Đào tạo song ngành
Mới đây nhất, chia sẻ với truyền thông, PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ – Trưởng ban Đại học ĐHQG TPHCM – cho biết, sinh viên các trường của ĐHQG TPHCM đã có thể học hai ngành một lúc trong cùng một trường đang quyết liệt để thực hiện mô hình này.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, khóa IV, Hội đồng ĐHQG TPHCM đã tán thành và thông qua chương trình đào tạo song ngành.
Ảnh minh họa/INT
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt giáo dục đại học trước nhiều thách thức. Các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng của một số ngành nghề sẽ thay đổi. Ranh giới giữa các ngành dần dần được thu hẹp. Chương trình đào tạo đại học sẽ không còn đơn ngành. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2016 ước tính rằng: “Với thế hệ học sinh bắt đầu vào tiểu học hôm nay, 65% khi đi làm sẽ làm những việc cho đến nay còn chưa hiện hữu”.
Để giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức của nhiều chuyên ngành, vượt trội trong thị trường lao động, thời gian qua các cơ sở đào tạo đã chú ý điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo cho phù hợp, xây dựng các ngành đào tạo mới có tính liên ngành/xuyên khối ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội 4.0. Trong bối cảnh đó, việc triển khai chương trình đào tạo song ngànhđược coi là một xu thế phù hợp với yêu cầu mới về nhân lực lao động.
Đến nay, số trường tổ chức đào tạo song ngành ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, không chỉ ở khối công lập mà cả tư thục. Sau các trường thuộc ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐHQG TPHCM… từ năm học 2019 – 2020, tân sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có thể đăng ký chương trình song ngành từ học kỳ 2 với 5 lựa chọn, chi phí thấp hơn nhiều so với học văn bằng 2.
Để tạo điều kiện cho sinh viên theo học, một số trường đào tạo song ngành đã xây dựng chương trình đào tạo theo cấu trúc mô-đun gồm 5 khối kiến thức (kiến thức chung, theo lĩnh vực, theo khối ngành, theo nhóm ngành, theo ngành), tăng cường tính liên thông nội dung giữa các ngành. Theo đó, các ngành trong cùng khối ngành có tỷ lệ kiến thức chung vào khoảng 50%, các ngành cùng nhóm ngành có tỷ lệ kiến thức thức chung chiếm gần 70%. Vì thế, số lượng học phần/tín chỉ phải tích lũy cho bằng thứ hai chỉ còn 30 – 50%; vừa đảm bảo chất lượng chương trình, lại tiết kiệm cho sinh viên sức lực, thời gian, kinh phí…
Video đang HOT
Việc tổ chức đào tạo song ngành tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Cả kiến thức và kỹ năng đều tốt hơn so với học ngành đơn. Với lợi thế lớn cho người học, đào tạo song ngành chắc chắn sẽ là một xu thế tất yếu đối với giáo dục ĐH tại Việt Nam. Tuy vậy, hình thức đào tạo này không phải không có những rủi ro nếu không được triển khai tốt.
Đào tạo song ngành đòi hỏi các trường phải có năng lực tổ chức học tập, quản trị thời gian, phương pháp dạy học… phù hợp. Đặc biệt, để có thể theo kịp được khối lượng kiến thức gần gấp đôi, sinh viên phải dồn tâm lực, thể lực, thời gian, kinh phí rất lớn. Trong quá trình chuẩn bị của nhà trường về tổ chức, khâu tư vấn, hỗ trợ người học là rất cần thiết để đảm bảo chương trình đạt mục tiêu, tránh tình trạng sinh viên bỏ cuộc giữa chừng, lãng phí thời gian, tiền bạc, sức khỏe.
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020: Cơ hội viết về thời đại công nghệ
Với đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đề bài viết thư UPU lần thứ 49 2020 được công bố
Mới đây ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 đã công bố chủ đề cuộc thi năm nay, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in).
Năm nay cuộc thi viết thư UPU đã bước vào mùa thứ 49. Đây là cuộc thi góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu niên và tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.
Đồng thời cuộc thi cũng giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong đời sống xã hội. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) đều tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Tại Việt Nam, các đơn vị tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm 2020 bao gồm: Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong.
Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ảnh minh họa).
Thể lệ cuộc thi viết thư UPU 2020
Theo ban tổ chức, cuộc thi viết thư UPU dành cho tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bài thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.
Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt. Trong đó, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).
Thí sinh cần phải ghi nhớ ghi đầy đủ thông tin ở góc trên cùng bên trái: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.
Mặc dù vậy, trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.
Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi, địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.
Ngoài phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (2020). Sau đó thí sinh gửi tới địa chỉ Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội - 11611.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 6/12/2019 đến 25/2/2020 (theo dấu Bưu điện).
Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm nay yêu cầu các địa phương không thành lập Ban Tổ chức và chấm chọn bài tại địa phương; không bắt buộc 100% học sinh của trường học tham gia và bản quyền các bài thi thuộc về Ban Tổ chức.
Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU.
Anh Hào (Tổng hợp)
Theo ictnews
Giáo viên trẻ làm chủ nhiệm dễ hay khó? Đào tạo giáo viên chủ nhiệm tại trường thì chúng tôi luôn quan tâm đến trình độ chuyên môn, nhưng tính cách con người của giáo viên đó là việc quan tâm số một. "Cuộc đời làm giáo viên thì ai cũng phải có lúc mới đầu rồi sau một vài năm có thời gian trải nghiệm, bản thân tôi khi mới ra...