Đào tạo theo địa chỉ: Không hiệu quả, do đâu?
Nguồn tuyển không chất lượng cùng với việc sinh viên tốt nghiệp không về đúng địa chỉ để làm việc là một trong những lý do khiến các trường ĐH không còn mặn mà trong việc đào tạo theo địa chỉ cho địa phương.
Ngành học về sức khỏe có nhiều nhu cầu đào tạo theo địa chỉ. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tỉnh cử nhưng trường không nhận
Tại hội nghị tuyển sinh các trường ĐH, CĐ sư phạm vừa qua, ông Hà Văn Thanh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hằng năm, tỉnh đều có chỉ tiêu để gửi các trường ĐH đào tạo nhân lực ngành sức khỏe. Trước đây, chỉ tiêu này do Bộ GD&ĐT phê duyệt nhưng hiện do tỉnh và các trường ĐH tự phối hợp. Gần đây, Lâm Đồng có văn bản gửi Trường ĐH Y Dược TPHCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y Dược Huế, Trường ĐH Tây Nguyên nhưng chỉ có Trường ĐH Y Dược Huế và Trường ĐH Tây Nguyên nhận đào tạo số sinh viên này.
Một trong các nguyên nhân khiến trường không mặn mà với việc đào tạo theo địa chỉ, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM, thời gian vừa qua, khi trường tuyển sinh xong mới nhận được danh sách cử đi học của các tỉnh, khiến trường bị động. Đồng thời, PGS Khôi đề nghị nên có cơ chế xác định các thí sinh ngay từ đầu vì thực tế có em trúng tuyển trường, ngành này, nhưng về sau lại có văn bản của tỉnh là chuyển trường khác, ngành khác.
Trong khi đó, đại diện Sở GD&ĐT Lâm Đồng cho rằng: Bộ GD&ĐT nên có ý kiến với các trường để tiếp nhận đào tạo sinh viên theo địa chỉ. Riêng đào tạo cử tuyển, từ năm 2004, Lâm Đồng không triển khai nữa. Lý do, nhiều em đi học nhưng lại chuyển ngành học khác mà không báo lại với tỉnh, trong khi ngành học các em chuyển qua học, tỉnh lại không có nhu cầu nhân lực, dẫn đến lãng phí.
Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng: Không chỉ các ngành khối sức khỏe, nhiều ngành học khác cũng diễn ra tình trạng không hiệu quả trong đào tạo theo địa chỉ. Theo PGS Dũng, có 2 lý do khiến đào tạo theo địa chỉ không hiệu quả: Nhiều sinh viên không theo nổi chương trình hoặc em học được chọn ở lại TPHCM chứ không về quê làm việc vì lương thấp và ít có cơ hội phát triển.
Video đang HOT
Trường ĐH Y Dược TPHCM, nơi được nhiều địa phương lựa chọn đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển.
Bất cập từ đầu vào
Liên quan đến chất lượng đào tạo theo địa chỉ, tháng 7/2020, kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX (2016 – 2021) thông qua Nghị quyết bãi bỏ chương trình đào tạo bác sĩ theo địa chỉ.
Trước đó, vào tháng 7/2014, HĐND tỉnh Đồng Nai ra Nghị quyết về việc đào tạo sinh viên đại học y, dược chính quy theo địa chỉ sử dụng. Qua 6 năm triển khai, có 353 thí sinh được đưa đi đào tạo và 181 bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế tốt nghiệp, sau đó được phân công về những đơn vị, địa phương còn thiếu hụt nhân lực, góp phần nâng tỷ lệ bác sĩ/ vạn dân của tỉnh từ 6,7 lên 8,2 trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, trong số này có 56 trường hợp vi phạm cam kết (chiếm tỷ lệ 31%), không chấp hành phân công công tác, sẵn sàng đền bù kinh phí đào tạo để nghỉ việc, thậm chí có trường hợp không đền bù. Ngoài ra có 17 trường hợp bị buộc thôi học, xin thôi học. Hiện tỉnh này còn 154 thí sinh được cử đi đào tạo ngành y tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.
