên, ông T vẫn phải tiếp tục sử dụng dưỡng ẩm để hạn chế bệnh tái phát.
Bác sĩ Thành kiểm tra lại tình trạng viêm da của người bệnh sau điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo, mọi người dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kem, mỡ hoặc dung dịch để dưỡng ẩm. Mọi người không nên ngâm, tắm lá cây, nước muối.
Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không nên dùng những loại xà phòng khử mùi và khử khuẩn vì chúng làm mất lớp dầu tự nhiên của da dẫn đến khô da.
Bạn cần giới hạn thời gian tắm khoảng 10 đến 15 phút, nên dùng nước ấm, thay vì nước nóng. Mọi người hãy lau khô sau khi tắm bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn đang ẩm ướt.
Nếu bạn bị viêm da cơ địa khi thấy bệnh diễn biến nặng hơn thì nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà.
“Nếu như bạn có bất thường ở lòng bàn tay như mụn nước, mụn mủ hoặc nứt da, chảy máu thì không nên tự ý điều trị, mà cần đi khám sớm bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp nhất”, bác sĩ Thành nói.
Tái phát viêm da cơ địa khi thay đổi thời tiết: Làm gì để phòng ngừa?
Thời điểm giao mùa chính là thời điểm bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát, vậy đâu là nguyên nhân và làm cách nào để phòng ngừa?
Theo các chuyên gia y tế, viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường như thời tiết thay đổi (hanh khô quá, nồm quá, hoặc ra nhiều mồ hôi); dị ứng thức ăn, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá...
Do đó, người bệnh cần chọn cho mình địa chỉ tin cậy để khám bệnh, có thể đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu, phòng khám có bác sĩ da liễu uy tín, và thường xuyên trao đổi tình trạng với bác sĩ mỗi ngày, rồi mọi thứ sẽ được kiểm soát dần theo thời gian.
Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái phát đồng thời chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường và thời tiết.
Theo các chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương, dưới đây là một số biện pháp làm hạn chế tái phát viêm da cơ địa bạn cần biết.
- Dùng dưỡng ẩm đúng cách, đủ liều: Dưỡng sau tắm 5-10 phút, ngày ít nhất 2 lần, đủ lượng cần thiết (tuỳ theo các khuyến cáo):
Trẻ em dao động 100 - 300 g/tuần.
Người lớn 300 - 500g/tuần, xoa toàn thân.
Khi đỡ vẫn phải bôi để dự phòng tái phát.
- Tránh các yếu tố kích thích như quần áo len, màu, thắt lưng, giày, găng tay, đồ trang sức... Hạn chế một số loại thức ăn như trứng gà, sữa bò.
- Tránh xa mạt nhà (thảm, rèm...); tránh xà phòng, chất tẩy rửa; tắm không quá lâu, hạn chế dùng sưởi, điều hoà, tạo độ ẩm trong phòng phù hợp, môi trường không thuốc lá, tránh nơi ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể làm các test dị nguyên tại bệnh viện để biết được chính xác tình trạng dị ứng.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Nếu dùng Corticoid phải bôi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ (thông tin trên tờ giới thiệu thuốc chỉ là tham khảo), không tự ý dùng. Khi bệnh đỡ có thể dùng phác đồ dự phòng tuần 2 lần vào 2 ngày cuối tuần để tránh tái phát.
Phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa khi giao mùa Thời tiết giao mùa rất dễ khiến viêm da cơ địa tái phát. Người mắc viêm da cơ địa cần lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa bệnh diễn biến nặng hơn. Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát lại. Viêm da cơ địa có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng...