Đắp lá cây chữa gãy tay, bé gái 5 tuổi bị viêm tuỷ xương trầm trọng
Bị gãy tay trái do trèo cửa sổ chơi đùa, thay vì đưa con đến bệnh viện, gia đình bé N.V.M (5 tuổi, Hoà Bình) lại đưa con đến ông lang trong vùng để đắp lá. Đến khi tay bé sưng nề, tấy đỏ, rò dịch gia đình mới đưa đến bệnh viện, bác sĩ xác định bị viêm tuỷ xương nặng nề.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Tuấn Anh, Phó trưởng khoa Chỉnh hình nhi ( BV Nhi Trung ương) cho biết, bé gái 5 tuổi chỉ được đưa đến viện sau 1 tháng đắp lá ông lang vườn để chữa gãy tay.
Tại thời điểm nhập viện, bé M. được xác định viêm tủy xương cấp tính, rất nguy hiểm. Toàn bộ vùng cẳng tay cháu M có rò mủ, vùng cẳng tay trái sưng nề. Trên phim chụp X-quang thấy có hình ảnh viêm xương trụ, có 1 đoạn xương ở vị trí 1/3 giữa trên đã hoại tử, vùng khuỷu tay hạn chế gấp duỗi, các ngón tay co gấp, không duỗi được các bác sĩ chẩn đoán viêm xương tủy rất nặng phải mổ cấp cứu.
Vết thương ứ mủ, chỉ trực vỡ ra sau 1 tháng đắp lá. Ảnh: BS cung cấp.
Trước đó khoảng 1 tháng, tai nạn xảy ra khi bé M. đang chơi đùa, trèo cửa sổ bị ngã xuống đất và gãy tay trái. Thay vì đưa con đến bệnh viện, người nhà nghe lời hàng xóm đưa con đến một ông lang trong vùng để đắp lá, với hi vọng liền vết xương gãy mà không phải đến bệnh viện.
Ròng rã 1 tháng liền đắp lá, bé M. càng lúc càng thấy khó chịu, khó cử động cánh tay trái rồi xuất hiện tình trạng sưng nề, căng bóng, tấy đỏ, rò dịch ngay vùng tay bó. Lúc này, gia đình vội vàng đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám hôm 10/7 và phải tiến hành mổ cấp cứu ngay trong đêm.
BS Tuấn Anh cho biết, viêm xương tủy xương cấp tính là nhiễm khuẩn huyết viêm tất cả các thành phần của xương do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được chuyển lên khoa Chỉnh hình nhi và được chỉ định phẫu thuật ngay.
Thực hiện ca phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy được ổ mủ đọng trong vùng tổn thương. Vết thương lâu ngày còn gây nên tình trạng hoại tử xương, buộc các bác sĩ phải phẫu thuật lấy bỏ đoạn xương trụ hoại tử dài 6cm ở 1/3 giữa trên cẳng tay, bơm rửa ổ viêm xương đồng thời đặt dẫn lưu và bất động cẳng tay bằng nẹp bột. Sau phẫu thuật, cháu M được chỉ định dùng kháng sinh liều cao theo kháng sinh đồ. Hiện tại bé M vẫn đang được điều trị tại khoa Chỉnh hình nhi.
Nguy hiểm đắp lá chữa vết thương
Qua ca bệnh này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ nguy hiểm khi dùng lá cây đắp chữa các vết thương. Thực tế, BV Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều ca bệnh đắp các loại lá cây để xử lý vết thương nhưng vết thương không đỡ mà càng trở nên trầm trọng, chảy mủ, nhiễm trùng và trong trường hợp này gây viêm tủy xương cho bệnh nhi.
“Các bác sĩ vẫn tiếp nhận các trường hợp gia đình chữa bệnh bằng cách đắp lá thuốc vào vết thương theo hướng dẫn của một số thầy lang, gây hậu quả đáng tiếc. Điều này có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp- xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí…tử vong”, BS Tuấn Anh cảnh báo.
Video đang HOT
BS Tuấn Anh giải thích thêm, khi mới bị tổn thương, vết thương thường sưng và nóng, gây cảm giác khó chịu. Việc đắp lá cây, cao dán… lên vùng bị thương có thể khiến bệnh nhân tạm thời dịu cơn đau nhưng thực chất các tác nhân này đều có tính nóng, khi đắp lên vết thương sẽ gây xơ hóa tổ chức sâu bên trong, một thời gian sẽ dẫn tới hoại tử gân, cơ, nặng hơn là hoại tử xương. Đây là điều rất nguy hiểm mà không phải gia đình nào cũng ý thức được”, bác sĩ Tuấn Anh giải thích.
Vì thế, nếu không may có các chấn thương, tổn thương, người bệnh không nên tự ý bó vết thương bằng thuốc lá, bằng các loại cây cho trẻ, tốn kém mà không hiệu quả, cần đưa con đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được cấp cứu và xử lý kịp thời.
Hồng Hải
Theo Dân trí
PGS.TS Trần Minh Điển: 'Đắp lòng trắng trứng gà vào vết tiêm dễ gây nhiễm khuẩn huyết'
Trước thực tế nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền vội đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà... vào vị trí vết tiêm. PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, điều này là sai lầm vì với viết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
Đa số các phản ứng sau tiêm nhẹ và tự khỏi
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.
Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ (sưng, đỏ, đau): lên tới 50%. Sốt (>38C): lên tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc: lên tới 60%
Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não...
PGS.TS Trần Minh Điển.
"Phản ứng sau tiêm chủng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hưởng ứng của cộng đồng, các bậc cha mẹ; đồng thời ảnh hưởng cả đến các cán bộ làm tiêm chủng mở rộng... Tuy nhiên nếu cha mẹ lơ là, "quay lưng" với việc tiêm vắc xin cho trẻ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêm vắc xin, làm giảm miễn dịch cộng đồng, bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại.
Tôi lấy ví dụ, ở Nhật, tác động của phản ứng sau tiêm chủng vắc xin DPT tới mắc ho gà ở Nhật. Sau khi có 2 trường hợp chết sau tiêm vắc xin DPT, tạm dừng tiêm chủng. Sau đó đã có 41 trường hợp tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở đất nước này"- PGS. Điển cho hay.
Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh nguy hiểm.
Những điều bà mẹ cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng
Trước tiêm chủng
Bà mẹ, gia đình trẻ cần: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/phiếu tiêm chủng. Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ
Thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.
Cán bộ y tế: Khám sàng lọc. Khai thác tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc/ tiền sử di ứng. Tiền sử tiêm chủng/phản ứng sau tiêm chủng
Trong tiêm chủng
Cán bộ y tế: Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ. Theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng
Bà mẹ, gia đình trẻ: Cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng.
Thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban ...
Ảnh minh họa.
Sau khi tiêm chủng
Bà mẹ, gia đình trẻ: Tiếp tục theo dõi tại nhà trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.
Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm... thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...).
Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: Sốt cao>39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ. Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, ...
Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú
Co giật. Phát ban. Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.
Lưu ý với các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần tìm đến tự tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý tại nhà.
Dương Hải
Theo Sức khỏe & Đời sống
5 dấu hiệu của huyết khối Tuy cục máu đông (huyết khối) có thể giúp đóng kín vết thương và cầm máu, nhưng cục máu đông có thể gây hại nếu nó xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thường xảy ra ở chân, tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ho không rõ nguyên nhân hoặc đau dữ dội với...