Số liệu UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra, cuối năm 2019, Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Đồng Nai chấm dứt việc đào tạo bác sĩ theo địa chỉ. Bởi theo quy định việc hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ chỉ áp dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, UBND trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết bãi bỏ chương trình đào tạo theo địa chỉ, để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tương tự, tỉnh Long An cũng ra quyết định dừng đề án đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng từ tháng 6/2019. Đồng thời, Sở Y tế tỉnh Long An thực hiện thanh lý hợp đồng với 317 trường hợp sinh viên được hỗ trợ trong đề án Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh. Đây là các sinh viên được chọn đào tạo cử nhân hệ chính quy đã thi vào đại học ngành y, dược… nhưng thiếu 0,5 – 1 điểm, được chọn để gửi đào tạo tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Trước đó, một vụ việc gian lận trong làm hồ sơ cử tuyển gây chấn động tại tỉnh Bình Phước bị phanh phui. Tháng 6/2019, Công an TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) tiến hành điều tra bổ sung vụ việc sai phạm trong hồ sơ cử tuyển xảy ra tại tỉnh này. Trong đó, bị can Hoàng Ngọc Hiển (thời điểm xảy ra sai phạm là Phó phòng Giáo dục dân tộc, Sở GD&ĐT Bình Phước) được xác định có hành vi “Giả mạo trong công tác” để cho các học sinh đi học cử tuyển trái với quy định của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước thực trạng trên, PGS.TS Bùi Văn Hồng – Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho rằng: Để chính sách đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển được thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu lao động, địa phương cần thống kê, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo theo chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xác định bậc học và số lượng học sinh cử tuyển phù hợp. Địa phương phải cam kết tiếp nhận, bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và năng lực chuyên môn của người học sau khi tốt nghiệp trở về. Yêu cầu người học cam kết về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp và có chế tài đủ mạnh để xử lý nếu người học không thực hiện đúng cam kết…
Địa phương cần xây dựng quy trình tuyển chọn rõ ràng, minh bạch và thông báo các điều kiện tuyển chọn theo Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP đến học sinh, phụ huynh và nhà trường. Trong các khâu tuyển chọn, cần có có sự tham gia của cán bộ tuyển sinh đến từ trường đại học, cao đẳng và trung cấp để bảo đảm tính khách quan của kết quả tuyển chọn. - PGS.TS Bùi Văn Hồng
Lo ngại về chất lượng đào tạo khối ngành sức khỏe
Trước việc các trường đại học ngoài công lập đồng loạt mở thêm các khối ngành đào tạo về sức khoẻ, nhiều người lo ngại về việc bảo đảm chất lượng đào tạo ở lĩnh vực đặc biệt này.
Lĩnh vực đào tạo khối ngành sức khoẻ chứng kiến sự gia nhập của nhiều cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập.
Lo lắng về chất lượng
Bên cạnh những cái tên truyền thống như Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược TP.HCM, Trường đại học Y Hải Phòng, Trường đại học Y Thái Bình..., lĩnh vực đào tạo khối ngành sức khoẻ chứng kiến sự gia nhập của nhiều cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập.
Theo thông báo mới nhất của Trường đại học Hoa Sen (TP.HCM), trong mùa tuyển sinh 2021-2022, trường mở thêm 4 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe là: răng hàm mặt, dược, kỹ thuật y sinh và quản lý bệnh viện. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng dự kiến mở 8 ngành mới trong lĩnh vực sức khỏe gồm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em, hoạt động trị liệu và quản lý bệnh viện.
