Đắp mặt nạ trắng da, mặt cô gái trẻ sưng vù, nổi mụn
Sau khi xem quảng cáo về một loại mặt nạ đắp lên sẽ có làn da trắng đẹp, cô gái 21 tuổi mua về sử dụng. Sau 2 lần đắp, da mặt cô bị sưng phù, nổi mụn mủ, phải nhập viện.
Bệnh nhân nữ N.T.H (21 tuổi ngụ tại Long An) đến Bệnh viện Da Liễu TP HCM trong tình trạng mặt sưng phù, nổi mụn mủ khắp mặt. Cô cho biết, vì khao khát có làn da trắng đẹp, trước đó cô lên mạng tìm hiểu và mua một loại mặt nạ đông y với giá hơn 600.000 đồng về đắp mặt vì thấy quảng cáo đắp vào da đẹp, trắng.
Sau 2 lần đắp mặt nạ, da mặt cô gái trẻ bị sưng phù phải nhập viện
Lần đầu bệnh nhân đắp không thấy biểu hiện gì nhưng đến lần đắp thứ 2 bệnh nhân thấy da hơi rát, qua ngày hôm sau thì mặt đỏ bừng và đến tối thì mặt sưng phù. Sau khi nhập viện, cô gái trẻ đã được bác sĩ điều trị với thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc bôi tại chỗ. Qua 1 tuần điều trị, mặt bệnh nhân đã mặt hết sưng, đỏ, tiếp tục theo dõi, điều trị ngoại trú.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết, bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính, đặc trưng là phản ứng viêm da dạng chàm tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên.
Theo phân tích của bác sĩ Đoan Phượng, thời gian để gây ra dị ứng không cố định ở từng người, đó là lý do bệnh nhân đắp lần đầu chưa thấy bất thường, đến lần sau mới có biểu hiện viêm da dị ứng. Nhiều trường hợp quá mẫn có thể xảy ra ngay lần đầu tiếp xúc dị nguyên. Các chất gây dị ứng thường gặp như mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, phấn hoa…
Sau 1 tuần điều trị, làn da của bệnh nhân gần như trở lại bình thường
Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Mức độ của phản ứng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng như tác nhân gây dị ứng cụ thể. Phản ứng khởi phát ở vị trí tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sau đó lan rộng. Các trường hợp cấp tính có thể làm bùng phát ban đỏ, mụn nước và bóng nước, gây ngứa. Các trường hợp mạn tính có thể có biểu hiện da dày lên kèm các vết rạn và nứt da.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ cần thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm làm đẹp. Không nên tin tưởng thái quá vào các thông tin không chính xác trên mạng xã hội, không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu có uy tín để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Người sưng phù, nứt nẻ do mua thuốc trị vảy nến trên mạng
Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng do tự ý mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến.
Bệnh nhân N.V.V. (64 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) nhập viện tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất khó khăn.
Bệnh nhân cho biết ông bị vảy nến đã 4 năm nay nhưng tình trạng sức khỏe vẫn tốt. Mấy ngày trước, ông nghe người thân nói có loại thuốc dân tộc Dao có thể điều trị khỏi hẳn bệnh vảy nến.
Ông V. tìm hiểu và đặt mua của một nhà thuốc trên mạng, tổng cộng hết 200.000 đồng/tuýp. Sau khi bôi, vùng da của bệnh nhân bị khô, đóng vảy. Hơn 2 ngày sau, da bị đỏ tấy, toàn thân sưng vù, nứt da, đóng vảy. Tình trạng bệnh nặng nên ông V. phải chuyển lên Bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị.
Bệnh nhân bị sưng phù, nứt nẻ khắp người vì bôi thuốc không rõ nguồn gốc. Ảnh: BVCC.
BSCKII Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh nhân V. bị viêm da tiếp xúc trên nền bệnh vảy nến. Hiện bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc tại chỗ.
Theo BS Hoàng, hiện nay bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng y học có nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc thoa. Đặc biệt, thuốc sinh học có khả năng khống chế được bệnh vảy nến gần như hoàn toàn. Nếu sử dụng thuốc sinh học, bệnh nhân có cuộc sống gần như người bình thường.
Để điều trị bệnh vảy nến đúng cách và tránh tai biến xảy ra, BS Hoàng khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý mua thuốc. Nhiều loại thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng tại chỗ, nặng nề hơn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết, tăng nguy cơ tử vong.
"Vì vậy, khi có bệnh về da, đặc biệt là vảy nến, người dân nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, vì rất dễ xảy ra biến chứng, hậu quả khôn lường", BS Hoàng lưu ý.
Toàn thân sưng phù, chảy dịch do tự ý dùng thuốc nam trị vảy nến Sau khi tự ý bôi thuốc nam để trị bệnh vảy nến, toàn thân người phụ nữ bị sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy. Bệnh nhân là chị L.T.H.D (37 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) nhập viện Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy đi kèm với đau nhức nhiều nên không tự đi...