‘Đảo thiên đường’ Bali lần đầu có tàu thu gom rác ngoài khơi
‘Một con tàu nhỏ được thiết kế để thu gom rác thải đại dương đã ra khơi lần đầu tiên ở đảo Bali (Indonesia) hôm 21/3.
Tàu Mobula 8 thu gom rác ngoài khơi Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết con tàu nhặt rác này mang tên Mobula 8 có khả năng thu gom các mảnh vụn và dầu tràn. Ông Yvan Bourgnon (52 tuổi) đã thiết kế ra Mobula 8 và hy vọng phương tiện này có thể thu hồi 1.000 tấn rác thải mỗi năm. Ông cũng mong ý tưởng của Mobula 8 sẽ được nhân rộng ở nhiều nơi.
Ông Yvan Bourgnon bộc bạch: “Khi đi thuyền qua đảo Bali năm 2014, tôi khám phá hòn đảo đẹp này nhưng hơi thất vọng vì ô nhiễm rác thải nhựa. Tôi tự nhủ rằng sẽ quay lại nơi đây cùng với giải pháp”.
Video đang HOT
Châu Á được coi là nơi thải ra nhiều nhựa nhất vào đại dương và Indonesia với 270 triệu dân cũng là nguồn xả ra nhiều rác thải nhựa. Ô nhiễm nhựa đe dọa sự sống còn của các loài sinh vật biển và vi hạt nhựa hiện đã trở thành một phần của chuỗi thức ăn với các nhóm môi trường cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng đối với sự sống và hành tinh.
Các bãi biển mang tính biểu tượng của “hòn đảo thiên đường” Bali trong những năm gần đây tràn ngập rác thải.
Henry Lin, một du khách Đài Loan (Trung Quốc) đang học lướt sóng tại Bali chia sẻ Mobula 8 là một ý tưởng hay nhưng có những hạn chế. Anh nhấn mạnh: “Chúng ta nên ngừng xả rác xuống biển và sử dụng ít túi ni lông hơn, tạo ít rác nhựa, sản phẩm nhựa hơn”.
Anh cấm đồ nhựa dùng một lần tại vùng England
Bộ Môi trường Anh thông báo lệnh cấm một loạt sản phẩm đồ nhựa dùng một lần, bao gồm cả đĩa và dao kéo nhựa, tại vùng England nhằm hạn chế tác động "mang tính hủy diệt" đối với môi trường.
Anh cấm đồ nhựa dùng một lần tại vùng England. Ảnh: AFP/TTXVN
Luật mới cũng sẽ cấm các loại khay dùng một lần và một số loại cốc nhựa và hộp nhựa đựng đồ ăn.
Theo bộ trên, mỗi năm vùng England sử dụng khoảng 2,7 tỷ chiếc dao kéo dùng một lần, hầu hết bằng nhựa trong khi chỉ 1/10 là loại có thể tái chế. Lệnh cấm mới sẽ không loại trừ các sản phẩm đựng đồ ăn sẵn bán tại các siêu thị. Hành động liên tiếp vi phạm lệnh cấm có thể bị kết tội và bị phạt.
Chính sách môi trường là vấn đề rất được chính quyền tại các vùng Scotland, Wales và Bắc Ireland của Anh quan tâm. Chính quyền trung ương tại London đưa ra các chính sách tại England. Luật tương tự đã được thông qua tại Scotland và Wales.
Bộ trưởng Môi trường Anh, bà Therese Coffey cho biết: "Chúng ta đều biết về các tác động mang tính hủy diệt mà đồ nhựa có thể gây ra đối với môi trường và thiên nhiên hoang dã.... Các quy định mới về cấm đồ nhựa dùng một lần này sẽ tiếp nối các nỗ lực quan trọng của chúng ta nhằm bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau".
Người điều hành chuỗi siêu thị Co-op, ông Matt Hood đã hoan nghênh quyết định mới nói trên. Ông cho biết: "Chúng tôi đang ở tuyến đầu của việc loại bỏ đồ nhựa không cần thiết, vì vậy rất vui khi thấy lệnh cấm trên được ban hành". Ông cho biết thêm rằng chuỗi siêu thị Co-op đã bỏ các loại dao kéo nhựa khỏi các mặt hàng thực phẩm mang đi và thay bằng thìa dĩa gỗ".
Tuy nhiên, nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace ở Anh cho rằng các kế hoạch trên vẫn là chưa đủ. Nhà hoạt động môi trường của Greenpeace - Megan Randles nhấn mạnh: "Đã đến lúc phải chấm dứt việc làm hài lòng các nhà vận động hành lang của doanh nghiệp, chấm dứt các giải pháp sai lầm và ngừng việc đổ rác thải nhựa của chúng ta sang các nước".
Pháp cấm đồ dùng một lần tại các nhà hàng bán đồ ăn nhanh từ năm 2023 Từ ngày 1/1/2023, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh tại Pháp sẽ không được phép sử dụng các đồ dùng một lần để phục vụ các thực khách ăn tại chỗ. Đây là một lệnh cấm theo Luật kinh tế tuần hoàn được đưa ra hồi tháng 2/2020 nhằm chống lãng phí và khuyến khích tái chế. Cốc nhựa dùng một lần...