Trong khi đó, Trường đại học Văn Lang dự kiến mở thêm 2 ngành mới ở khối sức khỏe là y đa khoa, y học cổ truyền, nâng tổng số ngành thuộc khối này là 6. Trường đại học Nguyễn Tất Thành thông báo dự kiến mở mới ngành vật lý y khoa, kỹ thuật y sinh, bên cạnh một số ngành về sức khoẻ đã có từ trước. Trường đại học Công nghệ TP.HCM cũng có kế hoạch mở 2 ngành kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng, bên cạnh ngành dược học, kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng.
PGS-TS. Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu quan điểm, sức khỏe là ngành đào tạo đặc biệt, nắm trong tay sinh mạng của con người, nên cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo, không nên mở ngành đào tạo sức khỏe tràn lan, bởi nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo, thì hệ quả đối với hệ thống y tế là rất lớn và kéo dài có khi là cả một thế hệ. "Một chiếc máy hỏng có thể sửa chữa lại, nhưng tính mạng con người chỉ có một, không cho phép bất kỳ sai sót nào dù là nhỏ nhất", ông Dong nêu.
Lo lắng về việc bảo đảm cơ sở thực hành cho sinh viên ngành sức khoẻ, ông Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, việc thực hành trong đào tạo ở ngành y không chỉ là cơ sở thực hành ở các trường, mà còn phải thực hành trong bệnh viện. "Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là cơ sở đào tạo y khoa lớn, có thương hiệu, song để sắp xếp cho sinh viên được thực hành ở các bệnh viện lớn cũng rất khó", ông Hiệp cho biết.
Một số ý kiến khác cho rằng, quy định mở ngành sức khỏe hiện còn một số bất cập về cơ sở thực hành. Cụ thể, không có quy định một bệnh viện chỉ được phép tiếp nhận bao nhiêu sinh viên thực hành mỗi năm, nên khó tránh khỏi tình trạng một bệnh viện có nhiều trường đại học đăng ký, dẫn đến chất lượng thực hành khó đảm bảo.
Tăng hậu kiểm
Trao đổi với phóng viên về các giải pháp để kiểm soát chất lượng đào tạo khối ngành sức khoẻ, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho rằng, các trường khi đã mở mã ngành, cần phải đảm bảo chất lượng đào tạo, bởi thời gian tới, Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu ra theo năng lực và cấp chứng chỉ nghề quốc gia. Nếu không đạt điều kiện, chuẩn đào tạo, thì sinh viên dù đã tốt nghiệp, cũng không được cấp chứng chỉ hành nghề.
Cũng theo ông Tác, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đang kiểm tra, rà soát lại tất cả các trường có mở ngành sức khỏe, đồng thời sẽ kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xem xét điều kiện mở mã ngành khối sức khỏe.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, theo quy định, các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hàng năm, Bộ sẽ thanh, kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh của các cơ sở, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
GS. Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, để duy trì được chất lượng đào tạo nhóm ngành sức khỏe, ngoài việc các cơ sở đào tạo đại học tự nâng cao chất lượng, phải có sự vào cuộc giám sát mạnh mẽ của các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan quản lý, xã hội, vì tại nhiều nơi, nhiều trường, tính tự giác học thuật chưa được đề cao.
"Bên cạnh đó, chúng ta đã thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia, nên việc kiểm định chất lượng sẽ được đánh giá ngày càng tốt hơn. Đây cũng là giải pháp tạm thời để kiểm soát chất lượng đầu ra", GS. Lê Ngọc Thành nêu.
Tuyển sinh đại học 2021: Trường đại học Y tế công cộng xét học bạ từ 15.4 Năm 2021, Trường đại học Y tế công cộng tuyển sinh 455 chỉ tiêu đại học chính quy, trong đó gần một nửa được xét tuyển theo phương thức xét kết quả học tập. Đợt xét tuyển đầu tiên trường sẽ thực hiện vào ngày 15.4. Cán bộ tuyển sinh Trường đại học Y tế công cộng tư vấn tuyển sinh cho thí...